21/02/2018, 08:30

[Văn học 11] Cảm nhận vẻ đẹp riêng của hai bài thơ “Thương vợ” (Tú Xương) và “Tự tình” (Hồ Xuân Hương)

Cảm nhận vẻ đẹp riêng của hai bài thơ “Thương vợ” (Tú Xương) và “Tự tình” (Hồ Xuân Hương) Đề bài: Cảm nhận vẻ đẹp riêng của hai bài thơ “Thương vợ” (Tú Xương) và “Tự tình” (Hồ Xuân ...

Cảm nhận vẻ đẹp riêng của hai bài thơ “Thương vợ” (Tú Xương) và “Tự tình” (Hồ Xuân Hương)

Đề bài: Cảm nhận vẻ đẹp riêng của hai bài thơ “Thương vợ” (Tú Xương) và “Tự tình” (Hồ Xuân Hương)

Bài làm:

Thế giới không phải được tạo lập một lần mà mỗi một lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện là một lần thế giới được tạo lập” . Sáng tạo luôn là yêu cầu sống còn của văn chương nghệ thuật. Cùng viết về đề tài người phụ nữ nhưng mỗi nhà thơ, nhà văn lại có những nét riêng. Khám phá “Tự tình” của Hồ Xuân Hương và “Thương vợ” của Tú Xương, ta thấy rõ được điều đó. Nếu “Tự tình” là nỗi buồn đau xót , phẫn uất của Hồ Xuân Hương trước duyên phận hẩm hiu thì “Thương vợ” là những yêu thương trân trọng đanh cho người vợ của mình.

Cảm nhận vẻ đẹp riêng của hai bài thơ “Thương vợ” (Tú Xương) và “Tự tình” (Hồ Xuân Hương)Cảm nhận vẻ đẹp riêng của hai bài thơ “Thương vợ” (Tú Xương) và “Tự tình” (Hồ Xuân Hương)

Trong lịch sử VHVN, Hồ Xuân Hương là hiện tượng rất độc đáo: nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữu tình, đậm chất dân gian từ đề tài cảm hứng đến ngôn ngữ hình tượng. Nổi bật trong sáng tác của Hồ Xuân Hương là tiếng nói thương cảm với người phụ nữ, là sự đề cao, khẳng định vẻ đẹp của họ. Tiêu biểu cho tác phẩm về đề tài phụ nữ là bài thơ  “Tự tình” – tiếng lòng được nói lên từ trái tim thi sĩ, bộc lộ cảnh éo le ngang trái cùng những nỗi niềm u hòa xót. Nếu Hồ Xuân Hương được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm, nữ sĩ nổi loạn thì Tú Xương được mệnh danh là ông Hoàng thơ Nôm. Tú Xương là một trong những đại diện xuất sắc trong VHVN cuối thế kỉ XIX. Thơ của Tú Xương gồm hai nhánh: trữ tình và trào phúng. Một trong những tác phẩm nổi bật về vẻ đẹp trữ tình của thơ ông Hoàng là bài thơ “Thương vợ’ – áng thơ hay và cảm động nhất mà Tú Xương dành tặng cho người bạn đời của mình, người mà ông hết lòng yêu thương.

         “Tự tình” và “Thương vợ” ra đời trong những hoàn cảnh cụ thể khác nhau nhưng cả hai đều diễn tả một cách chân thực, thấm thía, cảm động thân phận bất hạnh, bi kịch cùng những nét đẹp tâm hồn cao quý của người phụ nữ trong cuộc sống gia đình riêng tư. Cùng hướng đến sỗ phận bất hạnh và những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ nhưng mỗi bài thơ là một sáng tạo về nội dung, một khám phá về tư tưởng. Đến với “Tự tình” là đến với tiếng nói của người con gái về duyên phận hẩm hiu, éo le, bẽ bàng mang thân đi làm lẽ. Còn đến với “Thương vợ” lại là đến với sự lam lũ, vất vả, nhọc nhằn trước gánh nặng mưu sinh của người vợ, người mẹ qua lăng kính đầy yêu thương, trân trọng của đức ông chồng Nho sinh. Ở “Tự tình’, người phụ nữ sáng lên với khát vọng hạnh phúc cháy bỏng, nghị lực mạnh mẽ, bản lĩnh cứng cỏi, dám nổi loạn, muốn lật nhào mọi luật lệ khắt khe, hà khắc của chế độ phong kiến. Khác với “Tư tình”, hình ảnh bà Tú trong “Thương vợ” là sự hội tự bao phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ VIệt Nam: đảm đang, tháo vát, tần tảo, chịu thương, chịu khó, hết lòng yêu thương và sắn sàng hi sinh tất cả cho chồng con.

