13/01/2018, 20:52

2 Đề KSCL đầu năm môn Văn lớp 11 trường THPT Văn Quán – Vĩnh Phúc

2 Đề KSCL đầu năm môn Văn lớp 11 trường THPT Văn Quán – Vĩnh Phúc 2 Đề KSCL đầu năm môn Văn lớp 11 trường THPT Văn Quán – Vĩnh Phúc (Đề 1, Đề 2) Có đáp án chi tiết. Đề 1: A. PHẦN CHUNG (7,0 điểm). Câu 1 ( 7,0 điểm ): Từ tấm lòng yêu nước đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông của ...

2 Đề KSCL đầu năm môn Văn lớp 11 trường THPT Văn Quán – Vĩnh Phúc

2 Đề KSCL đầu năm môn Văn lớp 11 trường THPT Văn Quán – Vĩnh Phúc (Đề 1, Đề 2) Có đáp án chi tiết.

Đề 1:

A. PHẦN CHUNG (7,0 điểm).

Câu 1 (7,0 điểm):

Từ tấm lòng yêu nước đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông của Nguyễn Trãi thể hiện trong bài thơ Cảnh ngày hè, anh/chị hãy phát biểu suy nghĩ của mình về lòng yêu nước của con người trong xã hội hiện nay.


B.PHẦN RIÊNG (3,0 điểm).

Câu 2a.Dành cho lớp 11A1,11A3,11A4 (3,0 điểm):

Văn học trung đại Việt Nam phát triển qua mấy giai đoạn? Nêu nội dung chính của văn học trung đại giai đoạn 1 và giai đoạn 3. Kể tên 3 tác phẩm văn học trung đại đã học trong chương trình Ngữ văn 10 có nội dung yêu nước.

Câu 2b. Dành cho lớp 11A2 (3,0 điểm):

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

 Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Tựa gối buông cần lâu chẳng được,

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

 (Nguyễn Khuyến, Thu điếu).

  1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Hãy ghi lại mô hình âm luật của bài thơ.
  2. Xác định 1 biện pháp tu từ ngữ âm đặc sắc được sử dụng trong bài thơ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.
  3. Từ đâu trong câu thơ kết có nghĩa là gì?

Đề 2:

A. PHẦN CHUNG (7,0 điểm).

Câu 1 (7,0 điểm):

Từ tấm lòng yêu nước đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông của Nguyễn Trãi thể hiện trong bài thơ Cảnh ngày hè, anh/chị hãy phát biểu suy nghĩ của mình về lòng yêu nước của con người trong xã hội hiện nay.


B.PHẦN RIÊNG (3,0 điểm).

Câu 2a.Dành cho lớp 11A1,11A3,11A4 (3,0 điểm):

Văn học trung đại Việt Nam phát triển qua mấy giai đoạn? Nêu nội dung chính của văn học trung đại giai đoạn 2 và giai đoạn 4. Kể tên 3 tác phẩm văn học trung đại đã học trong chương trình Ngữ văn 10 có nội dung nhân đạo.

Câu 2b. Dành cho lớp 11A2 (3,0 điểm):

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

 Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,

 Mảnh tình san sẻ tí con con!

(Hồ Xuân Hương, Tự tình II).

  1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Hãy ghi lại mô hình âm luật của bài thơ.
  2. Xác định biện pháp tu từ cú phápđược sử dụng trong 2 câu đề của bài thơ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.
  3. Từ xuân trong hai câu thơ kết có nghĩa là gì?

     ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM

KÌ THI KSCL ĐẦU NĂM HỌC 2014 – 2015

MÔN: NGỮ VĂN -LỚP: 11

Đáp án thang điểm gồm 02 trang

I. Hướng dẫn chung
– Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.Hướng dẫn chung

– Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.

– Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.

– Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,25.

