421.000 vết cắn và 20.000 trường hợp tử vong do rắn cắn hàng năm.
Vết cắn của rắn là nguyên nhân của không ít những trường hợp tử vong và thương tổn trên thế giới, đồng thời là nguy cơ đáng kể đối với sức khỏe cộng đồng, theo nghiên cứu mới được công bố trên PLoS Medicine tuần này. Bằng các những phương pháp toàn diện nhât, nghiên cứu ước lượng rằng ít ...
Vết cắn của rắn là nguyên nhân của không ít những trường hợp tử vong và thương tổn trên thế giới, đồng thời là nguy cơ đáng kể đối với sức khỏe cộng đồng, theo nghiên cứu mới được công bố trên PLoS Medicine tuần này.
Bằng các những phương pháp toàn diện nhât, nghiên cứu ước lượng rằng ít nhất 421.000 vết cắn có độc và 20.000 trường hợp tử vọng vì rắn cắn xuất hiện hàng năm, đặc biệt là Nam Á, Đông Nam Á, và châu Phi.
Để ước lượng tỷ lệ tử vong và thương tổn do rắn cắn, Janaka de Silva (Đại học Kelaniya, Sri Lanka) và các đồng nghiệp đã nghiên cứu các tài liệu khoa học, và dữ liệu về tỷ lệ tử vong do các tổ chức Liên hợp quốc nắm giữ. Họ đồng thời tìm kiếm thông tin chưa được công bố từ các Bộ Y tế, Trung tâm phòng độc quốc gia, và các chuyên gia về rắn ở những nước không có thông tin chính xác về tỷ lệ tử vong và các trường hợp bị rắn cắn.
Nỗ lực rà soát lại dữ liệu này đã đem lại thông tin cho rất nhiều nước, được nhóm theo 21 vùng địa lý. Các nhà nghiên cứu ước tính khoảng 421.000 vết cắn và 20.000 trường hợp tử vong do rắn cắn xuất hiện trên thế giới hàng năm. Họ cũng cảnh báo rằng con số này có thể đạt đến 1.841.000 vết rắn cắn và 94.000 trường hợp tử vọng do rắn cắn, đặc biệt là những khu vực tại châu Phi và Nam Á nơi thuốc trị độc rất hạn chế. Ấn Độ có tỷ lệ rắn cắn và tử vong cao nhất: 81.000 và 11.000.
Một nghiên cứu gần đây cho biêt có it nhất (Ảnh : iStockphoto) |
Trong một bài báo liên quan, Jean-Philippe Chippaux thuộc the Institut de Recherche pour le Développement in La Paz tại La Paz, Bolivia nhận định rằng nghiên cứu trên “mang tinh sơ bộ, nhưng là bước đi cần thiết để đưa thuốc trị độc và các phương pháp chữa trị rắn cắn đến với người dân”. Tiến sĩ Chippaux nhấn mạnh đến tình hình thiếu thuốc trị độc trầm trọng và giá cả tại châu Phi – "có thể xấu đi trước đợt khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay – giá của một lọ thuốc trị độc tương đương với thu nhập trong vài tháng trời của hầu hết các gia đình nông thôn”.
Thông tin toàn diện hơn về tỷ lệ tử vong và tổn thương do rắn cắn hiện tại có thể giúp tính toán lượng thuốc trị độc cần thiết và những khu vực cần được phân phối đến. Silva và các đồng nghiệp kết luận rằng bất chấp phương pháp nghiên cứu hết sức kỹ càng của họ, những nghiên cứu về tỷ lệ tử vong và thương tổn do rắn cắn vẫn cần được thực hiện.
Tham khảo:
1. Kasturiratne A, Wickremasinghe AR, de Silva N, Gunawardena NK, Pathmeswaran A, et al. Estimation of the global burden of snakebite. PLoS Med, 5(11): e218 DOI: 10.1371/journal.pmed.0050218