3 Đề kiểm tra kì 1 môn Sinh lớp 7 có đáp án năm 2017: Trình bày cấu tạo ngoài của tôm
3 Đề kiểm tra kì 1 môn Sinh lớp 7 có đáp án năm 2017: Trình bày cấu tạo ngoài của tôm Dưới đây là đề thi học kì 1 được Dethikiemtra sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh: 2 Đề kiểm tra học kì 1 lớp 7 môn Sinh Học năm 2017 – 2018 có đáp án đi kèm. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2017 – ...
3 Đề kiểm tra kì 1 môn Sinh lớp 7 có đáp án năm 2017: Trình bày cấu tạo ngoài của tôm
Dưới đây là đề thi học kì 1 được Dethikiemtra sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh: 2 Đề kiểm tra học kì 1 lớp 7 môn Sinh Học năm 2017 – 2018 có đáp án đi kèm.
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
NĂM HỌC 2017 – 2018
MÔN: SINH LỚP 7
ĐỀ SỐ 1
A. TRẮC NGHIỆM (4đ)
Bài 1: Em hãy khoanh vào đáp án em cho là đúng nhất (2đ)
Câu 1: Động vật nguyên sinh nào có khả năng sống tự dưỡng và dị dưỡng?
A. Trùng biến hình B. Trùng roi xanh C. Trùng giày D. Trùng sốt rét
Câu 2: Máu giun đất có màu như thế nào? Vì sao?
A. Không màu vì chưa có huyết sắc tố B. Có màu đỏ vì có huyết sắc tố
C. Có màu vàng vì giun đất sống trong đất nên ít O2 C. Cả A, B, C theo từng điều kiện
Câu 3: Bộ phận nào của nhện có chức năng hô hấp?
A. Núm tuyến tơ B. Lỗ sinh dục C. Khe hở D. Miệng
Câu 4: Hệ thần kinh của châu chấu dưới dạng nào?
A. Chuỗi B. Lưới C. Tế bào rải rác D. Không có hệ thần kinh
Câu 5: Loài sán nào sống kí sinh trong ruột người?
A. Sán lá gan B. Sán lá máu C. Sán bã trầu D. Sán dây
Câu 6: Bộ phận nào của giun đũa phát triển giúp hút chất dinh dưỡng nhanh và nhiều?
A. Hầu B. Cơ quan sinh dục C. Miệng D. Giác bám
Câu 7: Hải quỳ miệng ở phía:
A. Dưới B. Trên C. Sau D. Không có miệng
Câu 8: Hình thức dinh dưỡng của trùng biến hình
A. Tự dưỡng B. Dị dưỡng C. Tự dưỡng và dị dưỡng D. Cộng sinh
BÀI 2: Điền từ thích hợp vào ô trống: (1đ)
Tôm sống trong nước, thở………………, có vỏ giáp cứng bao bọc. Cơ thể tôm có 2 phần:……………. và bụng. Phần đầu – ngực có:…………………, miệng với các chân hàm xung quanh và ………
BÀI 3: Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ở cột B sao cho phù hợp với các thông tin ở cột A(1đ)
A (Đại diện) | B (Đặc điểm) | Kết quả |
1. Thủy tức | a. Gồm một tế bào có chất nguyên sinh, nhân lớn, nhân bé, không bào co bóp,…. | 1+….. |
2. Nhện | b. Cơ thể đối xứng tỏa tròn, thành cơ thể có 2 lớp, ruột dạng túi | 2+….. |
3. Trùng giày | c. Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên và ruột phân nhánh. | 3+ ….. |
4. Trai | d. Cơ thể có 2 phần: Đầu-ngực và bụng, hoạt động chủ yếu về ban đêm,….. | 4+….. |
e. Cơ thể bên ngoài là áo có ống hút, ông thoát, trong là thân, thân rìu,…… |
B. TỰ LUẬN (6đ)
Câu 1: Trình bày cấu tạo ngoài của tôm. Tại sao khi chín vỏ tôm có màu hồng? (2đ)
Câu 2: Vì sao nói giun đất là bạn của nhà nông? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ giun đất. (1.5đ)
Câu 3: Trình bày đặc điểm chung của ngành ruột khoang. (1đ)
Câu 4: Tại sao trẻ em hay mắc bệnh giun đũa? Cần làm gì để phòng chống bệnh giun đũa ở trẻ em? (1.5đ)
—— HẾT ——-
Lời giải đề kiểm tra kì 1 môn Sinh lớp 7
A. TRẮC NGHIỆM (4đ)
Bài 1: Em hãy khoanh vào đáp án em cho là đúng nhất (2đ)
1 câu đúng 0.25 đ
