24/05/2018, 12:39

Triệu chứng, đường lây Ebola ở trẻ em như thế nào?

Cơ chế lây Ebola ở trẻ em giống như ở người lớn. Tại cuộc họp báo thông tin về tình hình dịch bệnh do virus Ebola do Bộ Y tế tổ chức sáng 12/8, ông Masaya Kato – Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết bệnh do vi rút Ebola có hai đường lây: Trực ...

Cơ chế lây Ebola ở trẻ em giống như ở người lớn.

Tại cuộc họp báo thông tin về tình hình dịch bệnh do virus Ebola do Bộ Y tế tổ chức sáng 12/8, ông Masaya Kato – Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết bệnh do vi rút Ebola có hai đường lây: Trực tiếp và gián tiếp.

Trường hợp nhiễm trực tiếp từ người hoặc con vật bị Ebola; Trường hợp nhiễm gián tiếp như dính vào dịch xét nghiệm, nước tiểu, nước mắt vương ra môi trường, bàn ghế, giường chiếu... có chứa vi rút Ebola. 

Ông Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết vi rút Ebola có thể sống ngoài môi trường một tuần, ở nhiệt độ cao có thể sống được 30 phút. Song vi rút Ebola có thể chết khi tiếp xúc với các hóa chất sát khuẩn, đơn giản nhất như xà phòng.

Vấn đề lây nhiễm ở trẻ em còn thêm một đường nữa là thông qua đường bú mẹ. Nếu mẹ nhiễm Ebola không nên cho con bú. Việc lây nhiễm Ebola chỉ thực sự xảy ra khi người bị nhiễm xuất hiện các triệu chứng.

Cũng trong buổi họp báo, trước thông tin đến năm 2015 sẽ có vắc xin phòng bệnh Ebola, ông Masaya Kato cho biết hiện tại không có vắc xin hay phương pháp điều trị đặc hiệu, chủ yếu điều trị hỗ trợ, triệu chứng. 

Vấn đề vắc xin phòng Ebola cả thế giới đang nỗ lực, tuy nhiên rất khó có thể trả lời chính xác khi nào có. Việc sản xuất vắc xin mới cần rất nhiều khâu như thử nghiệm lâm sàng ở động vật, người và phải có sự cho phép của chính phủ nước sở tại. Với cố gằng hiện nay, ông Kato hy vọng sẽ sớm có vắc xin này.

Triệu chứng của nhiễm vi rút Ebola gồm:

- Thời gian ủ bệnh 2 – 21 ngày. Bệnh thường khởi phát bằng triệu chứng sốt, mệt mỏi, đau cơ, đau đầu, đau họng. Tiếp theo là nôn ói, tiêu chảy, phát ban, suy giảm chức năng gan, thận, có thể gây xuất huyết da, niêm mạc và các cơ quan.

- Bệnh sốt xuất huyết Ebola không có điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị hỗ trợ tích cực, bù dịch, điện giải, điều chỉnh các rối loạn.

- Cho đến nay chưa có biện pháp đặc hiệu liên quan đến vi rút này, chúng ta chỉ điều trị triệu chứng, bù nước điện giải cho bệnh nhân.

Phúc Mai​

Nguồn tin: Theo infonet.vn

0