10/08/2018, 01:00

Tìm hiểu từ-ngữ gốc ‘Hán’

Trần Ngọc Dụng Tổng quát Do định mệnh lịch sử, tiếng Việt chúng ta có một số lượng khá lớn từ tiếng Tàu trong kho từ-vựng mà chúng ta thường quen gọi là chữ Hán. Thật ra mà nói, những từ-ngữ này nên được gọi nôm na là chữ Tàu chuyển tự. Vi sao? Do tài trí của cha ông ta đã ...

dHVfZGllbl9oYW5fdmlldA==.jpg

Trần Ngọc Dụng

Tổng quát

Do định mệnh lịch sử, tiếng Việt chúng ta có một số lượng khá lớn từ tiếng Tàu trong kho từ-vựng mà chúng ta thường quen gọi là chữ Hán. Thật ra mà nói, những từ-ngữ này nên được gọi nôm na là chữ Tàu chuyển tự. Vi sao? Do tài trí của cha ông ta đã tạo cho chính dân tộc mình một lối thoát kỳ diệu để tránh không bị đồng hoá mặc dầu bị đô hộ trên một ngàn năm (111 trước tây lịch – 938 sau tây lịch) và sau đó được hoàn toàn tự chủ.

Sự tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ và dùng xen lẫn trong vài trường hợp là chuyện bình thường của cả thế giới; tuy nhiên, trường hợp của Việt và Tàu thành hình trên căn bản khá “bất thường”, tức là bị áp đặt, thay vì tự nhiên do mối giao tiếp giữa hai dân tộc qua buôn bán, ngoại giao, tiếp xúc, hôn nhân, hay lý do nào khác.

Thảm khốc hơn nữa, trong suốt chiều dài lịch sử nước Việt, quân Tàu nói chung hay quân của các triều đại bên Tàu từ Tần, Hán, Tuỳ, Đường, Tống, Nguyên, Minh, đến Thanh đều luôn luôn tìm cách xâm lăng nước ta, bắt đầu bằng sự xâm lăng của nhà Hán. Có lẽ do vậy mà chúng ta thường gọi chữ Tàu là chữ Hán?!

Dù sao thì định mệnh lịch sử đã để lại cho lớp người sau như chúng ta một số lượng khá lớn chữ Tàu chuyển tự trong kho tàng từ-ngữ mà chúng ta dùng. Để làm sáng tỏ cái hệ quả này, bổn phận chúng ta là cần tìm hiểu thật rõ từ-ngữ gốc “Hán” hay chữ Tàu là gì. Qua đó, chúng ta tiếp tục nối lại truyền thống độc lập về ngôn ngữ để duy trì độc lập về truyền thống mà ông cha ta đã gầy dựng nên.

Định nghĩa chữ “Tàu” và lối chuyển tự

Như đã trình bày sơ lược ở trên, cách gọi từ-ngữ gốc Hán không mấy chính xác. Hãy nhìn quanh các nước trên thế giới xem họ gọi nước Tàu là gì? Anh ‘China’, Pháp ‘Chine’, Tagalog ‘Tsina’, Ý ‘Cina’, vùng Trung Ba-tư ‘Chīnī چی.’, tiếng La-tinh ‘Sinae’, tiếng Ả-rập ‘اَلصِّين‏ {aṣ-ṣīn}’. Nhìn chung, tiếng các nước này đều dựa trên tên nguyên thuỷ là Q’in 秦 {ts’in} > Tần mà chúng ta gọi trại thành Tàu. Ngành nghiên cứu về nước Tàu là Sinology; những gì thuộc về Tàu thì ghi là Sino-: Sino-origin ‘từ gốc Tàu. Riêng người Việt bình dân đã biết và gọi nước Tàu từ lâu đời nay.

Khác với mọi nước khác trên thế giới, tên “Trung Hoa” mới xuất hiện từ thời Sun Yak-sen (Tôn Dật Tiên) thủ lãnh cuộc Cách Mạng Tân Hợi và lập nên nền cộng hoà đầu tiên cho nước Tàu với danh xưng chính thức là Trung Hoa Dân Quốc. Trước kia, nước Tàu chỉ mang tên theo từng triều đại nắm quyền: Tần, Hán, Tuỳ, Đường, … đến ba triều cuối cùng là Nguyên, Minh, Thanh. Riêng các triều Hạ, Thương, Chu vẫn còn nằm trong giả thuyết.

Do đó, cách gọi đúng cần điều chỉnh là chữ Tàu chuyển tự ‘Chinese transliterated form’. Trong tiếng Việt có chữ thuần tuý và chữ Tàu chuyển tự qua bốn hình thức chữ ghép bao gồm: Việt-Việt, Việt-Tàu, Tàu-Việt, và Tàu-Tàu. Ngoại trừ loại chữ ghép Việt-Việt, bài này sẽ phân tích kỹ ba hình thức còn lại như vừa nói.

