9M14 Malyutka (Tên lửa chống tăng)
Tổ hợp tên lửa chống tăng mang vác 9M14 Malyutka hay còn có tên khác là 9K11 (tên đầy đủ trong tiếng Nga là Протитанковий керованийракетний комплекс "Малютка") (tên ký hiệu của NATO là AT-3 Sagger) là loại tên lửa chống tăng, dẫn hướng bằng dây MCLOS của ...
Tổ hợp tên lửa chống tăng mang vác 9M14 Malyutka hay còn có tên khác là 9K11 (tên đầy đủ trong tiếng Nga là Протитанковий керованийракетний комплекс "Малютка") (tên ký hiệu của NATO là AT-3 Sagger) là loại tên lửa chống tăng, dẫn hướng bằng dây MCLOS của Liên Xô. Nó là loại tên lửa vác vai có điều khiển được sử dụng rộng rãi nhất. Trong thời gian từ 1962 - 1970, số tên lửa được sản xuất và đưa vào sử dụng đã đạt đến đỉnh cao nhất là 25.000 quả mỗi năm. Nhiều phiên bản sao chép của AT-3 Sagger nhưng được chế tạo với tên gọi khác nhau ở một số nước.
Sự ra đời và phát triển của loại tên lửa này được bắt đầu từ tháng 7 năm 1961, với sự trợ giúp của chính phủ trong dự án cho hai đội thiết kế: Tula và Kolomna. Các yêu cầu được đặt ra gồm:
- Có thể đặt lên xe hay mang trên người
- Có tầm bắn khoảng 3000 m
- Có thể xuyên được lớp vỏ thép dầy 200 mm với góc tới 60°
- Có khối lượng lớn nhất là 10 kg.
Việc thiết kế được dựa trên các mẫu tên lửa chống tăng của phương Tây trong những năm 1950, như Entac của Pháp và Cobra của Thụy sỹ. Cuối cùng, mẫu thử được phát triển bởi Phòng thiết kế máy Kolomna đã được chọn, đây cũng là phòng thiết kế đã chế tạo ra tổ hợp chống tăng [3M6 Shmel]] (AT-1 Snapper). Các cuộc thử nghiệm đầu tiên đã được hoàn thành vào tháng 12 năm 1962 và được chấp nhận đưa vào trang bị vào tháng 9 năm 1963.
Trước đây, các tên lửa vác vai của Liên Xô đã được triển khai như là một phần của trung đội chống tăng. Mỗi trung đội có hai tiểu đội Malyutka, mỗi tiểu đội có hai tổ. Mỗi tổ có hai dàn phóng. Ngoài ra một người lính còn được trang bị RPG-7. Tên lửa có thẻ được trang bị cho xe BMP-1, BMD-1 và BRDM-2.
Tên lửa có thể được bắn từ một ống phóng vác vai (9P111), hoặc từ một xe có trang bị dàn phóng (BMP-1, BRDM-2) hay các máy bay trực thăng (Mi-2, Mi-8, Mi-24, Soko Gazelle). Khi tên lửa còn đặt trong ống bằng sợi 9P111, sẽ mất khoảng 5 phút để chuẩn bị cho việc phóng tên lửa.
Tên lửa được dẫn hướng đến mục tiêu bởi người điều khiển, người này sử dụng cần lái tay cầm nhỏ (9S415) để điều khiển; do đó đòi hỏi người điều khiển phải có một số kỹ năng, kinh nghiệm nhất định mới sử dụng hiệu quả loại tên lửa này. Việc điều chỉnh hướng bay của người điều khiển được truyền đến tên lửa theo 3 sợi dây nhỏ nối ở phía đuôi của tên lửa. Tên lửa lao vào không trung ngay sau khi được phóng ra, điều này giúp tên lửa tránh đâm vào các chướng ngại vật hay mặt đất. Trong khi bay tên lửa xoay 8,5 vòng/giây - ban đầu quá trình quay được tạo ra bởi động cơ của tên lửa, và được duy trì bằng một góc nhỏ của các cánh. Tên lửa sủ dụng một con quay hồi chuyển nhỏ để định hướng cho chính nó tương đối với mặt đất; và do đó tên lửa mất một khoảng thời gian để đạt được hướng bay đến mục tiêu ổn định, lúc này tầm bay tối thiểu khoảng 500-800 m. Đối với các mục tiêu có cự ly dưới 1000 m, người bắn có thể dẫn hướng cho tên lửa bằng mắt thường; với mục tiêu trên 1000 m người bắn phải sử dụng kính ngắm 9Sh16, có độ phóng đại 8 lần, và tầm nhìn là 22.5 độ.
