2 Đề kiểm tra 1 tiết hóa lớp 11 chương 1: Sự điện ly
2 Đề kiểm tra 1 tiết hóa lớp 11 chương 1: Sự điện ly Đề kiểm tra gồm 2 phần trắc nghiệm và tự luận dành cho chương trình cơ bản và nâng cao. Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 1 lần 1 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3đ) I. Phần chung: Câu 1: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ ...
2 Đề kiểm tra 1 tiết hóa lớp 11 chương 1: Sự điện ly
Đề kiểm tra gồm 2 phần trắc nghiệm và tự luận dành cho chương trình cơ bản và nâng cao.
Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 1 lần 1
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3đ)
I. Phần chung:
Câu 1: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi:
A. Các chất phản ứng phải là những chất dễ tan
B.Các chất phản ứng phải là những chất điện li mạnh
C.Một số ion trong dung dịch kết hợp được với nhau làm giảm nồng độ ion của chúng
D.Phản ứng không phải là thuận nghịch
Câu 2: Cho 146g dung dịch HCl 10% vào nước được 2 lít dung dịch A. Nồng độ ion H+ trong dung dịch A:
A. 0,4M
B.0,2M
C.0,1M
D.0,5M
Câu 3: Cho Fe(OH)3 tác dụng với dung dịch HCl. Phương trình ion rút gọn của phản ứng:
A. Fe3+ + 3Cl– → FeCl3
B.H+ + OH– → H2O
C.Fe(OH)3+ 3H+ → Fe3+ + 3H2O
D.Fe(OH)3+3Cl– → FeCl3+ 3OH–
Câu 4: pH của dung dịch HNO3 0,02M:
A. 2,0
B.12
C.11,7
D.1,7
Câu 5: Cho dãy các chất: Al2O3, NaHCO3, NaHSO4, NH4Cl, H2O, ZnSO4, Al(OH)3, Sn(OH)2, . Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là:
A. 3
B.6
C.5
D.4.
Câu 6: Giá trị tích số ion của nước phụ thuộc vào:
A. áp suất
B.nhiệt độ
C.sự có mặt của axit hòa tan
D.sự có mặt của bazơ hòa tan
Câu 7: Nồng độ ion NO3– trong dung dịch Fe(NO3)3 0,05 M là:
A. 0,10M B .0,20M
C.0,15M
D.0,05M
Câu 8: Dung dịch X gồm 0,1 mol K+; 0,2 mol Mg2+; 0,1 mol Na+; 0,2 mol Cl– và a mol Y2-. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Ion Y2- và giá trị của m:
A. SO42- và 56,5
B.CO32- và 30,1
C.SO42- và 37,3
D.CO32- và 42,1
Câu 9: Phản ứng nào sau đây là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch:
A. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
B. Fe(NO3)3 + NaOH → Fe(OH)3 + 3 NaNO3
C.Fe(NO3)3 + 2KI → Fe(NO3)2 + I2 + 2KNO3
D.Zn + Fe(NO3)3 → Zn(NO3)2 + 2Fe(NO3)2
Câu 10: Cho các chất: KCl rắn khan, nước nguyên chất, ancol etylic khan, CaCl2 nóng chảy, HBr hòa tan trong nước. Số chất dẫn điện:
A. 4
B.3
C.2
D.1
II. PHẦN RIÊNG ( THÍ SINH HỌC THEO CHƯƠNG TRÌNH NÀO LÀM THEO CHƯƠNG TRÌNH ĐÓ)
1. DÀNH CHO CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN
Câu 11: Một dung dịch có [H+] = 4,2. 10-3M, đánh giá nào dưới đây là đúng:
A. pH= 3
B.pH <3
C.pH= 4
D.pH > 4
Câu 12: Trong dung dịch HCl 0,01M tích số ion của nước:
A. [H+]. [OH–] = 1,0. 10-14
B.[H+]. [OH–] > 1,0. 10-14
C.[H+]. [OH–] < 1,0. 10-14
D.không xác định được
Câu 13: Dãy gồm các ion cùng tồn tại trong một dung dịch là:
A. Na+, K+, OH–, HCO3–
B.K+, Ba2+, OH–, Cl–
C.Al3+, PO43– , Cl–, Ba2+
D.Ca2+, Cl–, Na+, CO32–
Câu 14: Cho a gam Na vào nước thu được 1,5 lít dung dịch có pH = 13. Giá trị của a
A. 0,345
B.3,45
C.1,53
D.15,30
Câu 15: Trong số các dung dịch: Na2CO3, KCl, CH3COONa, NH4Cl, NaHSO4, C6H5ONa, những dung dịch có pH > 7 là:
A. Na2CO3, NH4Cl, KCl.
B.KCl, C6H5ONa, CH3COONa.