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | B | B | C | A | D | A | B | B |
Bài 2: Điền từ thích hợp vào ô trống : (1đ)
1 câu đúng 0.25đ
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 |
Đáp án | Bằng mang | Đầu – ngực | Giác quan | Chân bò |
Bài 3: Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ở cột B sao cho phù hợp với các thông tin ở cột A(1đ)
1 câu đúng 0.25đ
Kết quả | 1+b | 2+d | 3+ a | 4+e |
B. TỰ LUẬN (6đ)
Câu 1: Trình bày cấu tạo ngoài của tôm. Tại sao khi chín vỏ tôm có màu hồng?(2đ)
*Cấu tạo ngoài của tôm: (1đ) (sai hoặc thiếu 1 ý trừ 0.25đ)
– Vỏ được cấu tạo bằng kitin, có ngấm thêm canxi nên cứng cáp (bộ xương ngoài)
– Cơ thể gồm 2 phần: Đầu – ngực và bụng
– Phần đầu – ngực: Mắt kép, râu, chân hàm, chân ngực
– Phần bụng: Các chân bụng và tấm lái
* Khi chín vỏ tôm có màu hồng vì: Vỏ của tôm có chứa sắc tố nên màu sắc của tôm thay đổi theo màu sắc của môi trường, khi bị chín (dưới sự tác động nhiệt độ khi rang, nấu) sắc tố của nó sẽ bị phá hủy nên có màu hồng.(1đ)
Câu 2: Vì sao nói giun đất là bạn của nhà nông? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ giun đất.(1.5đ)
* Nói giun đất là bạn của nhà nông vì giun đất trong quá trình đào hang làm đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu cho đất, tiết chất nhầy làm mềm đất, phân giun đất có cấu trúc hạt tròn làm đất tăng độ tơi xốp và thoáng khí.(1đ)
*Để bảo vệ giun đất cần: (0.5đ)
– Bảo vệ môi trường đất
– Hạn chế thuốc trừ sâu…….v…………….v
Câu 3: Trình bày đặc điểm chung của ngành ruột khoang.(1đ)
Tuy rất khác nhau về lối sống, hình dạng, kích thước nhưng loài ruột khoang đều có đặc điểm chung:
– Đối xứng tỏa tròn
– Ruột dạng túi
– Thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào
– Đều có tế bào gai để tự vệ và tấn công.
Câu 4: Tại sao trẻ em hay mắc bệnh giun đũa? Cần làm gì để phòng chống bệnh giun đũa ở trẻ em?(1.5đ)
*Vì: (1đ)
– Trẻ em có thói quen chơi dưới sàn nhà, ở những môi trường thiếu vệ sinh ngậm các đồ chơi bẩn
– Khi bị ngứa hậu môn trẻ thường lấy tay gãi (hậu môn nơi có giun đũa) rồi bỏ tay vào miệng nên khép kín vòng đời giun đũa
* Phòng chống bệnh giun đũa ở trẻ em (0.5đ)
– Cho trẻ chơi ở những nơi sạch sẽ hoặc lau sàn trước khi cho trẻ chơi.
ĐỀ SỐ 2
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm).
Câu 1. Cơ thể trùng roi có màu xanh là nhờ:
A. Cơ thể có chứa các hạt diệp lục.
B. Màng cơ thể có sắc tố màu xanh.
C. Màu sắc của điểm mắt.
D. Không bào co bóp có màu xanh.
Câu 2. Môi trường sống của hải quỳ là:
A. Trên cạn. B. Nước ngọt. C. Nước lợ. D. Nước mặn.
Câu 3. Vào mùa mưa, sau những trận mưa lớn, ta hay bắt gặp giun đất chui lên mặt đất để:
A. Kiếm mồi. B. Hô hấp. C. Sinh sản. D. Tìm nơi ở mới.
Câu 4. Những động vật có đặc điểm như thế nào thì được xếp vào lớp giáp xác?
A. Đầu có đôi râu, chân có nhiều đốt khớp với nhau.
B. Đẻ trứng, ấu trùng lột xác nhiều lần.
C. Mình có lớp vỏ bằng kitin và đá vôi.
D. Sống ở nước và thở bằng mang.
Câu 5. Số đôi phần phụ của nhện là:
A. 4 đôi. B. 5 đôi. C. 6 đôi. D. 7 đôi.
Câu 6. Hệ thần kinh của giun đất có dạng:
A. Mạng lưới. B. Chuỗi hạch. C. Dạng ống. D. Phân tán.
II. TỰ LUẬN (7,0 điểm).
Câu 1 (2,0 điểm). Nêu đặc điểm chung của lớp cá?
