23/02/2018, 09:48

Văn khấn lễ cúng Tiên Sư

Văn cúng Tiên sư – Thánh sư Cách chuẩn bị lễ cúng Tiên Sư Thánh Sư còn gọi là Tiên sư hay Nghệ Sư. Tức là ông tổ một nghề nào đó, người đã khai phá ra nghề đó và truyền lại cho các thế hệ sau. Lễ cúng ...

Cách chuẩn bị lễ cúng Tiên Sư

Thánh Sư còn gọi là Tiên sư hay Nghệ Sư. Tức là ông tổ một nghề nào đó, người đã khai phá ra nghề đó và truyền lại cho các thế hệ sau. Lễ cúng Tiên sư thường diễn ra từ ngày mùng 7 đến ngày mùng 9 tháng giêng. Mời các bạn tham khảo văn khấn lễ cúng Tiên Sư.

Cúng Tiên Sư mùng 9 tháng Giêng

Họ chỉ là con người bình thường nhưng được nhân dân tôn thờ vì đã có công tạo ra nghề và truyền dạy cho dân chúng. Trước đây những người cùng một nghề hay cùng buôn bán một thứ hợp nhau lại thành một phường hội, lập miếu thờ Thánh Sư.

Mỗi nghề ở làng quê Việt Nam đều có một vị Thánh Sư. Họ chỉ là con người bình thường nhưng được nhân dân tôn thờ vì họ đã tao ra nghề và truyền dạy cho dân chúng. Những người cùng một n ghê hay cùng buôn bán một thứ hợp nhau lại thành một phường hội, lập miếu thờ Thánh Sư.

Cúng Tiên Sư ngành nghề là thể hiện tinh thần "uống nước nhớ nguồn" và "tôn sư trọng đạo" để nhớ ơn các bậc tiền nhân có công truyền dạy nghề và đây cũng là dịp để khuyến khích, hỗ trợ nhau trong công việc làm ăn. Chính vì vậy mà ngày cúng Tiên Sư là một nét văn hóa truyền thống cần được giữ gìn và phát huy trong cuộc sống hiện đại với biết bao bộn bề công việc.

Người Việt rất quý trọng Thánh Sư nên ngoài việc thờ Thánh Sư tại miếu chung của phường, các gia đình trong phường cũng lập bàn thờ Thánh Sư tại gia đình mình.

Văn khấn Tiên Sư

Lễ cúng Thánh Sư

Trong những ngày Sóc Vọng, lễ, Tết, khi cúng Gia Tiên, gia chủ cũng đồng thời cúng Thánh Sư, với đồ lễ tương tự như cúng Thổ Công. Vào ngày mồng 9 tháng Giêng ở quê tôi mọi người tùy theo nghề nghiệp của mình tiến hành làm lễ cúng các vị tổ của các nghề gọi là "lễ cúng Tiên Sư".

Nhưng ngày cúng Thánh Sư quan trọng nhất trong năm là ngày Kỵ Nhật của Thánh Sư. Ngày đó được cúng giỗ chung lại miếu phường và các gia đình phường viên cũng tổ chức cúng riêng tại nhà để tỏ lòng tưởng nhớ ông tổ nghề của mình. Những người hành nghề, mỗi khi gặp khó khăn đều làm lễ cúng Thánh Sư để được phù hộ gặp may mắn.

Lễ vật cúng Tiên Sư tại nhà thường là hương, hoa, trà, rượu và một con gà. Trước đây sau khi cúng Tiên Sư xong thì làm lễ khai bút đối với những ngành nghề liên quan đến con chữ hoặc làm mở hàng công việc của mình đối những nghề thủ công. Ngày nay, tục khai bút không còn phổ biến, nhưng những người thợ vẫn duy trì lễ ra mắt Tiên Sư.

Văn khấn cúng Tiên Sư mùng 9 tháng Giêng

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là ………………………

Ngụ tại………………………

Hôm nay là ngày… tháng…..năm………(âm lịch) tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng thiên hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.

Con kính mời ngài Thánh Sư nghề…………

Cúi xin Chư vị Tôn thần Thánh Sư nghề……… thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

0