14/01/2018, 13:15

[22 bài giảng luyện thi đại học môn Toán] Bài giảng số 3: Các bài toán về tọa độ vectơ trong không gian

[22 bài giảng luyện thi đại học môn Toán] Bài giảng số 3: Các bài toán về tọa độ vectơ trong không gian Tài liệu luyện thi đại học môn Toán nằm trong danh sách 22 bài giảng luyện thi đại học môn Toán. Lần ...

[22 bài giảng luyện thi đại học môn Toán] Bài giảng số 3: Các bài toán về tọa độ vectơ trong không gian

nằm trong danh sách 22 bài giảng luyện thi đại học môn Toán. Lần này, Vndoc gửi đến các bạn bài giảng số 3: Các bài toán về tọa độ vectơ trong không gian giúp các bạn học tập, hệ thống kiến thức các bài toán hình học không gian chắc chắn nhất.

TỌA ĐỘ VECTƠ TRONG KHÔNG GIAN

Bài giảng số 3: CÁC BÀI TOÁN VỀ TỌA ĐỘ VECTƠ TRONG KHÔNG GIAN

Bài giảng này đề cập đến các bài toán liên quan đến tọa độ của điểm và tọa độ của vectơ trong không gian. Các dạng bài toán thường gặp có thể phân loại:

Loại 1: Là các bài toán mà đầu bài cho dưới dạng hình học giải tích không gian, tức là xét trong một hệ tọa độ Đề Các trong hệ tọa độ Oxyz cho trước. Dạng toán này gợi ý cho người đọc sử dụng công cụ phép tính tọa độ trong không gian.

Loại 2: Các bài toán mà đầu bài cho dưới dạng hình học không gian thông thường. Vì thế muốn chuyển sang cách giải sử dụng phương pháp tọa độ trong không gian thì điều quan trọng nhất lựa chọn một hệ tọa độ Đề các trong hệ tọa độ Oxyz phù hợp với dữ liệu đề bài, đảm bảo sao cho các phép tính dựa trên hệ tọa độ này càng đơn giản càng tốt.

Ta sẽ gặp lại trong bài giảng này rất nhiều bài toán đã xét trong bài giảng 1 và 2 mà ở đó ta thuần túy sử dụng phương pháp tổng hợp để giải bài toán hình học không gian.

Chúng tôi hi vọng rằng phối hợp bài giảng 1, 2, 3 sẽ cho các bạn một cái nhìn tổng quát về các bài toán hình học không gian. Qua đó, các bạn tự lựa chọn cho mình một cách giải thích hợp nhất trước một bài toán hình học không gian cần giải.

Những kiến thức cơ bản nhất và luôn sử dụng đến trong phép tính tọa độ hình học không gian (xem trong sách giáo khoa Hình học 12).

§1. CÁC BÀI TOÁN VỀ GÓC VÀ KHOẢNG CÁCH GIỮA HAI ĐƯỜNG THẲNG

Giải bài toán này bằng phương pháp tính tọa độ không gian" ta tiến hành các bước sau đây:

- Lập một hệ tọa độ thích hợp với đầu bài
- Tìm tọa độ các điểm, các vectơ cần thiết
- Sử dụng các công thức tương ứng đã biết để tính các đại lượng theo yêu cầu của đề bài.

0