Ai là người đã tiến sâu nhất vào lòng Trái Đất?
Các mỏ vàng nối tiếng Mocro Venho nằm ở Pio- đơ-Gianayro. Sau 16 tiếng đồng hồ đi xe lửa đến địa khu lờm chớm những đả, bạn sẽ tiến sâu vào thung lũng giữa rừng rậm nhiệt đới. Ở đây công ty Anh thầu khai thác các mạch quặng chứa vàng ở độ sâu mà trước đây con người ...
Các mỏ vàng nối tiếng Mocro Venho nằm ở Pio- đơ-Gianayro. Sau 16 tiếng đồng hồ đi xe lửa đến địa khu lờm chớm những đả, bạn sẽ tiến sâu vào thung lũng giữa rừng rậm nhiệt đới. Ở đây công ty Anh thầu khai thác các mạch quặng chứa vàng ở độ sâu mà trước đây con người chưa bao giờ xuống đến.
Mạch quặng nghiêng, xuyên sâu vào lòng đất. Hầm mỏ khai thác mạch quặng gồm 6 tầng lò, có các giếng thẳng đứng và các đường hầm ngang. Mỏ đào rất sâu vào lòng Trái Đất—một việc làm táo bạo của con người tiên vào lòng hành tinh, — để tìm vàng là điều đặc biệt tiêu tiếu của xã hội đương thời.
Các bạn hãy mặc bộ quân áo vải bạc và khoác chiếc áo da vào. Phải hết sức thận trọng bởi vì một mảnh đá dăm rơi xuống cũng có thể gây chấn thương. Một trong số các trưởng kíp thợ mỏ hướng dẫn các bạn. Các bạn sẽ đi vào đường hầm đầu tiên có điện chiếu sáng. Một luồng gió lạnh đến 4° c sẽ làm các bạn run lên: đó là sự thông gió đểlàm mát các tầng sâu của mỏ.
Sau khi đi trong "chiếc lồng sắt" hẹp qua giếng mỏ thứ nhất sâu 700 m, bạn đến đường hầm lò thứ hai. Các bạn hãy xuống mỏthứ hai; không khí ở đây ấm hơn nhiều. Bây giờ bạn đang ở vào độ sâu thấp hơn mực nước biển.
Bắt đầu từ giếng mỏ tiếp theo thì không khí đã làm nóng rát cả mặt. Mồ hôi nhễ nhại, đi lom khom trong hầm vòm, các bạn lần theo tiếng động ì ầm của các máy đang khoan vỉa. Trong bụi bặm mịt mù của các thợmỏtrần trụi đang làm việc: mồ hôi chảy ướt đẫm, họ không ngừng chuyền tay nhau chai nước lạnh giải khát. Các bạn chớ sờ vào các mảnh quặng vừa mới văng ra, vì nhiệt độ của chúng đến 57°c.
Kết quả của cái thực tế ghê sự và khủng khiếp nàylà như thế nào?— Gần chục kilô vàng trong một ngày…[1]
Khi viết về những điều kiện làm việc ở đáy mỏvà mức độ bóc lột tàn nhẫn đối với công nhân, nhà văn Pháp chỉ nêu lên nhiệt độ cao mà không nhắc đến sự gia tăng áp suất của không khí. Nếu như nhiệt độ không đổi, nghĩa là bằng nhiệt độ ở trên mặt đất, thì theo công thức chúng ta đã biết, mật độ không khí sẽ phải tăng
(1,001)2300/8 = 1,33 lần.
Nhưng trên thực tế, nhiệt độ không khí không phái là không đổi, mà có tăng. Vì thế mà mật độ của nó sẽ tăng lên không được nhiều như vậy, mà ít hơn. Kết quả là không khí ở đáy mỏ và ở trên mặt đất về mật độ có khác nhau nhiều hơn chút ít so với sự khác nhau giữa không khí ngày hè nắng gắt và ngày đông giá lạnh. Do đó mà bây giờ ta đã hiểu được tại sao tình cánh này đã không làm cho nhà văn phải chú ý đến khi tới thăm mỏ.
Thế nhưng độ ẩm khá lớn của không khí trong các mỏ sâu như thế có ý nghĩa rất quan trọng làm cho người ta không thể nào chịu đựng nổi khi phải lưu lại lâu trong mỏ có nhiệt độ cao. Một trong các mỏ ở Nam Phi (Ioganecbua) sâu 2553 m, độ ẩm không khí đạt đến 100% khi nóng 50° C; ở đây đã dùng đến cái gọi là «Khí hậu nhân tạo», trong đó tác dụng của thiết bị làm lạnh tương đương với 2000 tấn nước đá.
[1]Xem tạp chí "Za rubegiom", 1933, Số13.