50 bài toán bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 (có lời giải)
50 bài toán bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 (có lời giải) Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 môn Toán Bồi dưỡng thi học sinh giỏi lớp 5 với các bài toán khó lớp 5 dưới đây. Nhằm ...
50 bài toán bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 (có lời giải)
Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 môn Toán
Bồi dưỡng thi học sinh giỏi lớp 5 với các bài toán khó lớp 5 dưới đây. Nhằm giúp các em ôn tập những kiến thức cơ bản đã được học tập ở trường trước khi bước vào kì thi học sinh giỏi, chúng tôi xin giới thiệu tài liệu giành cho các em học sinh lớp 5. Hi vọng sẽ giúp các em trong kì thi của mình.
Giải bài tập SGK Toán lớp 5
120 bài Toán luyện thi Violympic lớp 5
29 đề ôn tập Toán lớp 5
Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 4 SGK Toán 5: Ôn tập khái niệm về phân số
Giải bài 1, 2, 3 trang 6 SGK Toán 5: Ôn tập tính chất cơ bản của phân số
50 BÀI TOÁN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LỚP 5 (CÓ LỜI GIẢI)
Bài 51: Cho hai hình vuông ABCD và MNPQ như trong hình vẽ. Biết BD = 12 cm. Hãy tính diện tích phần gạch chéo.
Bài giải : Diện tích tam giác ABD là: (12 x (12 : 2))/2 = 36 (cm2) Diện tích hình vuông ABCD là: 36 x 2 = 72 (cm2) Diện tích hình vuông AEOK là: 72 : 4 = 18 (cm2) Do đó : OE x OK = 18 (cm2) r x r = 18 (cm2) Diện tích hình tròn tâm O là: 18 x 3,14 = 56,92 (cm2) Diện tích tam giác MON = r x r : 2 = 18 : 2 = 9 (cm2) Diện tích hình vuông MNPQ là: 9 x 4 = 36 (cm2) Vậy diện tích phần gạch chéo là: 56,52 - 36 = 20,52 (cm2) |
Bài 52: Bạn Toàn nhân một số với 2002 nhưng “đãng trí” quên viết 2 chữ số 0 của số 2002 nên kết quả “bị” giảm đi 3965940 đơn vị. Toàn đã định nhân số nào với 2002?
Bài giải: Vì "đãng trí" nên bạn Toàn đã nhân nhầm số đó với 22.
Thừa số thứ hai bị giảm đi số đơn vị là: 2002 - 22 = 1980 (đơn vị).
Do đó kết quả bị giảm đi 1980 lần thừa số thứ nhất, và bằng 3965940 đơn vị.
Vậy thừa số thứ nhất là: 3965940 : 1980 = 2003.
Bài 53: Người ta cộng 5 số và chia cho 5 thì được 138. Nếu xếp các số theo thứ tự lớn dần thì cộng 3 số đầu tiên và chia cho 3 sẽ được 127, cộng 3 số cuối và chia cho 3 sẽ được 148. Bạn có biết số đứng giữa theo thứ tự trên là số nào không?
Bài giải: 138 là trung bình cộng của 5 số, nên tổng 5 số là: 138 x 5 = 690.
Tổng của ba số đầu tiên là: 127 x 3 = 381.
Tổng của ba số cuối cùng là: 148 x 3 = 444.
Tổng của hai số đầu tiên là: 690 - 444 = 246.
Số ở giữa là số đứng thứ ba, nên số ở giữa là: 381 - 246 = 135.
Bài 54: Cho bảng ô vuông gồm 10 dòng và 10 cột. Hai bạn Tín và Nhi tô màu các ô, mỗi ô một màu trong 3 màu: xanh, đỏ, tím. Bạn Tín bảo: "Lần nào tô xong hết các ô cũng có 2 dòng mà trên 2 dòng đó có một màu tô số ô dòng này bằng tô số ô dòng kia". Bạn Nhi bảo: "Tớ phát hiện ra bao giờ cũng có 2 cột được tô như thế".
Nào, bạn hãy cho biết ai đúng, ai sai?
Bài giải: Giả sử số ô tô màu đỏ ở tất cả các dòng đều khác nhau mà mỗi dòng có 10 ô nên số ô được tô màu đỏ ít nhất là:
0 + 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9 = 45 (ô).
Lí luận tương tự với màu xanh, màu tím ta cũng có kết quả như vậy.
Do đó bảng sẽ có ít nhất 45 + 45 + 45 = 135 (ô). Điều này mâu thuẫn với bảng chỉ có 100 ô.
Chứng tỏ ít nhất phải có 2 dòng mà số ô tô bởi cùng một màu là như nhau.
Đối với các cột, ta cũng lập luận tương tự như trên. Do đó cả hai bạn đều nói đúng.