3 "con đường bí ẩn" dưới biển
Hiện tượng lạ này chỉ xuất hiện khi thủy triều rút xuống, những con đường ẩn sâu dưới biển hiện ra như trong truyền thuyết tạo nên cảnh tượng ngoạn mục. Khám phá những hiện tượng lạ khi thủy triều rút 1. Hòn Bà, Việt Nam Hòn Bà là nơi được cho rằng xảy ra hiện tượng lạ ...
Hiện tượng lạ này chỉ xuất hiện khi thủy triều rút xuống, những con đường ẩn sâu dưới biển hiện ra như trong truyền thuyết tạo nên cảnh tượng ngoạn mục.
Khám phá những hiện tượng lạ khi thủy triều rút
1. Hòn Bà, Việt Nam
Hòn Bà là nơi được cho rằng xảy ra hiện tượng lạ này. Đây là một đảo nhỏ có diện tích ước chừng 5.000m2, tọa lạc tại vùng biển Bãi Sau (TP. Vũng Tàu), cách mũi Nghinh Phong khoảng 200 m, là một thắng cảnh đẹp. Trên Hòn Bà là miếu Bà (còn gọi là miếu Hòn Bà). Đối với cư dân Bà Rịa - Vũng Tàu và các tỉnh thành như: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tây Ninh, Cần Thơ, Trà Vinh, Vĩnh Long… miếu Hòn Bà là địa chỉ tâm linh để thờ bái, ngưỡng vọng từ nhiều năm nay.
Hiện tượng lạ xuất hiện đã thu hút sự hiếu kỳ của khách du lịch
Những ngày nước đầy, du khách có thể đi ghe, đi thuyền ra thăm miếu, nhưng thú vị hơn cả là cảm giác đi bộ ra đảo. Trong hai ngày 14 và 15 âm lịch hàng tháng, thủy triều rút sâu vào buổi chiều, một con đường đá gập ghềnh lộ ra, người hành hương viếng miếu có thể gửi xe ở bãi Thùy Vân đi bộ xuống bãi tắm hướng về chân dốc Nghinh Phong và men theo lối đá để đến miếu Hòn Bà. Đoàn người nối đuôi nhau đông đúc nhưng không hề chen lấn, ai cũng như được trút bỏ những bực dọc, lo toan thường ngày để lòng nhẹ nhàng, thành kính khi viếng miếu.
2. Hiện tượng lạ tại đảo Jindo Hàn Quốc
Nhiều người khi nhắc tới con đường vượt biển nổi tiếng đều nghĩ ngay đến "thần tích" tìm về vùng đất Thánh của người Do Thái do nhà tiên tri Moses dẫn đầu. Trong truyền thuyết, khi bị quân đội Ai Cập truy đuổi, Moses đã dùng quyền năng tạo ra con đường đất xuyên biển Đỏ để giải cứu dân tộc mình.
Hàng năm, khi thủy triều rút xuống mức nhất định, hiện tượng lạ này sẽ xảy ra
Cho đến nay, nhiều người vẫn nghĩ rằng những con đường như thế chỉ xuất hiện trong thần thoại. Thực tế đã chứng minh điều ngược lại: trên thế giới hoàn toàn có một địa điểm giống như vậy.
Đó chính là con đường đất đá rộng lớn nối liền hai hòn đảo Jindo và Modo ở Hàn Quốc cùng hiện tượng biển tách làm đôi đầy bí ẩn và hấp dẫn. Vào một số ngày trong năm, khi thủy triều đạt mức cực thấp, vùng biển giữa hai hòn đảo Jindo và Modo ở Hàn lại tự tách làm đôi, để lộ ra con đường nối liền hai đảo. Con đường giữa biển khơi bao la này dành phần lớn thời gian trong năm ngủ say dưới đại dương sâu thẳm.
Tuy nhiên cứ hai đến ba lần một năm (thường vào khoảng tháng 3 và tháng 6), nó lại nhô lên mặt nước và trở thành điểm du lịch hút khách bậc nhất Hàn Quốc. Theo tiết lộ của người dân địa phương, con đường có chiều dài khoảng 2,9 km và rộng khoảng 40 m.
Những ngày xảy ra hiện tượng biển tách làm đôi để lộ ra con đường giữa biển, nơi đây lại đón hàng trăm nghìn lượt du khách ghé thăm. Họ cùng nhau đi trên con đường kỳ ảo, thong thả ngắm cảnh vật, chụp ảnh lưu niệm hay thậm chí là bắt sò, ốc, rong biển... mà không hề sợ hãi việc con đường bị sụt xuống hay xảy ra bất trắc gì.
Hãy xem khoa học lý giải hiện tượng "biển tách làm đôi" ở Hàn Quốc .
3. Đảo Rùa Trung Quốc
Hiện tượng nước rút kỳ thú cũng xảy ra tại hòn đảo nằm giữa con sông Muodaoxi chảy qua làng Longshi ở Vân Dương, Trùng Khánh. Tại Trung Quốc, rùa được coi là linh vật, tượng trưng cho sự trường thọ. Mỏm đá đầu rùa chỉ hiện ra khi đập Tam Hiệp xả nước về hạ lưu, và nước rút về mức 163 tới 168 m.
Rùa là loài linh vật của Trung Quốc vì vậy hòn đảo có hình rùa rất được mọi người chú ý
Ở mực nước bình thường (175 m), hòn đảo này chỉ hiện ra là một đốm nhỏ. Còn khi nước rút đi ở độ sâu 145 m, mỏm đá sẽ dài ra và nối với đất liền. Hiện tượng này nhanh chóng được lan truyền trong những năm gần đây, kéo theo một lượng lớn du khách tới để tham quan và chụp ảnh hòn đảo từ những ngọn đồi gần đó.
Ông Meng Liu, một người dân địa phương cho biết: “Mọi người đều cho rằng điều này là minh chứng về sự xuất hiện của mùa xuân, còn chúng tôi gọi là thời kỳ rùa nổi”.