C.Na2CO3, C6H5ONa, CH3COONa.
D.NH4Cl, CH3COONa, NaHSO4
2. DÀNH CHO CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO
Câu 16: Theo thuyết Bron-stêt ion nào dưới đây là axit:
A. HS–
B.SO42-
C.NH4+
D.BrO–
Câu 17: Nồng độ ion H+ trong dung dịch CH3COOH 0,1M (Ka = 1,75.10-5):
A. 0,1M
B.1,32.10-3M
C.1,75.10-3M
D.0,02M
Câu 18: Dãy chất đều bị thủy phân khi tan trong nước:
A. Na3PO4, Ba(NO3)2, KCl
B.Na2SO4, NaCl, Ba(NO3)2
C.K2S, KHS, KCl
D.AlCl3, Na3PO4, K2SO3
Câu 19: Chất điện li yếu có độ điện li:
A.α = 0
B.α= 1
C.α<1
D.0 < α< 1
Câu 20: Dung dịch HCl và dung dịch CH3COOH có cùng nồng độ mol/l, pH của hai dung dịch tương ứng là x và y. Quan hệ giữa x và y là (giả thiết, cứ 100 phân tử CH3COOH thì có 1 phân tử điện li)
A. y = x + 2
B.y = 2x
C.y = x – 2
D.y = 100x
B.PHẦN TỰ LUẬN (7đ)
I. PHẦN CHUNG
Câu 1 (2đ): Viết phương trình phân tử và ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) xảy ra trong dung dịch:
a, NH4Cl + NaOH→
b, FeS + HCl →
c, Ca(HCO3) 2 + ? → Na2CO3 + ? + H2O
d, Na2HPO4 + ? → H3PO4 + ?
Câu 2: (1đ) Viết phương trình phân tử ứng với phương trình ion thu gọn sau:
a, H+ + OH– → H2O
b, Ag+ + Cl– → AgCl↓
c, CH3COO– + H+ → CH3COOH
d, H2PO4– + 2OH– → PO43- + H2O
Câu 3: (1,5đ) Dung dịch X chứa các ion: Fe3+, SO42-, NH4+, Cl-. Chia dung dịch X thành hai phần bằng nhau:
– Phần một tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng thu được 3,36 lít khí (ở đktc) và 10,7 gam kết tủa;
– Phần hai tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 46,6 gam kết tủa.
Khi cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Tính m? (biết quá trình cô cạn chỉ có nước bay hơi)
II. PHẦN RIÊNG
1. DÀNH CHO CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN
Câu 4: (1đ) Viết phương trình điện li của các chất sau: NaOH, HF, Pb(OH)2, NaHSO3
Câu 5: (1,5đ) Trộn 40 ml dung dịch HCl 0,75M vào 160 ml dung dịch chứa đồng thời Ba(OH)2 0,08M và
KOH 0,04M. Tính pH của dung dịch thu được.
2. DÀNH CHO CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO
Câu 6: (1đ) Cho biết giá trị pH của các dung dịch sau: NH4Cl, Na2SO4, Na2S, CH3COONa. Giải thích?
Câu 7: (1,5đ) Cho dung dịch CH3COONa 0,1M biết ion CH3COO– có Kb = 5,71.10-10. Tính nồng độ H+ trong dung dịch.
——————– hết đề 1——————–
ĐÁP ÁN PHẦN TRẮC NGHIỆM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG 1 HÓA 11 LẦN 1:
1C-2B-3C-4D-5C-6B-7C-8C-9B-10C-11B-12A-13B-14B-15C-16C-17B-18D-19D-20A
Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 1 lần 2
Thời gian làm bài: 45 phút
A.Phần chung:
Câu 1: Theo A-rê-ni-ut, chất nào dưới đây là axit?