Câu 2 (3,0 điểm). Nêu vai trò của sinh vật thuộc ngành thân mềm? Cho ví dụ?
Câu 3 (2,0 điểm). Nêu cấu tạo trong của châu chấu
**** HẾT ****
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM. Mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | A | D | B | C | C | B |
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu | Nội dung | Điểm |
1 | Đặc điểm chung của lớp cá | 2,0 |
– Là động vật có xương sống thích nghi đời sống hoàn toàn ở nước. – Bơi bằng vây. – Hô hấp bằng mang. – Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi. – Thụ tinh ngoài. – Là động vật biến nhiệt | 0,5 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 | |
2 | Vai trò của sinh vật thuộc ngành thân mềm | 3,0 |
– Là thực phẩm cho con người. – Nguyên liệu xuất khẩu. – Làm thức ăn cho động vật – Làm sạch môi trường nước. – Làm đồ trang trí, trang sức. – Là vật trung gian truyền bệnh và ăn hại cây trồng. Mỗi ví dụ đúng ở mỗi vai trò cho 0,25 điểm. | 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 | |
3 | Cấu tạo trong của châu chấu | 2,0 |
– Hệ tiêu hóa: Có ruột tịt tiết dịch vị vào dạ dày. – Hệ hô hấp: Có hệ thống ống khí đem ôxi đến các tế bào. Có tim hình ống gồm nhiều ngăn. – Hệ tuần hoàn: Hệ mạch hở. – Hệ thần kinh: Có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch. Có hạch não phát triển. – Hệ bài tiết: Có nhiều ống bài tiết lọc chất thải đổ vào ruột sau |
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: (3,0 điểm)
a) Em hãy giải thích vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi nước ta? (1,0 điểm)
b) Nêu đặc điểm chung của ngành Ruột khoang? (2,0 điểm)
Câu 2: (2,0 điểm)
Nêu vai trò của giun đốt trong tự nhiên và đối với đời sống con người?
Câu 3: (2,75 điểm)
a) Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của Nhện? (1,75 điểm)
b) Nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên có, tại sao? (1,0 điểm)
Câu 4: (2,25 điểm)
Trình bày đặc điểm hệ tuần hoàn của cá chép?
LỜI GIẢI
CÂU | Nội dung | Điểm | ||
Câu 1 (3,0 đ) | a | – Miền núi là môi trường thuận lợi cho bệnh sốt rét phát sinh như: + Có nhiều cây cối rậm rạp, người dân còn thiếu hiểu biết về bệnh sốt rét… + Có nhiều loài muỗi Anôphen mang các mầm bệnh trùng sốt rét. |
0,5
0,5 | |
b | – Đối xứng tỏa tròn. – Ruột dạng túi. – Cấu tạo thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào. – Có tế bào gai tự vệ và tấn công | 0,5 0,5 0,5 0,5 | ||
Câu 2 (2,0 đ) | – Lợi ích: + Làm thức ăn cho người và động vật. + Làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, màu mỡ. – Tác hại: + Hút máu người và động vật. + Một số loài gây bệnh cho người và động vật. | 0,5 0,5 0,5 0,5 | ||
Câu 3 (1,75 đ) | a | – Gồm hai phần chính: Phần đầu – ngực và phần bụng – Phần đầu ngực có: + Đôi kìm + Đôi chân xúc giác + 4 đôi chân bò – Phần bụng có: + Đôi khe thở + Một lỗ sinh dục. + Các núm tuyến tơ. | 0,25 0,25 0,25 0,25
0,25 0,25 0,25 | |
b | – Do ấu trùng trai thường bám vào da và mang cá. – Khi thả cá vào ao, ấu trùng rơi xuống đáy bùn và phát triển thành trai trưởng thành. | 0,5 0,5 | ||
Câu 4 (2,25 đ) | Hệ tuần hoàn của Cá chép: + Tim 2 ngăn: 1 tâm nhĩ, 1 tâm thất. + Hệ mạch: động mạch chủ bụng, mao mạch mang, động mạch chủ lưng, mao mạch các cơ quan, tĩnh mạch chủ bụng. + Tim nối với hệ mạch tạo thành 1 vòng tuần hoàn kín. + Máu đi nuôi cơ thể có màu đỏ tươi. | 0,5
0,75
0,5 0,5
|
——–Hết——-