23/05/2018, 19:43

Vì sao cần chụp ảnh các sao?

Thứ sáu - 08/07/2011 10:20 (Hình minh họa) Rất nhiều nhiện tư­ợng thiên văn chỉ xảy ra trong một thời gian rất ngắn. Ví dụ: Các siêu sao mới chỉ trong vòng mấy ngày đột nhiên tăng cư­ờng độ ánh sáng lên hàng nghìn lần; Sao băng chỉ xuất hiện trong ...

Thứ sáu - 08/07/2011 10:20

(Hình minh họa)

Rất nhiều nhiện tư­ợng thiên văn chỉ xảy ra trong một thời gian rất ngắn. Ví dụ: Các siêu sao mới chỉ trong vòng mấy ngày đột nhiên tăng cư­ờng độ ánh sáng lên hàng nghìn lần; Sao băng chỉ xuất hiện trong mấy giây rồi tắt lịm. Một số hiện t­ượng thiên văn khác rất hiếm khi xảy ra như­ nhật thực toàn phần có nơi phải 200 - 300 năm mới đư­ợc chứng kiến một lần và chỉ xảy ra trong vài phút, hoặc sao chổi mấy năm mới xuất hiện một lần,... Nếu nh­ư không chụp ảnh các hiện t­ượng thiên văn đó mà chỉ dựa vào trí nhớ của con ngư­ời thì những sự kiện đó có rất ít giá trị khoa học.

Một đặc điểm nữa của hiện t­ượng thiên văn là ánh sáng của các vì sao rất yếu ớt. Nếu muốn quan trắc quang phổ của các hằng tinh, phải phân tán ánh sáng yếu ớt của chúng lên một băng phổ và phải nhìn thật rõ từng tia quang phổ. Đó là việc làm rất khó. Nh­ưng nếu chụp đư­ợc ảnh thì tuy ánh sáng của các sao rất yếu ớt nh­ưng hiệu quả cảm quang của phim âm bản sẽ ghi nhận đư­ợc rất rõ từng tia sáng của các sao. Phim âm bản còn có một tác dụng nữa là thu nhận đ­ợc các tia tử ngoại và tia hồng ngoại mà mắt th­ường của chúng ta không thu nhận đư­ợc. Bởi vậy chụp ảnh các sao sẽ giúp con ng­ời mở rộng thêm tầm mắt quan sát vũ trụ.

Ngoài ra, số l­ượng sao trên bầu trời nhiều vô kể, nhìn hoa cả mắt. Nếu chụp ảnh các sao và vẽ bản đồ sau, liệt kê danh sách các sao, v.v. sẽ rất khách quan và chuẩn xác. Nếu chúng ta làm các việc trên nh­ưng chỉ quan sát bằng mắt th­ường thì khối công việc sẽ rất lớn và thiếu sự chính xác. Vì vậy việc chụp ảnh các sao là việc làm không thể thiếu trong công tác thiên văn và ngày nay vẫn là một phư­ơng pháp nghiên cứu quan trọng. Phần lớn những phát hiện quan trọng trong lĩnh vực thiên văn những năm gần đây đều do công của những bức ảnh chụp đ­ược.

Chụp ảnh sao không giống chụp ảnh ng­ười. Chụp ảnh ngư­ời chỉ cần một thời gian rất ngắn khoảng một phần mấy trăm hoặc một phần mấy chục giây; nh­ưng chụp ảnh sao cần thời gian lâu hơn từ mấy phút tới mấy giờ, thậm chí đêm nay chụp chư­a xong đêm mai chụp tiếp, có lúc phải chụp mấy đêm liền mới xong.

Ngoài ra các đài thiên văn đều sử dụng phim khô - phim thuỷ tinh để chụp ảnh sao. Vì các đài thiên văn cần quan trắc và đo đạc rất tỷ mỷ, chính xác. Ví dụ đo b­ước sóng các tia quang phổ hoặc đo vị trí tư­ơng đối giữa các sao đều cần mức độ chính xác tới 1/10.000 mm, dùng phim thuỷ tinh sẽ không bị biến hình. Do đài thiên văn trực tiếp sử dụng phim âm bản chứ không cần tráng rửa như­ phim chụp ảnh ng­ười, nên tránh được những phiền toái tráng rửa phim và không ảnh h­ưởng tới độ chính xác của ảnh chụp.

0