“Tự tình” mở đầu với cảnh đêm khuya thanh vắng cùng những nỗi bẽ bàng tủi hổ của người thi sĩ:

                         Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

                         Trơ cái hồng nhan với nước non

Từ láy “văng vẳng” diễn tả tiếng trống điểm canh vừa dồn dập, vừa gợi không gian mênh mông, vắng lặng đến rợn ngợp. Đêm khuya, không ai lại đánh trống dồn dập liên hồi trừ trống bao động. Tiếng trống điểm canh lại càng không thể. Thế mà nữ sĩ lại nghe thấy tiếng trống điểm canh dồn dập. Tại sao vậy? Phải chăng lắng qua tâm tình của người phụ nữ? Phải chăng lắng qua tâm tình của người đàn bà luôn khát khao hạnh phúc ngập tràn mà phải chịu cảnh chăn đơn gối chiếc, tiếng trống cầm canh bỗng đổi nhịp trở nên nhanh mạnh? Âm thanh ấy là sự nhắc nhở một cách quái ác về sự trôi chảy của thời gian. Đồng thời, đó cũng là sự giật mình thảnh thốt, hốt hoảng của người đàn bà phận ẩn duyên ôi. Ở câu thơ thứ hai, nữ sĩ dùng đến hai chữ “hồng nhan”, điều đó có nghĩa là thiếu nữ xuân sắc vẫn còn, vậy mà cứ phải trơ ra không kẻ đoái hoài, người quan tâm. Từ “trơ” đắt giá được đảo lên đầu câu, lại tách riêng ra đi nhịp lẻ 1/3/3 khiến nỗi bẽ bàng, chua xót càng hằn sâu nhức nhối. Cô đơn, buồn tủi, nữ sĩ đã tìm đến rượu để giải sầu:

 Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

                             Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn

Xưa nay những người đàn ông tìm đến rượu  giải sầu đã là chuyện bất đắc dĩ. Đằng này, nữ sĩ lại một mình uống rượu suốt đêm thâu, dưới trăng khuyết tàn lạnh là việc cực chẳng đã, uống rượu mà như uống sầu, uống tủi. Có thể thấy rượu và tình đều làm cho người ta say. Bởi thế câu thơ: Chén rượu hương đưa say lại tỉnh  dồn dập, chồng chất bi kịch. Chữ “lại” trong say lại tỉnh ghìm nén một nỗi đắng cay chua xót. Tìm đến rượu chẳng thể giải sầu, thi sĩ chỉ còn biết tâm sự với trăng nhưng cũng chỉ thấy Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn. Một chuỗi từ ngữ cùng trường nghĩa hiện ra, hao khuyết cứ láy đi láy lại: xế – khuyết – chưa tròn càng khơi sâu thêm nỗi xót xoa trước duyên phận hẩm hiu của nữ sĩ. Từ nỗi xót ca, cay đắng đến uất hận, phẫn nộ. Đó là mạch cảm xúc xuyên suốt bài thơ “Tự tình”. Nỗi niềm phẫn uất dồn nén đã nhiều không chịu ở yên trong lòng nữa mà nó trào ra ùa vào cảnh vật:

 Xiên ngang mặt đất rêu từng đám

                              Đâm toạc chân mây đám ấy hòn

Nghệ thuật đảo ngữ kết hợp với những động từ, tính từ mạnh đã làm đặc tả sự phản kháng mãnh liệt, dữ dội đến mức như muốn “nổi loạn” của tâm hồn nữ sĩ. Hai câu luận mang đậm dấu ấn, bản lĩnh Xuân Hương: đó là một cá tính mạnh mẽ, táo bạo, không bao giờ chịu gục ngã trước hoàn cảnh, không bao giờ cúi đầu trước số phận. Nhưng sau cùng, Tự tình vẫn kết lại trong tâm trạng chán trường ngao ngán:

 Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại

                             Mảnh tình san sẻ tí con con

Hai câu kết, Xuân Hương đã sử dụng tài tình từ đa nghĩa. Từ ‘xuân” vừa có nghĩa là mùa xuân vừa có nghĩa là tuổi xuân của con người. Hai chữ “lại” xếp cạnh nhau nhưng lại mang nghĩa hoàn toàn khác nhau. Nếu chữ “lại’ thứ nhất mang nghĩa thêm một lần nữa thì chữ “lại” thứ hai mang nghĩa là sự trở lại tuần hoàn. Ngao ngán thay khi mùa xuân của đất trời cứ tuần hoàn còn tuổi xuân, tình yêu cứ một đi không trở lại. Nghịch cảnh éo le hơn qua nghệ thuật tăng tiến trong câu thơ: mảnh tình – san sẻ – tí con con. Câu thơ như một tiếng than chua xót được chắt ra từ sâu thẳm cõi lòng của ngừoi đàn bà mang thân đi làm lẽ.

Cùng viết về đề tài người phụ nữ, nhưng “Thương vợ” cũng có nét độc đáo rất riêng. Ngay từ những nét phác họa đầu tiên, sự vất vã, nhọc nhằn cùng sự tần tảo đảm đang của người phụ nữ đã hiện lên một cách xúc động qua tấm lòng yêu thương của Tú Xương:

Quanh năm buôn bán ở mom sông

                           Nuôi đủ năm con với một chồng

Thơ trước là sự, sau là tình. Ẩn sau câu thơ tái hiện cuộc sống buôn bán nhọc nhằn , vất vả của bà Tú là ánh mắt dõi theo đầy xót thương của ông Tú. Cách nói « nuôi đủ » ẩn chứa í vị xâu xa. Nó chất chứa bao nỗi vất vả nhọc nhằn của bà Tú. Bằng cách nói này, Tú Xương đã hạ mình xuống hàng con, nhân lên nhiều lần công ơn to lớn của bà Tú. Ngoài bộ lộ niềm tri ân với vợ, cách nói « nuôi đủ » còn kín đáo thể hiện nỗi niềm cay đắng của người con đất Vị Hoàng. Đường đường là nam nhi sức dài vai rộng mà lại pahri ăn bám vào vợ. Câu thơ hằn lên nỗi niềm cay đắng, tủi hổ rất Tú Xương. Xót xa trước nỗi cơ cực, đắng cay của vợ, Tú Xương cứ miên man kể khổ, kể nhục :

   Lặn lội thân có khi quẵng vắng

                              Eo sèo mặt nước buổi đò đông

Câu thơ của Tú Xương đã đưa người đọc về với miền ca dao, dân ca xưa cùng với hình ảnh : cái cò, thân cò,… Bắt nguồn từ cao dao, dân ca nhưng Tú Xương vẫn có sáng tạo rất tinh tế. Ca dao nói theo chiều thuận « thân có lặn lội » Tú Xương lại đảo ngược « lặn lội thân cò ». Ca dao đặt hình ảnh cái cò trong không gian vắng lặng, lộng gió thì Tú Xương để « thân cò » trong không gian, thời gian khi quẵng vắng, mênh mông, heo hút, rợn ngợp. Cái cò trong cao dao « nỉ non tiếng khóc » còn bà Tú âm thầm, lặng lẽ, hi sinh. Tấm lòng của bà Tú thật cao đẹp và cảm phục biết bao. Bằng tất cả sự thấu hiểu, yêu thương xót xa, chân thành, ông Tú đã dựng nên bức chân dung người vợ tảo tần thấm vị mặn mồ hôi, vị cay đắng của nuóc mắt làm xúc động người đọc. Không chỉ đứng ngoài kể khổ mà Tú Xương còn nhập thân nói lên những tâm tình sâu sắc trong cõi lòng của người vợ thương yêu :