A. HCl
B.NaOH
C.Mg(NO3)2
D.NH3
Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 2g NaOH vào nước được 500 ml dung dịch A. Nồng độ ion OH– trong dung dịch A:
A. 0,4M
B.0,2M
C.0,1M
D.0,5M
Câu 3: Cho Mg(OH)2 tác dụng với dung dịch HCl. Phương trình ion rút gọn của phản ứng:
A. Mg2+ + 2Cl– → MgCl2
B.H+ + OH– → H2O
C.Mg(OH)2+ 2H+ → Mg2+ + 2H2O
D.Mg(OH)2+2Cl– “MgCl2+ 2OH–
Câu 4: Hòa tan hoàn toàn 0,56g KOH vào nước được 100 ml dung dịch X. pH của dung dịch X:
A. 1 B.2
C.12
D.13
Câu 5: Cho dãy các chất: ZnO, NaHSO3, NaHSO4, NH4NO3, (NH4)2CO3, KHS, Pb(OH)2, . Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là:
A. 3
B.5
C.6
D.4.
Câu 6: Cho hai axit HNO3 và HNO2 có cùng nồng độ 0,1M và ở cùng nhiệt độ. Sự so sánh nồng độ mol ion nào dưới đây đúng: A. [H+]HNO3 <[H+]HNO2
B.[H+]HNO3 >[H+]HNO2
C.[H+]HNO3 = [H+]HNO2
D.[NO3–]HNO3 <[ NO2–]HNO2
Câu 7: Tổng nồng độ các ion trong dung dịch CuCl2 0,05 M là:
A.0,10M B .0,20M
C.0,05M
D.0,15M
Câu 8: Dung dịch X chứa 0,1 mol Ca2+; 0,2 mol Mg2+; 0,4 mol Cl– và x mol HCO3–. Đun dung dịch X đến cạn thu được muối khan có khối lượng:
A. 29,1g
B.35,2g
C.37,9g
D.29,0g
Câu 9: Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết:
A. Những ion nào tồn tại trong dung dịch
B.Không tồn tại các phân tử trong dung dịch các chất điện li
C.Bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li
D.Nồng độ những ion nào trong dung dịch lớn nhất
Câu 10: Một dung dịch có pH = 2, đánh giá nào dưới đây là đúng:
A. [H+] = 2,0.10-2M
B.[H+] = 1,0.10-2M
C.[H+] = 1,0.10-12M
D.[H+] = 2,0.10-12M
Câu 11: Phản ứng nào sau đây là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch:
A. Cu + Cl2 → CuCl2
B. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
C.FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S
D.Zn + Fe(NO3)3 → Zn(NO3)2 + 2Fe(NO3)2
Câu 12: Hoà tan 2,13g Al(NO3)3 vào nước được 200 ml dung dịch. Nồng độ của ion NO3– trong dung dịch:
A. 0,05M
B.0,1M
C.0,2M
D.0,15M
Câu 13: Hòa tan một axit vào nước ở 25oC, kết quả là:
A. [H+] < [OH–]
B.[H+] = [OH–]
C.[H+] > [OH–]
D.[H+]. [OH–] > 1,0. 10-14
Câu 14: Trong dung dịch NaOH 0,01M tích số ion của nước:
A. [H+]. [OH–] = 1,0. 10-14
B.[H+]. [OH–] > 1,0. 10-14
C.[H+]. [OH–] < 1,0. 10-14
D.không xác định được
Câu 15: Dãy gồm các ion không cùng tồn tại trong một dung dịch là:
