14 phát minh lập dị, chết yểu của người Mỹ
Nếu nhu cầu là mẹ đẻ của phát minh hay như cách nói của người Việt: "Trong cái khó, ló cái khôn", thì các tác giả của một số bằng sáng chế được Mỹ cấp vào thế kỷ 19, có thể đã không đếm xỉa đến câu châm ngôn đó. Những phát minh lập dị, chết yểu của người Mỹ Một bộ sưu tập các ...
Nếu nhu cầu là mẹ đẻ của phát minh hay như cách nói của người Việt: "Trong cái khó, ló cái khôn", thì các tác giả của một số bằng sáng chế được Mỹ cấp vào thế kỷ 19, có thể đã không đếm xỉa đến câu châm ngôn đó.
Những phát minh lập dị, chết yểu của người Mỹ
Một bộ sưu tập các bằng sáng chế có thật trong lịch sử Mỹ, được cất giấu suốt hàng trăm năm qua cho thấy rất nhiều phát minh kỳ dị thậm chí khôi hài, từ áo giáp chống thủ dâm, bộ đồ bơi phao bần tới các con búp bê cơ khí ma quái hay kính đeo mắt cho gà. Những thiết kế giàu sức tưởng tượng này đã được Văn phòng sáng chế và thương hiệu Mỹ cấp bằng sáng chế trong giai đoạn từ năm 1871 tới 1933.
Dưới đây là một số sáng chế lập dị từng được Mỹ cấp phép hồi thế kỷ 19, nhưng chưa bao giờ được chính thức chế tạo và trình làng:
1. Một thiết bị dùng để rửa bầu ngực phụ nữ.
2. Mũ cơ khí, tự động nhấc lên khi người đội muốn chào lịch sự mà không cần động đến đôi tay của mình.
3. Một bằng sáng chế năm 1889 cho thấy một thiết bị do Reuben Spalding phát minh nhằm cho phép người bay, sử dụng sự hỗ trợ của một khinh khí cầu và đôi cánh giống như chim.
4. Áo giáp chống thủ dâm
Vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, thủ dâm được coi là nguyên nhân dẫn đến chứng điên loạn. Một thiết kết năm 1908 của xơ Ellen E Perkins (ảnh trái) dành cho các bệnh nhân ở nhà thương điên, cả nam lẫn nữ, nhằm ngăn họ thủ dâm. Ảnh phải là một sáng chế với mục đích tương tự của Jonas E Heyser, được cấp phép năm 1910.
5. Một thiết kế bẫy chuột dùng súng lục.
6. Bằng sáng chế cấp năm 1880 cho thiết kế bộ đồ lặn bằng kim loại của Stephen M Tasker.
7. Mẫu mô hình giúp người trải nghiệm các chuyển động không dự đoán trước được của việc cưỡi ngựa hoặc dê.
8. Bằng sáng chế năm 1933 dành cho khỉ cưỡi ngựa đua.
Việc sử dụng khỉ làm nài ngựa từng phổ biến một thời gian ngắn ở Mỹ và Australia trong những năm 1930.