09/05/2018, 16:59

Trả lời câu hỏi Địa Lí 12 Bài 33 trang 151

Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng : Hãy phân tích sức ép về dân số đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng. Trả lời: - Sức ép về chất lượng cuộc sống + Dân số đông, tăng nhanh, việc nâng cao chất ...

Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng

: Hãy phân tích sức ép về dân số đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng.

Trả lời:

- Sức ép về chất lượng cuộc sống

   + Dân số đông, tăng nhanh, việc nâng cao chất lượng cuộc sống ở đồng bằng sông Hồng gặp nhiều khó khăn, mức sống của vùng còn chưa cao.

   + Thu nhập bình quân đầu người thấp hơn cả nước.

   + Dân số đông, mật độ cao, bình quân lương thực trên người không cao.

- Sức ép về tài nguyên, môi trường.

   + Đồng bằng sông Hồng có bình quân đất nông nghiệp trên đầu người thấp nhất cả nước.

   + Tài nguyên sinh vật tự nhiên trên cạn và dưới nước bị suy giảm nghiêm trọng.

   + Môi trường: ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng; ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước ở các đô thị, ô nhiễm đất ở các vùng nông thôn…

- Sức ép đối với phát triển kinh tế – xã hội

   + Do dân số đông, mật độ cao, tăng nhanh đã kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế, kìm hãm sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng.

   + Việc đáp ứng, giải quyết các nhu cầu XH gặp nhiều khó khăn.

   + Đặt ra vấn đề xã hội như việc làm, nhà ở, y tế, văn hóa, giáo dục.

: Các hạn chế về tự nhiên đã ảnh hưởng như thế nào đến việc phát triển kinh tế – xã hội ở Đồng bằng sông Hồng.

Trả lời:

- Các thiên tai (bão, lũ lụt, bạn hán…) đã ảnh hưởng lớn sản xuất và đời sống, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.

- Một số tài nguyên bị suy thoái do khai thác quá mức.

- Vùng thiếu nguyên liệu, phần lớn nguyên liệu phải đưa từ vùng khác đến, nên chi phí lớn, giá thành sản phẩm cao,...

: Dựa vào biểu đồ hình 33.2, hãy nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng.

Trả lời:

- Giai đoạn 1986 – 2005, cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng có sự chuyển dịch qua các năm

   + Khu vực I (nông – lâm – ngư nghiệp) có xu hướng giảm tỉ trọng từ 49,5% (1986) xuống 25,1% (2005), giảm 24,4%.

   + Khu vực II (công nghiệp – xây dựng) tăng tỉ trọng của từ 21,5% (1986) lên 29,9% (2005), tăng 8,4%.

   + Khu vực III (dịch vụ) tăng tỉ trọng của từ 29,0% (1986) lên 45,0% (2005), tăng 16,0%.

- Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm.

Các bài giải bài tập và trả lời câu hỏi Địa Lí 12

0