05/06/2017, 10:38

Trắc nghiệm Lịch sử 8: Nhật Bản giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

Trắc nghiệm Lịch sử 8: Nhật Bản giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, có đáp án Câu 1. Để đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện nhiều cải cách tiến bộ trèn lĩnh vực nào? A. Kinh tế, chính trị, văn hóa. B. Kinh tế, chính trị, xã hội. C. Văn hóa, ...

Trắc nghiệm Lịch sử 8: Nhật Bản giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, có đáp án

Câu 1. Để đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện nhiều cải cách tiến bộ trèn lĩnh vực nào?
A. Kinh tế, chính trị, văn hóa.
B. Kinh tế, chính trị, xã hội.
C. Văn hóa, giáo dục, quân sự.
D. Kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, quân sự.
 
Câu 2. Viết chữ đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các câu dưới đây về tình hình thực hiện cải cách ở Nhật Bản:
A. Thống nhất tiền tệ.
B. Xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến,
C. Tăng cường phát triển kinh tế tư bản ở nông thôn.
D. Xây dựng cơ sở hạ tầng đường sá, cầu cống.
 
Câu 3. Những chính sách nào sau đây thể hiện sự tiến bộ tích cực của những cải cách về chính trị, xã hội?
A. Chế độ nông nô được bãi bỏ. □
B. Đưa quý tộc hóa và đại tư sản lên cầm quyền. □
C. Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc. □
D. Chú trọng nội dung khoa học- kĩ thuật trong giảng dạy. □
E. Cử những học sinh ưu tú đi học ở phương Tây. □
 
Câu 4. Trong cải cách giáo dục, nội dung nào dược tăng cường trong chương trình giảng dạy ở Nhật Bản?
A. Nội dung về khoa học và kĩ thuật.
B. Nội dung về pháp luật.
C. Nội dung về công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
D. Nội dung về giáo lí của các tôn giáo.
 
Câu 5. Vì sao Nhật thoát khỏi sự xâm lược của tư bản phương Tây ?
A. Vì Nhật có chính sách ngoại giao tót.
B. Vì Nhật có nền kinh tế phát triển,
C. Vì Nhật tiến hành cải cách tiến bộ.
D. Vì chính quyền phong kiến Nhật mạnh.
 
Câu 6. Cuộc Duy Tân có tác dụng như thế nào đối với nền kinh tế xã hội Nhật?
A. Nhật thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa.
B. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển,
C. Chế độ nông nô bị xóa bỏ.
D. A + B đúng.
 
Câu 7. Vì sao nói cuộc Duy Tân của Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản?
A. Do giai cấp tư sản lãnh đạo.
B. Lật đổ chế độ phong kiến.
C. Chính quyền từ tay phong kiến chuyển sang tay quí tộc tư sản hóa..
D. Xóa bỏ chế độ nông nô.
 
Câu 8. Lí do nào là cơ bản nhất để nói cuộc cải cách Duy Tân của Minh Trị là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để?
A. Xóa bỏ chế độ nông nô.
B. Thiên Hoàng Minh Trị vẫn còn.
C. Liên minh quý tộc và tư sản nắm quyền.
D. Mở đường cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
 
Câu 9. Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị là gì?
A. Nhật giữ vững được độc lập, chủ quyền và phát triển chủ nghĩa tư bản.
B. Nhật trở thành nước tư bản đầu tiên ở châu Á.
C. Nhật có điều kiện phát triển công thương nghiệp nhất ở châu Á.
D. Sau cải cách nền chính trị-xã hội Nhật ổn định.
 
Câu 10. Nhật chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa vào khoảng thời gian nào?
A. Giữa thế kỉ XVIII    B. Cuối thế kỉ XVIII
C. Đầu thế kỉ XIX.    D. Cuối thế kỉ XIX.
 
Câu 11. Những biểu hiện chủ yếu của việc Nhật Bản chuyển mạnh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa?
A. Đẩy mạnh công nghiệp hóa.
B. Tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng,
C. Nhiều công ty độc quyền xuất hiện và giữ vai trò to lớn.
D. Cả ba ý trên.
 
Câu 12. Trong 14 năm (từ 1900 đến 1914) tỉ lệ công nghiệp của Nhật trong nền kinh tế quốc dân tăng từ:
A. 13% đến 42%.
B. 19% đến 42%.
C. 20% đến 42%.
D. 21% dấn 42%.
 
Câu 13. Nhật Bản xác định biện pháp chủ yếu để vươn lên trong thế giới tư bản chủ nghĩa là gì?
A. Chạy đua vũ trang với các nước tư bản chủ nghĩa.
B. Mở rộng lãnh thổ ra bên ngoài.
C. Tăng cường tiềm lực kinh tế và quốc phòng.
D. Tiến hành chiến tranh giành giật thuộc địa, mở rộng lãnh thổ.
 
