22/09/2018, 19:27

Trắc nghiệm Vật Lí 10 Ôn tập cuối chương 1 (phần 1)

Trắc nghiệm Vật Lí 10 Ôn tập cuối chương 1 (phần 1) Câu 1: Trên một đoạn đường thẳng dài 120 km, một chiếc xe chạy với tốc độ trung bình là 60 km/h. Biết rằng trên 30 km đầu tiên, nó chạy với tốc độ trung bình là 40 km/h, còn trên đoạn đường 70 km tiếp theo, nó ...

Trắc nghiệm Vật Lí 10 Ôn tập cuối chương 1 (phần 1)

Câu 1: Trên một đoạn đường thẳng dài 120 km, một chiếc xe chạy với tốc độ trung bình là 60 km/h. Biết rằng trên 30 km đầu tiên, nó chạy với tốc độ trung bình là 40 km/h, còn trên đoạn đường 70 km tiếp theo, nó chạy với tốc độ trung bình là 70 km/h. Tốc độ trung bình của xe trên đoạn đường còn lại là

    A. 40 km/h.

    B. 60 km/h.

Quảng cáo

    C. 80 km/h.

    D. 75 km/h.

Câu 2: An nói với Bình: “Mình đi mà hóa ra đứng; cậu đứng mà hóa ra đi!”. Trong câu nói này thì vật làm mốc là ai?

    A. An.

    B. Bình.

    C. Cả An lẫn Bình.

    D. Không phải An cũng không phải Bình.

Câu 3: Một chiếc xe đạp đang chạy đều trên một đoạn đường thẳng nằm ngang. Điểm nào dưới đây của bánh xe sẽ chuyển động thẳng đều?

    A. Một điểm trên vành bánh xe.

    B. Một điểm trên nan hoa.

    C. Một điểm ở moay-ơ (ổ trục).

    D. Một điểm trên trục bánh xe.

Quảng cáo

Câu 4: Một người chạy thể dục buổi sáng, trong 10 phút đầu chạy được 3,0 km; dừng lại nghỉ trong 5 phút, sau đó chạy tiếp 1500 m còn lại trong 5 phút. Tốc độ trung bình của người đó trong cả quãng đường là

    A. 300 mét/phút.

    B. 225 mét/phút.

    C. 75 mét/phút.

    D. 200 mét/phút.

Câu 5: Hai ô tô cùng khởi hành từ hai địa điểm A và B cách nhau 100 km, chuyển động cùng chiều, ô tô A có vận tốc 60 km/h, ô tô B có vận tốc 40 km/h. Chọn trục tọa độ là đường thẳng AB, gốc tọa độ tại A, chiều dương từ A đến B. Hai xe gặp nhau cách B bao nhieu km?

    A. 60 km.

    B. 100 km.

    C. 200 km.

    D. 300 km.

Câu 6: Một vật chuyển động sao cho trong những khoảng thời gian khác nhau, gia tốc trung bình của vật như nhau. Đó là chuyển động

    A. tròn đều.

    B. đều.

    C. thẳng đều.

    D. biến đổi đều.

Câu 7: Nhận xét nào sau đây về chuyển động biến đổi đều là không chính xác?

    A. Gia tốc tức thời không đổi.

    B. Đồ thị vận tốc – thời gian là một đường thẳng.

    C. Đường biểu diễn tọa độ theo thời gian là đường parabol.

    D. Vectơ gia tốc luôn cùng chiều với vectơ vận tốc.

Câu 8: Một vật chuyển động với phương trình vận tốc v = 2 + 2t (chọn gốc tọa độ là vị trí ban đầu của vật). Phương trình chuyền động của vật có dạng:

    A. x = 2t + t2.

    B. x = 2t + 2t2.

    C. x = 2 + t2.

    D. x = 2 + 2t2.

Câu 9: Một vật chuyển động với phương trình vận tốc có dạng v = 4 + 3t. Vận tốc trung bình của vật trong khoảng thời gian từ 1 đến 5 giây bằng

    A. 7 m/s.

    B. 13 m/s.

    C. 16 m/s.

    D. 19 m/s.

Dùng dữ liệu sau để trả lời câu 10, 11.

Cho đồ thị vận tốc của một chuyển động thẳng ở hình I.1.

Câu 10: Đoạn nào của đồ thị ứng với chuyển động thẳng đều?

    A. Đoạn AB

    B. Đoạn BC

    C. Đoạn CD

    D. Đoạn DE.

Quảng cáo

Hướng dẫn giải và đáp án

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án C A D B C D D A B C

Câu 1: C

Trắc nghiệm lí 10 | Trắc nghiệm lí 10

Câu 4: B

Trắc nghiệm lí 10 | Trắc nghiệm lí 10

Câu 5: C

x1 = 60t, x2 = 100 + 40t, x1 = x2 ⇒ t= 5h ⇒ x1 = 300 km ⇒ lúc gặp nhau cách B 200 km.

Câu 8: A

vo = 2 m/s, a = 2 m/s2 ⇒ x = 2t + t2.

Câu 9: B

v1 = 7 m/s, v2 = 19 m/s ⇒ ttb = 13 m/s.

Tham khảo thêm các Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 10

0