A. Na+, K+, OH–, NH4+
B.K+, Ba2+, OH–, Cl–
C.Al3+, NO3– , Cl–, Ba2+
D.K+, Cl–, Na+, CO32–
Câu 16: Cho a lít dung dịch KOH có pH = 12 vào 8 lít dung dịch HCl có pH = 3 thu được dung dịch Y có pH = 11. Giá trị của a là:
A. 0,12
B.1,60
C.1,78
D.0,80
Câu 17: Phản ứng nào sau đây có phương trình ion thu gọn: H+ + OH– → H2O
A. BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl
B.Ca(OH)2 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + 2H2O
C.3NaOH+FeCl3 → Fe(OH)3 +3NaCl
D.Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2+H2O
Câu 18: Để pha chế 250 ml dung dịch NaOH có pH = 12. Khối lượng NaOH cần dùng
A. 0,16g
B. 1,6g
C.0,1g
D.100g
Câu 19: Cho các dung dịch đều có cùng nồng độ mol: NaCl, C2H5OH, CH3COOH, K2SO4. Dãy chất sắp xếp theo chiều tăng dần tính dẫn điện:
A. NaCl < C2H5OH < CH3COOH < K2SO4
B.C2H5OH < CH3COOH < NaCl< K2SO4
C.C2H5OH < CH3COOH < K2SO4< NaCl
D.CH3COOH < NaCl< C2H5OH < K2SO4
Câu 20: cho 10 ml dung dịch có pH = 3. Thêm vào đó x ml nước cất và khuấy đều, thu được dung dịch có pH = 4. Giá trị của x:
A. 10 ml
B.90 ml
C.40 ml
D.100ml
B.PHẦN RIÊNG ( THÍ SINH HỌC THEO CHƯƠNG TRÌNH NÀO LÀM THEO CHƯƠNG TRÌNH ĐÓ)
I. DÀNH CHO CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN
Câu 21: Các dung dịch sau đây có cùng nồng độ 0,1 mol/l, dung dịch nào dẫn điện kém nhất:
- HCl HF
C.HI
D.HBr
Câu 22: Thể tích dung dịch NaOH 0,1M cần để trung hoà 200ml dung dịch HCl 0,1M là:
- 100ml 200ml
C.250ml
D.150ml
Câu 23: Dung dịch X chứa a mol Ca2+, b mol Mg2+, c mol Cl– và d mol NO3–. Biểu thức liên hệ nào sau đây đúng:
- 2a.2b= c + d
B.2a + 2b = c + d
C.2a + 2b = c.d
D.a + b = 2c + 2d
Câu 24: Dung dịch X gồm: a mol Na+; 0,15 mol K+; 0,1 mol HCO3– ; 0,15 mol CO32- và 0,05 mol SO42-. Tổng khối lượng muối trong dung dịch X: A. 33,8
B.28,5
C.29,5
D.31,3
Câu 25: Cho các chất sau: KAl(SO4)2.12H2O, C6H12O6 (glucozơ), CH3OH, SO2, CH4, , HF, Ca(OH)2 , CH3COONa
HCl trong C6H6 (benzen). Số chất điện li: A. 4
B.2
C.3
D.5
Câu 26: Trộn 500 ml dung dịch H2SO4 0,01M với 500 ml dung dịch NaOH 0,04M thu được dung dịch có pH:
- 1 2
C.13
D.12
Câu 27: Phản ứng nào dưới đây xảy ra trong dung dịch tạo được kết tủa Fe(OH)3:
- FeSO4 + KMnO4 + H2SO4
B.Fe2(SO4)3 + KI
C.Fe(NO3)3 + Fe
D.Fe(NO3)3 + KOH
Câu 28: Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li mạnh ?