Trước hết, thế nào là chuyển tự? Đây là hình thức chuyển cách viết từ một ngôn ngữ không quen với người đọc sang cách viết quen thuộc. Chẳng hạn, người Hy-lạp viết Ελληνική Δημοκρατία”được đổi thành ‘Hellenic Republic’ theo cách của người nói tiếng Anh hoặc ‘Ellēnikḗ Dēmokratía’ của người biết tiếng La-tinh. Hoặc chữ Россия thì được đổi thành ‘Rossiya’ tức là ‘Russia’ đối với người Anh, và người Việt nói là Nga.

Người Tàu dưới triều đại do Liu Bang > Lưu Bang lập nên, lấy tên là nhà 漢Han > Hán, đã xua quân sang chiếm Việt Nam, mở màn một thời kỳ áp đặt chữ viết lên nền giáo dục Việt Nam. Họ không ngừng ra sức xoá sạch mọi vết tích ngôn ngữ và văn hoá của dân Việt và thay vào đó bằng các thứ của họ. Từ đó chữ viết nguyên thuỷ của người Việt là chữ nòng nọc (con giun) mà họ gọi là khoa đẩu 蝌蚪 đã bị quân của cháu Liu Bang là Han Wudi > Hán Vũ Đế (140-84 trước công nguyên – TCN) khởi động chiến dịch xoá sạch nhằm đồng hoá dân Việt thành dân “Hán” của họ. Từ sau giai đoạn này, chữ nòng nọc biến mất.

Ngày nay nhiều nhà trí thức Việt Nam đang cố công gầy dựng lại hệ thống chữ viết này vừa để chứng minh cho thế giới biết nền văn minh cổ của người Việt vừa cho mọi người thấy giặc đã ăn cắp của chúng ta những gì rồi mang trở lại dạy cho chúng ta, khiến cho nhiều người cứ tưởng lầm mà đem lòng thần phục một cách thiếu thận trọng.

Ngược dòng lịch sử

Trên đây là vài nét về cách nhìn chữ “Hán”, nhưng sự thâm nhập của nó vào ngôn ngữ và văn hoá Việt là một vấn đề cần nêu rõ.

Như trên đã nói, sự tiếp xúc giữa chữ Tàu và chữ Việt đã trải qua những thời kỳ khốc liệt: một bên cố áp đặt để đồng hoá và một bên gắng né tránh để vừa không bị tiêu diệt mà vẫn tồn tại cùng lúc chờ thời cơ vùng lên thoát khỏi ách thống trị đó.

Vì vậy vốn từ-ngữ chữ Tàu chuyển tự trong tiếng Việt có khoảng 29% thay thế hoàn toàn tiếng Việt trong mọi lúc[1] và khoảng 60 đến 70%[2] dùng lẫn lộn với tiếng Việt, nhưng phần lớn nghĩa hơi khác. Đây là hậu quả của chính sách Hán hoá của phương bắc. Nổi bật nhất là thái thú Sĩ Nhiếp dưới thời Đông Hán. Khá nhiều nhà sử học Việt cứ dựa theo sách Tàu mà ca tụng người này, nào là có công dạy cho dân cày cấy, giữ gìn bờ cõi bình an, nào là phát triển giáo dục bằng cách dạy Tứ Thư, Ngũ Kinh, Bách Gia Chi Tử, dạy chính trị, y học, kinh truyện, và phiên dịch âm nghĩa.[3]

Sĩ Nhiếp là người thế nào? Theo sử Tàu, y gốc người nước Lỗ. Tổ bảy đời của Sĩ Nhiếp lánh nạn Vương Mãng mới chạy đến đất Thương Ngô. Cha của Sĩ Nhiếp là Sĩ Tứ, làm thái thú quận Nhật Nam. Nhờ cha mà Sĩ Nhiếp được đi học, thăng quan tiến chức và cuối cùng làm thái thú ở quận Giao Chỉ. Sĩ Nhiếp có ba thủ đoạn: gạt Trương Tân về triều để leo lên chức thứ sử; đưa anh em vào làm thái thú các quân Cửu Chân, Hợp Phố, Nam Hải; đưa hàng trăm người thân và người quen sang Giao Chỉ lập nghiệp và tạo vây cánh. Nhờ đám này mà Sĩ Nhiếp được tôn vinh làm Sĩ Vương “có công khai hoá dân Giao Chỉ!”[4]

Sang đến đời Tuỳ, Đường, (khoảng 581 – 907), triều đình bên Tàu áp dụng chế độ khoa cử ở nước ta để nhằm đào tạo và tuyển chọn Nho sinh người Việt. Tất cả đều phải về kinh đô Trường An để thi thố tài năng. Từ đó có khá nhiều Nho sinh người Việt thông thạo chữ Hán và trở thành Nho sĩ. Âm dùng cho lối chuyển tự này là chữ Tàu dựa trên giọng Trường An. Chính số Nho sĩ người Việt này trở thành lực lượng truyền bá chữ Nho tích cực nhất.

