02/06/2018, 11:47

10 bí quyết tẩm ướp thực phẩm (1)

Tẩm ướp thực phẩm là một khâu khá quan trọng trong quá trình sơ chế trước khi chế biến. Việc tẩm ướp các loại gia vị hợp lý sẽ làm cho thực phẩm thẩm thấu tốt và tạo hương vị tuyệt vời khi thưởng thức. Sẽ rất khó chịu khi bạn phải ăn một miếng bít tết nhạt nhẽo được dọn kèm với nước sốt mặn chát. ...

Tẩm ướp thực phẩm là một khâu khá quan trọng trong quá trình sơ chế trước khi chế biến. Việc tẩm ướp các loại gia vị hợp lý sẽ làm cho thực phẩm thẩm thấu tốt và tạo hương vị tuyệt vời khi thưởng thức. Sẽ rất khó chịu khi bạn phải ăn một miếng bít tết nhạt nhẽo được dọn kèm với nước sốt mặn chát.

Việc tẩm ướp thực phẩm thật ra không hề khó, quan trọng là bạn cần nắm được một số quy tắc cơ bản kết hợp cùng một chút kinh nghiệm của bản thân. Chúng tôi sẽ chỉ bạn một vài bí quyết tẩm ướp thực phẩm đơn giản như sau:

1. Rượu trắng và gừng giúp khử mùi tanh của cá và hải sản

 1
  

Những loại cá biển và hải sản có mùi tanh tự nhiên khiến món ăn mất ngon khi thưởng thức. Để của chúng, bạn có thể cho thêm gừng và rượu vào nước ướp.

Đối với cá: Gừng đập dập, chà xát lên bề mặt da cá. Hoặc bạn có thể rưới một muỗng canh rượu trắng và đặt vài lát gừng xắt mỏng lên trên cá khi hấp.

Đối với hải sản khác như bạch tuộc, mực: Rửa sạch với ít nhất 3 muỗng canh rượu trắng+ nước đá lạnh+ 1 củ gừng đập dập trước khi ướp.

2. Tẩm uớp thực phẩm theo trình tự mặn-ngọt-thơm-cay

Nhiều người không chú trọng thứ tự ướp của các loại gia vị. Họ chỉ đơn thuần nhớ đến món nào là cho món đó vào. Việc này làm thực phẩm không thẩm thấu một cách tốt nhất.

Bạn nên ướp theo trình tự như sau, điều này giúp thực phẩm đạt hương vị mong muốn sau khi nấu và thẩm thấu một cách tốt nhất. Cách này còn giúp chúng ta không bỏ sót hay quên ướp một loại gia vị nào đó.

Mặn: Muối, hạt nêm, nước mắm…

Ngọt: Đường, bột ngọt, mật ong…

Thơm: Hành tím, tỏi băm, rượu, tiêu, mè, cùng các loại lá thơm…

Cay: ớt, sa tế,…

Không mùi: Một số món cần ướp với dầu ăn, trứng hoặc bột mì, đây là ba loại “gia vị” khá đặc biệt, bạn nên cho vào cuối cùng.

Lưu ý: Nếu tẩm ướp thực phẩm số lượng nhỏ, bạn có thể ướp trực tiếp. Bạn nên trộn lên một lần trước khi ướp một loại gia vị khác vào, như vậy gia vị sẽ đều hơn.

Nếu lượng thực phẩm cần ướp lớn, bạn nên trộn đều các loại gia vị vào một chén, sau đó rưới lên thực phẩm, nó sẽ giúp thịt thấm đều nước ướp hơn.

3. Thời gian và liều lượng trong tẩm ướp thực phẩm

Đối với từng loại thực phẩm và tùy theo món ăn sẽ có thời gian tẩm ướp khác nhau. Thông thường:

Thịt heo, gà (thịt trắng): Ướp trên 30 phút (miếng to)

Thịt bò, cừu (thịt đỏ): 10 phút với thịt nguyên khối

Thịt thái lát hoặc thịt băm: dưới 5 phút hoặc không ướp (nêm gia vị trực tiếp khi nấu)

Cá: 15-20 phút. Cá biển có độ mặn tự nhiên nên ướp ít muối hơn cá sông.

Hải sản: Tôm còn nguyên vỏ, mực lá dày: từ 15-30 phút, không quá 1 tiếng. Tôm bỏ vỏ, mực ống: 5-10 phút hoặc không ướp. Riêng bạch tuộc không nên ướp quá 15 phút vì bạch tuộc sẽ ra nước ăn mất ngon.

Củ quả: Rắc gia vị trước khi đút lò nướng.

4. Nước ép lê táo giúp làm mềm thịt

 2
  

Đối với những bạn đã từng thưởng thức Hàn Quốc hay đã xem chương trình ẩm thực Hàn Quốc chắc hẳn sẽ rất thích thú với những miếng thịt nướng thơm ngon và mềm mại tới bất ngờ. Bí quyết tẩm ướp thịt nướng của người Hàn rất đơn giản: Họ sử dụng nước ép trái cây trong tẩm ướp thịt, đặc biệt là nước ép lê, táo. Chính axit nhẹ trong các loại trái cây làm mềm và tạo độ ngọt tự nhiên cho thịt. Bí quyết này đặc biệt phù hợp với những loại thịt đỏ như thịt bò, bê, cừu…

Cách lấy nước trái cây không dùng máy ép: Bào mỏng hoặc băm nhỏ trái lê, táo. Sau đó lấy một miếng vải mỏng (bạn có thể sử dụng loại khăn mùng trắng dành cho trẻ em), cho lê táo vào và vắt lấy nước. Ướp nước ép lê táo với thịt trong ít nhất 20p, bạn sẽ thấy sự khác biệt của thịt sau khi nướng.

5. Cách sử dụng muối cũng quan trọng?

 3
  

Trong nấu ăn có nhiều loại muối, được phân loại theo kích cỡ và vị mặn của từng loại. Thông thường các đầu bếp chuyên nghiệp hay sử dụng muối ăn (kosher salt) để tẩm ướp thịt và muối biển (sea salt) để ướp cá và hải sản. Chú ý bạn tuyệt đối không nên sử dụng muối tinh (muối iod) trong tẩm ướp thời gian dài vì chúng có độ mặn cao, lại dễ thẩm thấu làm thực phẩm ra nước và bị khô.

Theo lammonngon.com

0