22/08/2017, 15:27

Trắc nghiệm Ngữ Văn 11, bài 2: Lẽ ghét thương

Trắc nghiệm Ngữ Văn 11, bài 2: Lẽ ghét thương, gồm có 11 câu hỏi, có đáp án. 1. “Lẽ ghét thương” là đoạn trích, được trích từ tác phẩm nào và tác giả là ai? A. Truyện Kiều - Nguyễn Du B. Ngư, tiều y thuật vấn đáp - Nguyễn Đình Chiểu C. Dương Từ Hà Mậu - Nguyễn Đình Chiểu D. ...

Trắc nghiệm Ngữ Văn 11, bài 2: Lẽ ghét thương, gồm có 11 câu hỏi, có đáp án.

1. “Lẽ ghét thương” là đoạn trích, được trích từ tác phẩm nào và tác giả là ai?
A. Truyện Kiều - Nguyễn Du
B. Ngư, tiều y thuật vấn đáp - Nguyễn Đình Chiểu
C. Dương Từ Hà Mậu - Nguyễn Đình Chiểu
D. Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu
 
2. “Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu được xếp theo thể loại văn học nào sau đây?
A. Tiểu thuyết                                   B. Thơ trữ tình
C. Truyện thơ                                    D. Thơ văn xuôi.
 
3. “Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu được viết bằng thể thơ nào sau đây?
A. Thất ngôn bát cú                          B. Cổ phong
C. Song thất lục bát                          D. Lục bát
 
4. Nhận định nào dưới đây nói chính xác về Nguyễn Đình Chiểu?
A. Thầy đồ                                                 B. Sĩ phu yêu nước.
C. Nhà thơ                                        D. Thầy thuốc
E. Tất cả đều đúng. 
 
5. “Truyện Lục Vân Tiên” được Nguyễn Đình Chiểu viết bằng:
A. Chữ Nôm                                     B. Chữ Hán
C. Xen kẽ giữa Hán và Nôm             D. Chữ Quốc ngữ.
 
6. Ông Quán trong đoạn trích “Lẽ ghét thương” là người “phát ngôn” cho tư tưởng, tình cảm của ai?
A. Nguyễn Đình Chiểu (tác giả)        B. Lục Vân Tiên
C. Nhân dân                                      D. Trịnh Hâm, Bùi Kiệm.
 
7. Bốn dòng thơ “Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm, Ghét đời U, Lệ đa đoan; Ghét đời Ngũ bá phân vân; ghét đời thúc quý phân băng”. Đó là những triều đại mà ông Quán ghét. Những triều đại đó giống nhau ở điểm nào sau đây?
A. Vua chúa vô đạo, thối nát.
B. Vua chúa gây chiến tranh để thoả mãn tham vọng quyền lực.
C. Vua chúa xa xỉ và mê dâm.
D. Vua chúa không chăm lo đời sống của nhân dân.
 
8. Thái độ của ông Quản trong đoạn trích “Lẽ ghét thương” xuất phát từ điều gì?
A. Xuất phát từ quyền lợi của nhân dân.
B. Xuất phát từ quan điểm “Trung quân”.
C. Xuất phát từ quan niệm mang tính lí tưởng về trật tự xã hội phong kiến.
D. Xuất phát từ mục đích bảo vệ quyền lợi của giai cấp phong kiến.
 
9. Trong thái độ ghét - thương của ông Quán, thể hiện quan niệm, tư tưởng gì?
A. Quan niệm về đạo đức Nho giáo.
B. Quan niệm về đạo đức Lão giáo.
C. Tư tưởng yêu nước thương dân.
D. Tư tưởng công bình xã hội.
 
10. Về phương diện thủ pháp nghệ thuật, yếu tố nào tạo sự hấp dẫn và độc đáo của đoạn trích “Lẽ ghét thương”?
A. Những câu thơ đầy tính triết lí nhân sinh.
B. Sự phong phú qua lượng điển tích, điển cố sử dụng trong đoạn trích.
C. Lời lẽ mộc mạc, giản dị, giọng điệu trầm lắng.
D. Những cảm xúc trong sáng cao cả.
 
11. Hai từ “thánh nhân” trong câu thơ: “Thương là thương đức thánh nhân” trong đoạn trích “Lẽ ghét thương” là nói đến nhân vật nào sau đây?
A. Lão Tử             B. Khổng Tử                  C. Trang Tử                   D. Mạnh Tử
 
ĐÁP ÁN
 
Câu Đáp án Câu Đáp án
1
2
3
4
5
6
D
C
D
E
A
A
7
8
9
10
11
D
A
C
C
B
0