- H2SO4, Cu(NO3)2, CaCl2, NH3. B. HCl, H3PO4, Fe(NO3)3, NaOH
- HNO3, CH3COOH, BaCl2, KOH. D. H2SO4, MgCl2, Al2(SO4)3, Ba(OH)2
Câu 29: Dung dịch X có chứa: 0,07 mol Na+ ; 0,02 mol SO42- và x mol OH–. Dung dịch Y có chứa ClO4– , NO3– và y mol H+ tổng số mol ClO4– và NO3– là 0,04. Trộn X và Y được 100ml dung dịch Z. Dung dịch Z có pH ( bỏ qua sự điện li của H2O) là: A. 2
B.13
C.1
D.12
Câu 30: Dung dịch chất nào dưới đây có pH > 7: A. NaHCO3
B.Na2SO4
C.NaHSO4
D.NH4NO3
II. DÀNH CHO CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO
Câu 31: Theo thuyết Bron-stêt ion nào dưới đây là bazơ:
A. HCO3–
B.Br–
C.NH4+
D.CO32-
Câu 32: Dung dịch X chứa 0,12 mol Na+; x mol SO42- ; 0,12 mol Cl– và 0,05 mol NH4+. Cho 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào X đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m:
A. 7,190
B.7,020
C.7,875
D.7,705
Câu 33: Cân bằng sau tồn tại trong dung dịch: CH3COOH ↔ H+ + CH3COO–. Khi Nhỏ vài giọt dung dịch HCl đặc vào dung dịch, độ điện li α của CH3COOH sẽ:
A.Tăng
B.Giảm
C.không đổi
D.tăng rồi giảm
Câu 34: Dung dịch chất nào dưới đây có môi trường axit: A. NaHSO4
B.KCl
C.Na2CO3
D.NaHCO3
Câu 35: Dung dịch X gồm CH3COOH 1M (Ka=1,75.10-5) và HCl 0,001M. Giá trị pH của dung dịch X là:
A. 2,33
B.2,55
C.1,77
D.2,43
Câu 36: Dãy chất đều không bị thủy phân khi tan trong nước:
A. Na3PO4, Ba(NO3)2, KCl
B.Na2SO4, NaCl, Ba(NO3)2
C.K2S, KHS, KCl
D.AlCl3, Na3PO4, K2SO3
Câu 37: Ka(CH3COOH) = 1,75.10-5, Ka(HNO2) = 4,0.10-4. Nếu 2 axit có nồng độ mol bằng nhau và ở cùng nhiệt độ, khi quá trình điện li ở trạng thái cân bằng, đánh giá nào dưới đây là đúng:
A. [H+] CH3COOH > [H+]HNO2
B.[H+] CH3COOH < [H+]HNO2
C.pH(CH3COOH) < pH(HNO2)
D.[CH3COO–] >[NO2–]
Câu38: Nồng độ OH– trong các dung dịch CH3COONa 0,1M biết ion CH3COO– có Kb = 5,71.10-10 :
A. 7,56.10-6
B.7,56.10-5
C.4,56.10-6
D.4,56.10-5
Câu 39: Các dung dịch sau đây có cùng nồng độ 1M, dung dịch nào dẫn điện tốt nhất?
A. NH4NO3
B.H2SO4
C.Ba(OH)2
D.Al2(SO4)3
Câu 40: Chất điện li mạnh có độ điện li:
A. α= 0
B.α= 1 C.α <1
D.0 < α< 1
——————– hết đề 2——————–
ĐÁP ÁN PHẦN TRẮC NGHIỆM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG 1 HÓA 11 LẦN 2:
1A-2C-3C-4D-5B-6B-7D-8D-9C-10B-11C-12D-13C-14A-15A-16C-17B-18C-19B-20B-21B-22B-23B-24A-25A-26D-27D-28D-29C-30A-31D-32C-33B-34A-35A-36B-37B-38A-39D-40B
Lưu ý câu 8: khi đun dung dịch X, do dd X có ion HCO3- nên khi đun xảy ra phản ứng
2HCO3– →CO32- + CO2 ↑+ H2O
Nên khối lượng muối = mCa2+ + mMg2+ + mCl- + mCO32-
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích tính được số mol HCO3– rồi tính số mol CO3 dựa vào pứ phân hủy rồi tính muối.
32: dựa vào định luật bảo toàn điện tích tính được số mol gốc SO42-
Xảy ra pứ:
Ba2+ + SO42- → BaSO4
So sánh giữa số mol của Ba2+ và SO42-, Ba2+ dư 0,005
NH4+ + OH- →NH3 + H2O
So sành giữa só mol NH4+ và OH- thấy số mol OH- dư 0,01
Dung dịch Y gồm Na+, Cl-, OH- dư và Ba2+ dư
Tính được khối lượng muối bằng tổng khối lương của các ion trong Y
Câu 35: HCl → H+ + Cl–
0,001 0,001
CH3COOH ⇄CH3COO– + H+
Bđ 1M 0 0,001 ( do HCl điện li)
PL x x 0,001 + x
Cb 1-x x 0,001+ x
Dựa vào biểu thức Ka tính được x rồi suy ra nồng độ H+ = 0,001 + x, tìm được pH
Chú ý: Em cùng gửi bình luận và đáp án, cách giải với các bạn ở dưới box bình luận dưới đây nhé.