15/01/2018, 12:57

Trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 11 có đáp án Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 VnDoc xin gửi tới quý thầy cô cùng ...

Trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11

VnDoc xin gửi tới quý thầy cô cùng các bạn  làm tài liệu tham khảo, tìm hiểu phục vụ quá trình giảng dạy và học tập môn Sử lớp 11. Mời các bạn tham khảo.

Câu 1: Năm 1929 sản lượng công nghiệp của Đức đã:

A. Đã vượt qua Anh, Ý, đứng đầu châu Âu.
B. Đã vượt qua Anh, Mĩ, đứng đầu thế giới
C. Đã vượt qua Anh, Pháp, đứng đầu châu Âu.
D. Đã vượt qua Anh, Pháp, Mĩ, đứng đầu thế giới.

Câu 2: Đức tuyên bố rút ra khỏi hội quốc Liên để được tự do hành động vào:

A. Tháng 10/1933.                                 B. Tháng 10/1934.
C. Tháng 10/1935                                  D.Tháng 10/1936

Câu 3: Tại sao Đức, Ý, Nhật bản lại đi theo con đường phát xít hoá bộ máy nhà nước để cứu vãn tình trạng khủng hoảng kinh tế:

A. Vì cay cú sau thất bại trong chiến tranh thế giới thứ nhất.
B. Vì có ít thuộc địa, ngày càng thiếu vốn, thiếu nguyên liệu và thị trường.
C. Vì Phát xít hoá bộ máy nhà nước mới tập trung được sức mạnh để khôi phục kinh tế.
D. Đó là những nước quân phiệt hiếu chiến.

Câu 4: Để thiết lập nền chuyên chính độc tài, chính phủ Hít-le đã:

A. Công khai khủng bố các đảng phái dân chủ tiến bộ, trước hết là Đảng cộng sản.
B. Ám sát tổng thống Hin-đen-bua.
C. Rút ra khỏi hội quốc liên.
D. Không sản xuất công nghiệp nhẹ.

Câu 5: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã:

A. Không tác động, ảnh hưởng gì đến nước Đức.
B. Tạo điều kiện cho nền công nghiệp nước Đức phát triển nhanh chóng.
C. Giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế nước Đức, cuộc khủng hoảng chính trị ở Đức ngày càng trầm trọng.
D. Làm cho phong trào công nhân phát triển nhanh chóng.

Câu 6: Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929-1933 giới cầm quyền Đức đã:

A. Thực hiện các quyền tự do dân chủ trong xã hội.
B. Tập trung sản xuất thâu tóm những ngành kinh tế chính.
C. Tuyên truyền kích động chủ nghĩa phục thù, chủ nghĩa chống cộng chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, phát xít hoá bộ máy..
D. Thành lập mặt trận chống phát xít.

Câu 7: Hít-le làm thủ tướng thiết lập thiết lập nền chuyên chính độc tài vào:

A. Ngày 30/1/1933.                              B. Tháng 2/1933.
C. Tháng 5/1933.                                 D. Tháng 7/1933.

Câu 8: Nền công nghiệp Đức trong những năm 1933-1939 đứng hàng:

A. Hàng thứ nhất ở châu Âu vượt qua cả Anh, Pháp, Ý.
B. Thứ 2 châu Âu sau Anh.
C. Đứng thứ 3 châu Âu sau Anh, Pháp, Ý..
D. Đứng thứ 4 châu Âu sau Anh, Pháp, Ý, Liên xô.

Câu 9: Nền công nghiệp phát triển mạnh nhất ở Đức trong những năm 1933-1939 là:

A. Công nghiệp quân sự.                   B. Công nghiệp giao thông vận tải.
C. Công nghiệp nhẹ.                          D. Công nghiệp nặng.

Câu 10: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 nổ ra đầu tiên ở:

A. Anh.                                               B. Pháp.
C. Đức                                               D. Mỹ.

Câu 11: Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Đức là:

A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.
B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.
C. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến.
D. Chủ nghĩa đế quốc bành trướng.

0