Câu 14. Trong thời gian nào, tỉ trọng công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân ở Nhật Bản tăng từ 19% lên 42%?
A. Từ năm 1868 đến năm 1898.   B. Từ năm 1868 đến năm 1900.
C. Từ năm 1900 đến năm 1914.   D. Từ năm 1906 đến năm 1912.
 
Câu 15. Bước sang thế kỉ XX, giới cầm quyền Nhật Bản đã đẩy mạnh chính sách gì?
A. Đẩy mạnh công nghiệp hóa.
B. Đẩy mạnh chính sách đưa người giỏi sang học ở phương Tây.
C. Đẩy mạnh chính sách xâm lược và bành tướng.
D. B + C đúng.
 
Câu 16. Năm 1914, Nhật Bản dùng vũ lực để mở rộng khu vực ảnh hưởng của mình ở đâu?
A. Triều Tiên.      B. Trung Quốc.
C. Đông Nam Á.     D. Việt Nam.
 
Câu 17. Năm 1914 vùng đất nào của Trung Quốc trở thành thuộc địa của Nhật?
A. Bán đảo Liên Đông    B. Đài loan
C. Sơn Đồng.      D. Cảng Lữ Thuận.
 
Câu 18. Chiến tranh Nga-Nhật xảy ra vào năm nào?
A. Năm 1904.       B. Năm 1914.
C. Năm 1924.       D. Năm 1934.
 
Câu 19. Chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905) kết thúc với sự thất bại của đế quốc Nga, đúng hay sai ?
A. Đúng.      B. Sai.
 
Câu 20. Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX đường lối ngoại giao của Nhật có gì nổi bật?
A. Tìm mọi cách xóa bỏ những hiệp ước bất bình đẳng.
B. Thực hiện chính sách ngoại giao xâm lược, bành trướng.
C. Tìm mọi cách áp đặt ách thống trị thực dân lên các nước láng giềng.
D. Tất cả ý trên đúng.
 
Câu 21. Sau chiến tranh Nga- Nhật, Nhật Bản bước lên địa vị:
A Một đế quốc hùng mạnh ở Viễn Đông.
B. Một đế quốc giàu mạnh ở Viễn Đông,
C. Một cường quốc đế quốc ở Viễn Đông.
D. Một nước tư bản phát triển mạnh.
 
Câu 22. Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật là gì?
A. Chủ nghĩa đế quốc hiếu chiến.
B. Chủ nghĩa đế quốc thực dân. .
C. Chủ nghĩa đế quốc mang tính chất phát xít..
D. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân Phiệt.
 
Câu 23. Nguyên nhân của phong trào đấu tranh ở Nhật vào cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?
A. Sự bóc lột nặng nề của chế độ tư bản.
B. Tình trạng cực khổ của nhân dân lao động.
C. Quần chúng nhân dân là động lực cách mạng nhưng sau cách mạng họ không được hưởng gì cả.
D. A + B đúng.
 
Câu 24. Đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản được thành lập vào năm nào?
A. Năm 1900.      B. Năm 1910.
C. Năm 1901.      D. Năm 1905.
 
Câu 25. Hãy nối niên đại ở cột A với sự kiện ở cột B cho phù hợp.
 
Cột A Cột B
1. 1-1868 A. Nhật thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa
2. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX B. Thiên hoàng Minh Trị lên ngôi.
3. 1900-1914 C. Tỉ lệ công nghiệp tăng từ 19% lên 42%
4. 1904-1905 D. Nhật chiếm Sơn Đông Trung Quốc
5. 1914 Đ. Chiến tranh Nga- Nhật
6. 1898 E. Ca-tai-a-ma-Xen lãnh đạo nhân dân đường sắt bãi công.
7. 1901 G. Có 57 cuộc bãi công
8. 1907 H. Đảng Xã hội dân chủ Nhật thành lập
9.1012 I. Đấu tranh của công nhân tăng lên 398 cuộc
10. 1917 K. Có 47 cuộc bãi công

ĐÁP ÁN
 
CÂU ĐÁP
ÁN
CÂU ĐÁP
ÁN
CÂU ĐÁP
ÁN
CÂU ĐÁP
ÁN
1
2
3
4
5
6
7
D
Đ: A, B, C, D
A, C, D, E
A
C
D
C
8
9
10
11
12
13
14
C
A
D
D
B
D
C
15
16
17
18
19
20
21
C
B
C
A
A
D
C
22
23
24
25


 
D
D
C
1.B, 2.A, 3.C, 4.Đ,
5.D, 6.E, 7.G 8.F,
9.I, 10.B
 
 

0