6 cách học từ vựng tiếng Anh vừa dễ lại vừa vui

Ghi nhớ và học cách sử dụng các từ mới là một ‘thử thách’ khó khăn đối với hầu hết những người. Tuy nhiên, vẫn có những cách rất hữu hiệu để bạn biến những từ ngữ rất xa lạ trở thành vốn từ của riêng mình. Dưới đây là gợi ý về 6 cách hiệu quả nhất không những giúp bạn ghi nhớ từ vựng ...

Ghi nhớ và học cách sử dụng các từ mới là một ‘thử thách’ khó khăn đối với hầu hết những người. Tuy nhiên, vẫn có những cách rất hữu hiệu để bạn biến  những từ ngữ rất xa lạ trở thành vốn từ của riêng mình. Dưới đây là gợi ý về 6 cách hiệu quả nhất không những giúp bạn ghi nhớ từ vựng một cách nhanh chóng mà còn tạo hứng thú cho những bạn lười học từ vựng đấy. Các bạn hãy vào và áp dụng ngay nhé! Sẽ rất hữu ích đấy! 


 1. Tạo một mạng lưới từ ngữ – ‘chuyên trị’ các từ khó:
Thông thường, bộ não sẽ tiếp nhận các từ ngữ và khái niệm mới, sau đó chuyển thành các hình ảnh, ý tưởng, cảm xúc để bạn có thể liên kết các từ mới này với các từ cũ bạn đã biết trước đó.
Vì thế, để học từ mới, bạn hãy viết từ mình muốn nhớ ra giữa một tờ giấy trắng, sau đó bắt đầu vẽ mind-map, viết các từ ngữ, các ý tưởng, hoặc vẽ các hình ảnh bạn nghĩ ra khi nghe từ này. Việc này chỉ mất khoảng 2 phút, nhưng nó sẽ giúp bạn kết nối các từ ngữ và ý tưởng lại với nhau. Làm càng nhiều, ‘mạng lưới từ’ của bạn sẽ càng rộng – vừa nhớ được từ mới, vừa nhớ được cả những từ liên quan nữa, thật tiện đúng không?

 

 
Một ‘mạng lưới’ như thế này sẽ giúp bạn liên kết tất cả mọi thứ lại với nhau
 
2. Học từ mới theo cụm
 
Tiếng Anh là một ngôn ngữ phức tạp, vì mỗi từ lại đi kèm với rất nhiều cách sử dụng khác nhau. Do đó, khi học một từ mới, bạn nên học kèm cả cách dùng, bao gồm các danh từ, tính từ đi kèm, cũng như ngữ cảnh sử dụng từ sao cho phù hợp. Ví dụ: để học từ accommodate, bạn có thể học các câu sau:
– The conference room can comfortably accommodate (có sức chứa) about 200 guests.
– I need to accommodate myself to (làm quen với) this new schedule.
Bật mí là cách sử dụng các từ đều có thể tra được một cách rất dễ dàng ở các từ điển Collocation đấy. Hãy ‘thủ sẵn’ một quyển collocation dictionary để cải thiện việc học tiếng Anh của mình nhé!

 

Từ điển Collocation – một “vũ khí” hết sức lợi hại!​
3. Vẽ!

Đúng đấy, còn gì đơn giản hơn nữa! Hãy vẽ nguệch ngoạc khi bạn phải học từ mới. Hình ảnh càng nhộn, càng điên khùng càng tốt. Não của bạn mỗi ngày đều phải tiếp nhận rất nhiều thông tin, do đó hãy ‘gắn’ những từ mới này với các hình vẽ độc đáo để ‘đổi gió’ và giúp bạn nhớ tốt hơn nữa. Khi đấy, mỗi lúc nhìn thấy từ đấy, bạn sẽ lập tức liên tưởng đến hình ảnh minh họa bạn đã vẽ ra và sẽ dễ dàng nhớ nghĩa của nó ngay!
 

Nếu không vẽ được thì dùng một ảnh minh họa ngộ nghĩnh như thế này cũng ổn đấy!
 
4. “Mổ xẻ” từ – Học ít, hiểu nhiều!
 
Có rất nhiều từ tiếng Anh được ‘tái chế’, ‘xào nấu’ lại qua tiền tố và hậu tố (prefix and suffix). Hãy lợi dụng điểm này để phân tích các từ mới!
Ví dụ nhé:
Bạn muốn học từ microbiology. “Micro” nghĩa là “rất rất nhỏ”, “bio” là “sinh vật”, còn “ology” lại chỉ việc nghiên cứu một vấn đề gì đấy. Vậy thì “rất rất nhỏ” + “sinh vật” + “việc nghiên cứu” = việc nghiên cứu các vi sinh vật = vi sinh vật học – thật đơn giản đúng không?

 

Hãy phân tích hết mọi dữ liệu bạn có!

5. Học các từ trái nghĩa và đồng nghĩa
 

Khi học một từ mới, bạn hãy ‘tiện thể’ học luôn tất tần tật những từ đồng nghĩa và trái nghĩa của nó, vì não bộ con người thường có xu hướng nhớ những điều gần giống nhau hoặc trái ngược nhau một cách dễ dàng hơn.

Ví dụ, khi bạn học từ “beautiful”, hãy nhớ thêm các từ đồng nghĩa như “fair”, “pretty”, “gorgeous”, hoặc các từ trái nghĩa như “ugly” hay “hideous”. Cách này giúp bạn dễ liên tưởng hơn, và vốn từ của bạn sẽ phong phú hơn nhiều đúng không?

6. Biến ‘người mới’ thành ‘người nhà’
 

Tuy nhiên, dù có áp dụng cách gì đi chăng nữa, nếu không luyện tập sử dụng thường xuyên thì bạn sẽ quên ngay. Hãy tập cho mình thói quen này mỗi khi học được một từ mới: Hãy sử dụng từ này ngay sau khi vừa học xong, 10 phút sau lại sử dụng lại, rồi 1 tiếng sau, 1 ngày sau, và 1 tuần sau.

Tuy nhiên, lưu ý là phải thực sự sử dụng, chứ không phải chỉ ngồi đọc lại nghĩa của từ nhé. Ví dụ, để học từ pharmaceutical (thuộc ngành dược hoặc việc mua bán-sử dụng thuốc), bạn nên đặt ra các cụm từ (pharmaceutical products – dược phẩm) đưa từ này vào các câu (He is applying for a job at that pharmaceutical corporate). Sử dụng, cọ xát thường xuyên sẽ giúp bạn “biến” pharmaceutical – một từ rất khó, rất dài và lạ lẫm thành một từ trong vốn từ vựng của bạn!
 


 

 
0