II. Đáp án và thang điểm

CâuÝNội dungĐiểm
1 Từ tấm lòng yêu nước đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông của Nguyễn Trãi thể hiện trong bài thơ Cảnh ngày hè, anh/chị hãy phát biểu suy nghĩ của mình về lòng yêu nước của con người trong xã hội hiện nay.7.0
 1Tấm lòng yêu nước của Nguyễn Trãi thể hiện trong bài thơ Cảnh ngày hè.3.0
 – Đó là tình yêu thiên nhiên tha thiết, luôn mở rộng tấm lòng ra để đón nhận vẻ đẹp của thiên nhiên nơi miền quê thôn dã (HS phân tích vẻ đẹp của bức tranh cảnh ngày hè được miêu tả trong bài thơ).1.25
– Đó là tình yêu cuộc sống, yêu con người. Nhà thơ luôn lắng nghe mọi âm thanh của cuộc sống, cảm nhận niềm vui bình dị của người lao động; ao ước có cây đàn của vua Nghiêu, vua Thuấn để gảy lên khúc Nam phong ca ngợi cuộc sống thái bình của nhân dân.1.25
à Đặt trong hoàn cảnh sáng tác bài thơ Cảnh ngày hè, người đọc càng cảm nhận rõ hơn tấm lòng yêu nước đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông của con người một lòng, một dạ đau đáu hướng về nước, về dân.0.5
2Lòng yêu nước của con người trong xã hội hiện nay.4.0
 – HS cần khẳng định yêu nước là truyền thống quý báu chảy suốt trong tâm hồn con người Việt Nam qua bao nhiêu thế hệ. Tuy nhiên, ở mỗi thời đại, trong những hoàn cảnh khác nhau, lòng yêu nước lại mang những biểu hiện riêng biệt.     1.0
– HS cần phân tích những biểu hiện cụ thể, thiết thực thể hiện lòng yêu nước của con người trong xã hội hiện nay.2.5
– Tuy nhiên, vẫn có một số người trong xã hội vì tham lợi ích cá nhân mà bán nước cầu vinhhay có những biểu hiện chưa đúng về lòng yêu nước (dẫn chứng).0.5
2.a Văn học trung đại Việt Nam phát triển qua mấy giai đoạn? Nêu nội dung chính của văn học trung đại giai đoạn 1 và giai đoạn 3. Kể tên 3 tác phẩm văn học trung đại đã học trong chương trình Ngữ văn 10 có nội dung yêu nước.3.0
 
a– Văn học trung đại Việt Nam phát triển qua 4 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV.

+ Giai đoạn 2: từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII.

+ Giai đoạn 3: từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX.

+ Giai đoạn 4: nửa cuối thế kỉ XIX.

1.0
b– Nội dung chính của văn học trung đại giai đoạn 1: Chủ nghĩa yêu nước.

– Nội dung chính của văn học trung đại giai đoạn 3: Chủ nghĩa nhân đạo.

1.0
c– 3 tác phẩm văn học trung đại có nội dung yêu nước trong chương trình Ngữ văn 10.

+ Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão).

+ Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi).

+ Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu).

(HS có thể kể tên tác phẩm khác).

1.0
2.b Đọc bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến và trả lời các câu hỏi.3.0
 a– Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật.0.5
– Mô hình âm luật: Yêu cầu học sinh ghi đúng mô hình âm luật của bài thơ theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. (Có thanh, vần, niêm, đối).1.0
b– Biện pháp: Điệp vần eo.

– Hiệu quả:  Làm cho khung cảnh trở nên nhỏ bé, tĩnh lặng.

(HS có thể chỉ ra biện pháp tu từ ngữ âm khác).

1.0
c– Từ đâu có 2 cách hiểu:

+ Đâu: có tiếng cá đâu đây đang đớp động dưới chân bèo.

+ Đâukhông có: không có con cá nào đớp động dưới chân bèo.

