9 địa danh nổi tiếng này sắp biến mất vĩnh viễn, tất cả là vì...
Dưới tác động của biến đổi khí hậu, những địa danh nổi tiếng này sẽ biến mất hoàn toàn trong thời gian tới. Bạn cho rằng biến đổi khí hậu là chuyện chỉ có trong mơ thôi ư, nhưng không, sự thật là dưới tác động của sự nóng lên toàn cầu, biến đổi khí hậu cùng tác động của con người, một số cảnh ...
Dưới tác động của biến đổi khí hậu, những địa danh nổi tiếng này sẽ biến mất hoàn toàn trong thời gian tới.
Bạn cho rằng biến đổi khí hậu là chuyện chỉ có trong mơ thôi ư, nhưng không, sự thật là dưới tác động của sự nóng lên toàn cầu, biến đổi khí hậu cùng tác động của con người, một số cảnh quan của Trái đất đang thực sự lâm nguy.
Theo ước tính của các chuyên gia, những địa danh này có nguy cơ sẽ biến mất trong vòng vài chục năm tới mà thôi. Vì thế, nếu có cơ hội hãy đặt chân tới địa danh đẹp này đi trước khi chúng "hoàn toàn tuyệt chủng".
1. Đảo Phục Sinh, Chile
Đảo phục sinh đang lâm nguy vì các bức tượng và cảnh quan nơi này đang bị ảnh hưởng.
Bạn biết không, đảo Phục Sinh đang thực sự lâm nguy. Điều này là do 1 lượng lớn khách du lịch đến thăm và "tặng" lại trên đảo rất nhiều rác thải.
Chính hành động vô ý này đã phần nào khiến cho các bức tượng và cảnh quan nơi đây bị ảnh hưởng, phá hoại khung cảnh sinh thái tại hòn đảo mong manh này.
2. Vạn Lý Trường Thành
Sử dụng đá ở tường rào để bán hay sự xói mòn từ các cơn bão cát làm Vạn Lý Trường Thành bị hư hại nhiều.
Vạn Lý Trường Thành được hàng triệu du khách viếng thăm mỗi năm. Tuy nhiên, có một thực trạng đau lòng đó là nhiều người đến đây đã "vô tình" mang 1 - 2 viên đá về để làm kỷ niệm.
Cùng với đó, các hành vi phá hoại, sử dụng đá ở tường rào để bán hay sự xói mòn từ các cơn bão cát cũng làm cho công trình vĩ đại này hư hại nhiều.
Theo thống kê, gần như 22% bức tường và khoảng 2.000km ở Vạn Lý Trường Thành đã biến mất và con số này vẫn chưa dừng lại.
3. Rừng Madagascar
Hoạt động đốt rừng làm đất nông nghiệp, khai thác gỗ sẽ làm rừng Madagascar sớm biến mất.
Dù khó tin nhưng tất cả những sinh vật thuộc rừng Madagascar sẽ biến mất vào năm 2025 nếu như chúng không được giải cứu ngay lập tức.
Được biết, các hoạt động đốt rừng làm đất nông nghiệp, khai thác gỗ và săn bắn hợp pháp khiến Madagascar biến mất khỏi hành tinh chỉ trong vòng 10 - 20 năm nữa.
Ngoài ra, trên đảo vẫn ẩn chứa rất nhiều loài động vật chưa được nghiên cứu và chúng có nguy cơ tuyệt chủng cao.
4. Di tích Bagan, Myanmar
Hoạt động du lịch đã khiến di tích nơi đây lại bị tàn phá nặng nề.
Bagan có hơn 2.000 đền thờ Phật giáo và ngôi chùa được xây dựng trong thế kỷ 11 và 12.
Với việc tích cực trùng tu từ năm 1995 - 2008, các đền thờ nơi đây cũng đã khôi phục lại được khá nhiều. Tuy nhiên, tiếc rằng sau đó, các hoạt động du lịch đã khiến di tích nơi đây lại bị tàn phá nặng nề.
Cụ thể, không ít du khách đã cố gắng leo lên trên các tháp để có thể nhìn xung quanh một cách rõ nét hơn, khiến cho công trình xuống cấp nặng nề.
5. Đảo Culebra, Puerto Rico
Rác thải ngập trên các bãi cát, dưới bờ biển... gây ra sự mất mỹ quan và ô nhiễm nặng ở đây.
Lực lượng hải quân Hoa Kỳ thường huấn luyện các hỏa tiễn trên hòn đảo này, và điều đó ảnh hưởng khá lớn đến lượng động, thực vật nơi đây.
Vào năm 1975, các cuộc huấn luyện đã chấm dứt nhưng thay vào đó, hoạt động du lịch thương mại lại khiến hệ sinh thái bị đe dọa. Rác thải ngập trên các bãi cát, dưới bờ biển... gây ra sự mất mỹ quan và ô nhiễm nặng nề.
6. Núi Kilimanjaro, Tanzania
Núi Kilimanjaro là điểm cao nhất ở châu Phi và được bao phủ bởi lớp tuyết dày.
Núi Kilimanjaro là điểm cao nhất ở châu Phi và được bao phủ bởi lớp tuyết dày. Tuy nhiên, trong 100 năm qua, tuyết bắt đầu tan chảy nhanh.
Các chuyên gia dự đoán rằng, các lớp tuyết trên đỉnh núi này sẽ biến mất vào năm 2033.
7. Rạn san hô Great Barrier Reef, Úc
Great Barrier Reef sẽ biến mất trong 20 năm tới hoặc hơn nữa.
Sự nóng lên toàn cầu là mối đe dọa nghiêm trọng đối với rạn san hô Great Barrier Reef (Úc). Bởi lẽ, nếu nhiệt độ cứ tăng lên 1 độ C so với thông thường, rong biển bắt đầu chết đi và các rạn san hô bị ảnh hưởng bởi ánh sáng mặt trời mạnh mẽ.
Charlie Veron, người đứng đầu viện nghiên cứu Khoa học Biển (Marine Science), Úc chia sẻ trên tờ Times: "Great Barrier Reef sẽ biến mất trong 20 năm tới hoặc hơn nữa".
Một khi lượng carbon dioxide tăng, đạt tới mức dự đoán vào những năm 2030 và 2060 thì tất cả các rạn san hô đều rơi vào số phận bất hạnh.
8. Hồ Nicaragua
Nicaragua là nơi duy nhất trên thế giới có cá mập nước ngọt sống.
Nicaragua là nơi duy nhất trên thế giới có cá mập nước ngọt sống. Vào tháng 7 năm 2014, chính phủ đã phê duyệt xây dựng kênh Nicaragua nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương với nhau.
Chính vì thế, hàng trăm ngôi làng sẽ buộc phải di tản. Và rõ ràng, kế hoạch này sẽ "hô biến" hơn 0,5 triệu ha rừng nhiệt đới và đầm lầy ở Nicaragua.
9. Quần đảo Seychelle
Biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao sẽ khiến hòn đảo biến mất.
Biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao sẽ khiến cho các rạn san hô bị xói mòn, hòn đảo cũng gần như biến mất tại đây.
Các chuyên gia dự tính, việc Seychelles chìm hoàn toàn dưới nước chỉ còn là vấn đề thời gian mà thôi.