Một ụ pháo của BMP-1 có trang bị tên lửa Sagger
Khả năng tên lửa trung mục tiêu với những ước tính ban đầu dao động trong khoảng 90% đến 60%, kinh nghiệm cho thấy khả năng này vào khoảng 25% và 2% tùy thuộc tình hình và kỹ năng của người thao tác. MCLOS đòi hỏi kỹ năng của người thao tác: một báo cáo cho biết phải bắn mô phỏng khoảng 2.300 lần thì mới có thể thao tác thành thạo tên lửa cũng như bắn mô phỏng 50 đến 60 lần một tuần để duy trì mức độ kỹ năng.
2 nhược điểm lớn nhất của hệ thống vũ khí này là tầm bắn nhỏ khoảng 500-800 m (mục tiêu gần hơn có thể không hiệu quả) và thời gian cần để tên lửa đạt tầm bắn tối đa là khoảng 30 giây, khoảng thời gian này đủ cho mục tiêu có thể cơ động thoát được, hay có thể trốn sau những chướng ngại vật, bắn lựu đạn tạo màn khói hay bắn phản lại phía tên lửa.
Phiên bản mới của tên lửa này đã khắc phục được những nhược điểm trên bằng cách sử dụng hệ dẫn hướng SACLOS cũng như nâng cấp hệ thống động cơ nhằm tăng tốc độ bay trung bình.
Chiến tranh Việt Nam
Tên lửa AT-3 Sagger đã được sử dụng rất thành công bởi các chiến sỹ của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong Chiến tranh Việt Nam những năm 1972. Nó cũng được sử dụng thành công ở một số cuộc chiến tranh khác.
Vào ngày 23 tháng 4-1972, trung đoàn tăng số 20 của Quân lực Việt Nam Cộng hòa mới được tổ chức không lâu (được trang bị xe tăng M48 Patton) đã bị các đơn vị của Quân đội Nhân dân Việt Nam trang bị các tên lửa dẫn hướng chống tăng 9M14M Malyutka tấn công, đây có thể coi là lần đầu tiên. Một xe tăng M48A3 Patton và một xe M113 Armored Cavalry Assault Vehicle (ACAV) bị 9M14M tiêu diệt, ngoài ra một xe M113 khác cũng bị hư hại.
Chiến tranh Yom Kippur
Tên lửa 9M14 đã được quân đội Ai Cập và Syria sử dụng thành công trong cuộc chiến tranh năm 1973 này. Các nguồn của Liên Xô cho biết tên lửa 9M14 đã tiêu diệt 800 xe tăng của Israel trong chiến tranh, dù một số nguồn nói rằng con số này lên tới 1.063 xe - nhưng con số 1.063 xe có thể bao gồm những xe tăng ngừng hoạt động trong vòng khoảng 24 giờ.
Quân đội Israel tiến hành một nghiên cứu và đi đến kết luận những con số trên là phóng đại. Sau khi phân tích cuộc chiến, Israel tuyên bố chỉ có 15% xe tăng bị phá hủy bởi tên lửa 9M14. Phần lớn tổn thất xe tăng của Israel là do RPG-7 (loại vũ khí này đã được bộ binh Ai Cập sử dụng khéo léo trong chiến đấu tầm gần) và một phần nhỏ do xe bị cháy. Ngoài ra có trường hợp sau khi xe quay trở về căn cứ trên thân xe vẫn dính tên lửa 9M14 nhưng không bị hư hại. (Xem Flight International, 7 tháng 3, 1974.)