0.5

Đáp án và thang điểm đề số 2

CâuÝNội dungĐiểm
1 Từ tấm lòng yêu nước đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông của Nguyễn Trãi thể hiện trong bài thơ Cảnh ngày hè, anh/chị hãy phát biểu suy nghĩ của mình về lòng yêu nước của con người trong xã hội hiện nay.7.0
 1Tấm lòng yêu nước của Nguyễn Trãi thể hiện trong bài thơ Cảnh ngày hè.3.0
 – Đó là tình yêu thiên nhiên tha thiết, luôn mở rộng tấm lòng ra để đón nhận vẻ đẹp của thiên nhiên nơi miền quê thôn dã (HS phân tích vẻ đẹp của bức tranh cảnh ngày hè được miêu tả trong bài thơ).1.25
– Đó là tình yêu cuộc sống, yêu con người. Nhà thơ luôn lắng nghe mọi âm thanh của cuộc sống, cảm nhận niềm vui bình dị của người lao động; ao ước có cây đàn của vua Nghiêu, vua Thuấn để gảy lên khúc Nam phong ca ngợi cuộc sống thái bình của nhân dân.1.25
à Đặt trong hoàn cảnh sáng tác bài thơ Cảnh ngày hè, người đọc càng cảm nhận rõ hơn tấm lòng yêu nước đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông của con người một lòng, một dạ đau đáu hướng về nước, về dân.0.5
2Lòng yêu nước của con người trong xã hội hiện nay.4.0
 – HS cần khẳng định yêu nước là truyền thống quý báu chảy suốt trong tâm hồn con người Việt Nam qua bao nhiêu thế hệ. Tuy nhiên, ở mỗi thời đại, trong những hoàn cảnh khác nhau, lòng yêu nước lại mang những biểu hiện riêng biệt.     1.0
– HS cần phân tích những biểu hiện cụ thể, thiết thực thể hiện lòng yêu nước của con người trong xã hội hiện nay.2.5
– Tuy nhiên, vẫn có một số người trong xã hội vì tham lợi ích cá nhân mà bán nước cầu vinhhay có những biểu hiện chưa đúng về lòng yêu nước (dẫn chứng).0.5
2.a Văn học trung đại Việt Nam phát triển qua mấy giai đoạn? Nêu nội dung chính của văn học trung đại giai đoạn 2 và giai đoạn 4. Kể tên 3 tác phẩm văn học trung đại đã học trong chương trình Ngữ văn 10 có nội dung nhân đạo.3.0
 a– Văn học trung đại Việt Nam phát triển qua 4 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV.

+ Giai đoạn 2: từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII.

+ Giai đoạn 3: từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX.

+ Giai đoạn 4: nửa cuối thế kỉ XIX.

1.0
b– Nội dung chính của văn học trung đại giai đoạn 2: Chủ nghĩa yêu nước + tư tưởng nhân đạo.

– Nội dung chính của văn học trung đại giai đoạn 4: Chủ nghĩa yêu nước.

1.0
c– 3 tác phẩm văn học trung đại có nội dung nhân đạo trong chương trình Ngữ văn 10.

+ Truyện Kiều (Nguyễn Du).

+ Chinh phụ ngâm khúc (Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm).

+ Độc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du).

(HS có thể kể tên tác phẩm khác).

1.0
2.b Đọc bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương và trả lời các câu hỏi.3.0
 a– Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật.0.5
– Mô hình âm luật: Yêu cầu học sinh ghi đúng mô hình âm luật của bài thơ theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. (Có thanh, vần, niêm, đối).1.0
b– Biện pháp: Đảo trật tự cú pháp.

– Hiệu quả:  Làm rõ sự cô đơn, trơ trọi, bẽ bàng của nhân vật trữ tình.

1.0
c– Từ xuân có 2 nghĩa:

+ Nghĩa đen: mùa xuân của đất trời.

+ Nghĩa bóng: tuổi xuân của con người.

0.5

Lưu ý :

– Trên đây là những ý cơ bản, học sinh có thể có cách cảm nhận và trình bày khác nhau song phải đảm bảo được những ý cơ bản đó. Giám khảo linh hoạt chấm điểm.

– Khuyến khích những bài có chất văn và có cách cảm nhận sáng tạo.

0