11/05/2018, 14:45

Vai trò của nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước

a. Công nghiệp hóa – hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Theo quan điểm của Đảng ta xác định công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng lao động thủ ...

a. Công nghiệp hóa – hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Theo quan điểm của Đảng ta xác định công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
Công nghiệp hóa ở nước ta có đặc điểm phải gắn liền với hiện đại hóa bởi vì cuộc cách mạng khoa học hiện đại đã và đang diễn ra một số nước phát triển bắt đầu nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Do đó chúng ta cần phải tranh thủ ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, tiếp cận với nền kinh tế tri thức để hiện đại hóa những ngành, những khâu những lĩnh vực có điều kiện nhảy vọt.
Ở nước ta công nghiệp hóa nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội; tăng cường sức mạnh để bảo vệ độc lập dân tộc. Mục tiêu tổng quát của sự nghiệp công nghiệp hóa của nước ta được Đảng cộng sản Việt Nam xác định tại Đại hội lần thức VIII và tiếp tục khẳng định tại Đại hội lần thứ IX là “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta  cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa”

b. Vai trò của nguồn nhân lực đối với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Theo thống kê của Liên Hợp Quốc đến nay đã có tới 30 nước hoàn thành công nghiệp hóa. Một lợi thế cho những người đi sau là có sẵn vô vàn bài học thành công và thất bại của những người đi trước. Người ta đã tổng kết và kể ra rất nhiều con đường công nghiệp hóa khác nhau: Công nghiệp hóa cổ điển và phi cổ điển.
Công nghiệp hóa cổ điển đây là kiểu công nghiệp hóa mà các nước Tây Âu và Mỹ đã thực hiện ở thế kỷ 18, 19.
– Công nghiệp loại 2: phi cổ điển là của các nước đi sau tiến hành công nghiệp hóa một cách chủ động theo định hướng của Chính phủ. Nước ta đi theo con đường này, và con đường này có xu hướng rút ngắn thời gian hoàn thành.
Nói tới công nghiệp hóa – hiện đại hóa người ta đến vốn và công nghệ hiện đại. Nhưng điều đó chỉ hoàn toàn đúng với con đường công nghiệp hóa cổ điển, kinh nghiệm của các nước công nghiệp hóa con đường thứ hai cho thấy hoàn toàn không phải như vậy mà nhân tố quan trọng nhất chính là con người
Công nghiệp hóa – hiện đại hóa là con đường duy nhất để phát triển nền kinh tế – xã hội đối với bất cứ quốc gia nào nhất là các nước chậm phát triển và đang phát triển. Trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa, con người – nguồn nhân lực với tư cách là lực lượng sản xuất hàng đầu của xã hội. Chính là yếu tố quyết định nhất, động lực cơ bản nhất. Thực tế đã chứng minh nguyên nhân dẫn đến sự thành công của các quốc gia vùng lãnh thổ có nền công nghiệp phát triển ở Châu Á. Họ đã có chính sách ưu tiên phát triển giáo dục hợp lý tạo ra nguồn nhân lực có tay nghề, chuyên môn kỹ thuật cao đáp ứng tốt cho công nghiệp hóa. Nếu như công nghiệp hóa của các nước Châu Âu kéo dài gần 100 năm thì các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapo chỉ mất hai ba mươi năm đã xây dựng được một nền công nghiệp hiện đại. Rò ràng nguồn nhân lực trở thành yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng mang tính quyết định nhất đối với sự phồn thịnh của quốc gia.
Đảng ta xác định nhân tố con người chính xác là vốn con người, vốn nhân lực bao gồm cả sức lao động, trí tuệ và tinh thần gắn với truyền thống của dân tộc là vốn quý nhất, quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vì  thế giải phóng tiềm năng con người, để phát huy tối đa nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa là một trong những quan điểm đổi mới có tính đột phá trong đường lối phát triển kinh tế – xã hội của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới. Con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng đã được Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 – Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII xác định xây dựng với những đức tính “Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật sáng tạo, năng suất cao. Vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội, thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực”.

0