Một duyên hai nợ âu đành phận

                                     Năm nắng mười mưa dám quản công

Phép đếm « một …hai…năm…mười » như sự cơ cực, cay đắng chồng chất mà bà Tú phải gánh chịu. Dẫu thế, bà Tú nào có oán trách, kêu ca. Bà Tú vẫn sẵn sàng sả thân, tự nguyện hi sinh. Đến đây, bức chân dung của bà Tú – một người hình mẫu lí tưởng cho người phụ nữ Việt Nam đã hoàn thiện trong nét vẽ yêu thương, kính trọng của Tú Xương. Bà Tú tiêu biểu cho những phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt : đảm đang, tháo vát, tảo tần, chịu thương, chịu khó, hết lòng yêu thương chồng con. Cao trào của tình thương vợ dội lên trong hai câu kết :

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

                                Có chồng hờ hững cũng như không

Bài thơ kết lại bằng một tiếng chửi. Ông Tú chửi thói đời bất công, trọng nam khinh nữ đã sinh ra những đức ông chồng hờ hững, ăn ở bạc, có cũng như không. Ông Tú còn chửi xã hội đen bạc đã khiến bao đức lang quân dù ngày đêm dùi mài, kinh sử nhưng rút cục vẫn xôi hỏng bỏng không. Và Tú Xương cũng không quên chửi mình, kết tội mình là kẻ ăn bám, là người thừa, vô dụng, vô tích sự. Có thể nói, chửi đời và tự xỉ vả mình là cách thương vợ rất đặc biết của Tú Xương. Đằng sau tiếng chửi ấy là tâm trạng đau đớn, phẫn uất  bi kịch của thi sĩ. Bởi thế lời chửi chẳng những thể hiện tấm lòng thương vợ chân thành, sâu sắc mà còn kết đọng bóng đen của thời đại,

Là những sán tác của VHTĐ, « Tự tình » (Hồ Xuân Hươn), « Thương vợ » ( Tú Xương), là những ánh thơ Nôm được viết theo thể Thất ngôn bát cú Đường luật với kết cấu niêm luật chặt chẽ, gieo vần, đối ngẫu rất chỉnh. Hai tác phẩm còn gặp nhau ở ngôn từ giản dị trong sáng, tự nhiên, giàu sức biểu cảm và có sự kết hợp linh hoạt, nhuần nhuyễn hiệu quả các biện pháp tư từ như đảo ngữ, ẩn dụ

« Thương vợ » và « Tự tình », mỗi bài thơ không chỉ là một khám phá về nội dung mà còn là phát minh về hình thức. Là sản phẩm của những ông Hoàng, bà Chúa thơ Nôm, mỗi tác phẩm mang vẻ đẹp riêng. « Tự tình » của Xuân Hương thuần chất trữ tình. Ngoài cách bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình còn gián tiếp thể hiện qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, qua hình ảnh mang tính biểu trưng. Không giốn với « Tự tình », « Thương vợ » lại có sự hòa quyện giữa trữ tình và tự trào. Thêm vào đó, ngôn ngữ và hình ảnh của « Tự tình » in đậm cá tính mạnh mẽ, quyết liệt của một nữ sĩ nổi loạn . Trái lại, hình ảnh ngôn từ của « Thương vợ » lại thấm đượm màu sắc dân gian với những thành ngữ quen thuộc, những hình ảnh trở đi trở lại trong bao áng cao dao, dân ca,…

Có thể thấy, Hồ Xuân Hương, Tú Xương đều là những bà Chúa, ông Hoàng thơ Nôm. « Tự tình », « Thương vợ » là những thi phẩm hội tụ vẻ đẹp của những cây bút tài hoa ấy. Cùng viết về người phụ nữ, nhưng hai nhà thơ lại có nét riêng không giống ai. Đó chính là phong cách của những người nghệ sĩ. Nếu « Tự tình » thể hiện rõ cá tính mạnh mẽ, quyết liệt, nổi loạn của nữ sĩ họ Hồ, thì « Thương vợ » lại thấm đẫm màu sắc văn học văn hóa dân gian. Tuy có những sự khác nhau, nhưng cả hai tác phẩm đều đã nhận được sự hoan nghênh của thế hệ đời sau và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả.

Nguồn: 

0