28/02/2018, 13:24

10 tàn tích cổ đại nổi tiếng thế giới

Nhiều tàn tích lưu lại từ xa xưa vẫn khiến thế giới ngày nay kinh ngạc trước óc sáng tạo và tài xây dựng của người cổ đại. Những tàn tích nổi tiếng trên thế giới của người cổ đại 1. Machu Picchu (Cusco, Peru) Nhà thám hiểm người Mỹ Hiram Bingham đã tìm thấy ...

Nhiều tàn tích lưu lại từ xa xưa vẫn khiến thế giới ngày nay kinh ngạc trước óc sáng tạo và tài xây dựng của người cổ đại.

Những tàn tích nổi tiếng trên thế giới của người cổ đại

1. Machu Picchu (Cusco, Peru)


Nhà thám hiểm người Mỹ Hiram Bingham đã tìm thấy Machu Picchu vào năm 1911. Di tích này được người Inca xây dựng vào 1450 như một dinh thự dành cho hoàng đế Pachacuti. Machu Picchu nằm ở độ cao 2.400 m so với mực nước biển. (Ảnh: Boris G.0

2. Stonehenge (Wiltshire, Anh)


Nằm giữa hàng trăm mồ chôn, Stonehenge là một công trình tượng đài thuộc thời tiền sử. Theo các nhà khảo cổ học, Stonehenge được xây giữa năm 3000 và 2000 trước Công nguyên. (Ảnh: Kate Williams.)

3. Hang đá Long Môn (Hà Nam, Trung Quốc)


Hang đá Long Môn được khởi công xây dựng vào năm 493 dưới triều Bắc Ngụy, bao gồm 1.400 hang nhỏ với hơn 100.000 bức tượng. Một số tượng chỉ cao 2,5 cm trong khi bức tượng Phật lớn nhất cao 17 m. (Ảnh: Jiang Jiang.)

4. Bức tường Hadrian (Cumbria, Anh)


Bức tường Hadrian là một công trình quân sự của nước Anh dưới thời La Mã. Phần lớn bức tường vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Bức tường được xây vào năm 122, hoàn thành sau 6 năm và đánh dấu biên giới của đế chế La Mã ở quần đảo Anh. (Ảnh: Jimmy McIntyre.)

5. Đấu trường La Mã cổ đại (Rome, Italy)


Được xây dựng ở Rome, Đấu trường La Mã cổ đại còn có tên Khán đài Flavia. Đây là khán đài lớn nhất thế giới, xây từ xi măng và đá trong thời gian từ năm 70 đến 80. (Ảnh: I-Ta Tsai.)

6. Jerash (Jerash Governorate, Jordan)


Khởi công xây dựng năm 331 trước Công nguyên dưới thời Alexander Đại đế, thành phố cổ đại Jerash đã trải qua sự cai trị của nhiều đế chế. Một trận động đất vào năm 749 đã phá hủy phần lớn thành phố. Chiến tranh và các trận động đất sau đó càng làm Jerash xuống cấp. Tàn tích của Jerash vùi sâu dưới lòng đất cho đến khi được Ulrich Jasper Seetzen, một nhà Đông phương học người Đức, phát hiện vào năm 1806. (Ảnh: Jeremy Seto.)

7. Tượng đầu người ở Rano Raraku (đảo Phục Sinh, Chile)


Rano Raraku là mỏ đá lớn hình thành từ tro núi lửa cô đặc trên đảo Phục Sinh. Những người dân bản xứ dùng loại đá này để tạc tượng người giữa năm 1250 và 1500. Bức tượng đầu người cao nhất nặng 82 tấn. (Ảnh: anoldent.)

8. Palmyra (Syria)


Cách thủ đô Damascus 215 km về hướng đông bắc, Palmyra là thành phố cổ đại nằm trên một ốc đảo, hình thành vào khoảng năm 2000 trước Công nguyên. Công trình nổi tiếng nhất ở Palmyra là đền thờ Ba’al. (Ảnh: James Gordon.)

9. Wat Ratchaburana (Ayutthaya, Thái Lan)


Wat Ratchaburana là một đền thờ Phật giáo ở Ayutthaya, được vua Borommarachathirat II dựng lên vào năm 1424 trên khu đất hỏa thiêu hai người anh trai đã chết trong cuộc chiến giành ngai vàng. (Ảnh: Heiko S.)

10. Pompeii (Pompei, Italy)


Pompeii, một thành phố cổ đại nằm gần Naples ngày nay, đã bị phá hủy và chôn vùi bởi tro bụi từ vụ phun trào của núi lửa Vesuvius vào năm 79. (Ảnh: Francesco Minciotti.)

0