28/02/2018, 13:45

15 điều siêu thú vị về toán học bạn chắc chắn sẽ té ngửa

Với những điều siêu thú vị về toán học dưới đây, chắc chắn nhiều bạn sẽ thêm yêu môn học lý thú này. Những sự thật về môn toán mà ít người biết Điều gì làm nên sức hấp dẫn tuyệt vời của toán học? Những điều dưới đây sẽ giúp bạn thêm hiểu và yêu môn học này! 1 . Nếu bạn viết số Pi đến 2 ...

Với những điều siêu thú vị về toán học dưới đây, chắc chắn nhiều bạn sẽ thêm yêu môn học lý thú này.

Những sự thật về môn toán mà ít người biết

Điều gì làm nên sức hấp dẫn tuyệt vời của toán học? Những điều dưới đây sẽ giúp bạn thêm hiểu và yêu môn học này!

1. Nếu bạn viết số Pi đến 2 chữ số thập phân sau đó viết ngược lại, ta được chữ Pie, có nghĩa là "hình tròn".

2. 111.111.111 x 111.111.111 = 12.345.678.987.654.321.

3. Số 100 được tạo ra từ chữ "hundrath" có nghĩa là 120 chứ không phải 100.

4. Một chiếc bánh Pizza có bán kính Z và chiều cao A sẽ có khối lượng là Pi x Z x Z x A (x là dấu "nhân").

5. 1089 x 9 = 9801.

6. Những học sinh/sinh viên nhai kẹo cao su có khả năng làm toán nhanh hơn những người không nhai.

7. Mọi con đường đều đổ về "100".

123 - 45 - 67 + 89 = 100.

123 + 4 - 5 + 67 - 89 = 100.

123 - 4 - 5 - 6 - 7 + 8 - 9 = 100.

1 + 23 - 4 + 5 + 6 + 78 - 9 = 100

8. (6x9) + (6+9) = 69.

9. Theo các nhà toán học, có 177.147 cách thắt cà vạt.

10. Khi bạn xáo bài, thì thứ tự các quân bài rất có thể chưa từng xuất hiện trong lịch sử!

11. Số được ưa thích nhất là số 7.

Bằng chứng là, chúng ta có 7 tội lỗi chết người, 7 kỳ quan thế giới, 7 màu sắc của cầu vồng, 7 chú lùn, 7 đại dương, 7 ngày trong tuần.....

12. 21978 x 4 = 87912.

13. Trong một căn phòng có 23 người, xác suất 2 người có cùng ngày sinh nhật là 50%.

14. Điều hiển nhiên...

0,999999... = 1

15. Hằng số Kaprekar

Chọn một số bất kỳ có 4 chữ số, làm theo các bước sau và kết quả sau cùng luôn là 6174.

6174 được gọi là hằng số Kaprekar được đặt theo tên nhà toán học Ấn Độ. Để được ra hằng số này thì sẽ phải theo những bước sau:

Chọn một con số bất kỳ gồm 4 chữ số, với điều kiện cả 4 chữ số này không được trùng nhau (như 1111, 2222, 3333,...). Ví dụ số 1401.

Đảo lộn thứ tự các chữ số sao cho mình chọn được 2 con số lớn nhất và nhỏ nhất thu được từ việc đảo lộn này. Trong ví dụ là hai số 4110 và 0114.

Lấy số lớn nhất trừ đi số nhỏ nhất: 4110 - 0114 = 3996

Lặp lại bước 2 và 3 đối với hiệu số vừa thu được. Ta có các kết quả sau:

4110 - 0114 = 3996

9963 - 3699 = 6264

6642 - 2466 = 4176

7641 - 1467 = 6174

Hằng số Kaprekar xuất hiện sau phép trừ thứ 4. Bắt đầu từ đây nếu tính tiếp sẽ không thu được số khác nào ngoài hằng số này.

Hằng số Kaprekar cao nhất mất 7 bước (7 phép trừ) để đi đến kết quả cuối cùng.

Ví dụ số 9831 đến 6174 sau 7 phép trừ:

9831 – 1389 = 8442

8442 – 2448 = 5994

9954 – 4599 = 5355

5553 – 3555 = 1998

9981 – 1899 = 8082

8820 – 0288 = 8532 (cho số 0 vào trước hoặc sau để đủ 4 số, không được 882 – 288 = 594)

8532 – 2358 = 6174

0