Chiến tranh biên giới Việt-Trung
Trong chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979, ít nhất một xe tăng của Quân giải phóng Trung Quốc đã bị tiêu diệt bởi tên lửa chống tăng của Việt Nam. Có thể là do hệ thống Malyutka gây ra. Vụ nổ do đầu nổ của tên lửa gây ra đã gây ra vụ nổ thứ hai ơ nơi chứa đạn dược khiến toàn bộ xe tăng bị phá hủy và cả tổ lái đều chết.
Trong thập niên 1980, đã có ít nhất một trường hợp các đơn vị của Việt Nam bắn tên lửa 9M14 vào các vị trí của Trung Quốc. Trong một trường hợp như vậy một lính Trung Quốc đã bị giết.
- AT-3 Sagger
- AT-3A Sagger A 9M14 Malyutka dẫn hướng bằng dây MCLOS Trang bị năm 1963.
- AT-3B Sagger B 9M14M Malyutka-M dẫn hướng bằng dây MCLOS Trang bị năm 1973, cải tiến động cơ, giảm thời gian bay đạt tầm bắn tối đa. Trọng lượng 11 kg. Tầm bắn 3 km.
- AT-3C Sagger C 9M14P Malyutka-P dẫn hướng bằng dây SACLOS
- 9M14P Tăng đầu nổ 460 mm chống giáp RHA, Trang bị năm 1969
- 9M14P1 Tăng đầu nổ 520 mm chống giáp RHA, cải tiến chống giáp ERA.
- 9M14MP1
- 9M14MP2
- AT-3D Sagger D dẫn hướng bằng dây SACLOS Trang bị thập niên 1990. Trọng lượng 13 kg. Tầm bắn 3 km. Tốc độ tăng lên 130 m/s.
- 9M14-2 Malyutka-2 đầu đạn HEAT xuyên 800 mm 3.5 kg chống giáp RHA. Trang bị 1992. Trọng lượng 12.5 kg.
- 9M14-2M Malyutka-2M đầu đạn HEAT nối tiếp 4.2 kg tăng khả năng chống giáp ERA. Trọng lượng 13.5 kg. Tốc độ 120 m/s.
- 9M14-2P Malyutka-2P
- 9M14-2F Malyutka-2F đầu đạn thermobaric 3.0 kg. Có thể dùng chống bộ binh và xe cộ.
- 9M14P-2F
- 9M14-2T Malyutka-2T do công ty Yugoimport SDPR của Serbia chế tạo, dẫn hướng SACLOS đầu đạn HEAT nối tiếp 4.4 kg 1.000 mm chống giáp RHA, tăng khả năng chống giáp ERA. Trọng lượng 13.7 kg. Tốc độ 120 m/s
- HJ-73 Hongjian Hồng Tiễn-73 Trung Quốc
- HJ-73 MCLOS trang bị năm 1979
- HJ-73B SACLOS
- HJ-73C SACLOS tăng khả năng chống giáp ERA
- RAAD Iran
- RAAD
- I-RAAD tăng khả năng chống giáp ERA
- Susong-Po Bắc Triều Tiên
- POLK Slovenia sản xuất dựa trên AT-3C
- Kun Wu 1 Đài Loan
- Afghanistan
- Albania
- Algérie
- Angola
- Armenia
- Bangladesh
- Bosna và Hercegovina
- Bungary
- Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
- Croatia
- Cuba
- Thổ Nhĩ Kỳ
- Tiệp Khắc
- Ethiopia
- Hungary
- Iran
- Iraq
- CHDCND Triều Tiên
- Libya
- Mozambique
- Peru
- Ba Lan
- Romania
- Serbia
- Slovenia
- Syria
- Uganda
- Việt Nam
- Zambia