Hiện tượng dùng chữ Nho và chữ Việt bắt đầu thịnh hành dưới dạng song ngữ. Và cũng bởi chữ khoa đẩu hoàn toàn biến mất nên chữ Hán trở thành “quốc ngữ” của người Việt; mọi chiếu, chỉ, sắc, dụ của vua và văn thư trao đổi giữa người dân với nhau cũng đều viết bằng chữ Hán.

Rất may, tuy là viết chữ Hán nhưng người Việt không nói theo âm Hán mà dùng lối chuyển tự. Nên ghi một dấu son vào tài trí và năng lực siêu việt của các Nho sinh khi vẫn dùng chữ Tàu nhưng không hoàn toàn chịu lệ thuộc vào chữ đó. Nhờ vậy mà khi đất nước giành được tự chủ để độc lập thì tiếng nói của người Việt được sống trở lại và phát triển cho đến ngày hôm nay. Kết quả của cuộc tiếp xúc cưỡng bức do giặc xâm lăng phương bắc để lại một khối lượng khá lớn chữ Tàu chuyển tự trong kho tàng từ-ngữ tiếng Việt.

Chữ Hán, chữ Nho hay chữ Tàu chuyển tự trong kho tàng từ-vựng tiếng Việt

Thoạt tiên, khi mới có sự tiếp xúc giữa chữ Việt và chữ Tàu thì sự pha trộn bắt đầu bằng các chữ chỉ thức ăn hay các sinh hoạt hàng ngày, theo lối bình dân không chính thức: (tiếng Việt Tàu) theo sự tiếp xúc tự nhiên:

Người Tàu đến vùng Đồng Nai – Cửu Long từ lúc nào?[5]

Theo Tiến Sĩ Nguyễn Hữu Phước:

“Sử sách chép rằng người Trung Hoa (TH) đã có mặt ở VN từ hơn hai ngàn năm trước; nhưng con số lúc đó chắc là ít lắm.  Miền Bắc gần ranh giới TH, nên có một số thương gia Tàu sang VN buôn bán.  Nhưng đợt di dân quan trọng nhất của người TH vào VN xảy ra vào thế kỷ 17.  Số là vào khoảng giữa thế kỷ 16 thương gia TH và Nhật đã dùng một số hải cảng của VN (ở miền Bắc và Trung) trong việc buôn bán vì thương gia TH không thể giao thương trực tiếp với các thương nhân người Nhật tại lãnh thổ Nhật vì có lệnh cấm buôn bán với Nhật do nhà Thanh của TH đưa ra[6].

Sau khi người Mãn Châu chiếm và cai trị toàn lãnh thổ TH và lập nên Nhà Thanh (1644-1911), có một số cựu thần nhà Minh không chịu đầu hàng.  Họ lập phong trào “Bài Mãn Phục Minh”.  Địa bàn hoạt động của họ mạnh nhất ở các tỉnh giáp giới với VN.   Sự kiện nầy đã làm cho miền biên giới Hoa – Việt trở nên một vùng giặc giã liên miên “đã khiến dân Việt (vùng biên giới) vô cùng thống khổ vì đám giặc “Tàu Ô” nầy”[7] .

Vào năm 1679, một số cựu thần nhà Minh không chịu thần phục nhà Thanh, tìm cách trốn khỏi TH.  Trong số nầy có:

Dương Ngạn Địch (cựu Trấn Thủ một số quận thuộc Quảng Tây) và  Trần Thượng Xuyên (còn có tên là Trần Thắng Tài) cựu Trấn Thủ một số quận thuộc Quảng Đông) dẫn thuộc hạ (khoảng 3000 quân lính, gồm đa số là người QĐ và Phúc Kiến, và hơn 50 chiến thuyền) đến Tư Dung và Đà Nẵng tạm trú và xin theo Chúa Nguyễn.  Rất ngại sự có mặt của nhóm người TH nầy ở Thừa Thiên (nơi có phủ chúa) và vùng lân cận, Chúa Nguyễn đã cho họ vào miền Đồng Nai, Cửu Long cư trú*, mặc dầu vùng nầy còn thuộc Chân Lạp.  (Vào khoảng thập niên 1650-60 vua Chân lạp đã chịu thần phục Chúa Nguyễn.)

Nhóm Trần Thượng Xuyên vào lập nghiệp ở vùng “Cù Lao Phố” (Biên Hòa ngày nay).

Nhóm Dương Ngạn Địch và phó tướng của y là Huỳnh Thắng vào cửa Tiền Giang, đi ngược lên và dừng lại lập nghiệp ở vùng Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang ngày nay).

Hai nhóm dân Trung Hoa mới nầy có biệt danh là người “Minh Hương” hay người trung thành với nhà Minh của Trung Hoa.

{(*Ý nghĩ của Chúa Nguyễn khi gởi những người TH tỵ nạn đi xa khỏi vùng Thừa thiên là để tránh nguy hiểm cho phủ Chúa và đã được chứng tỏ là đúng: Huỳnh Thắng cùng thuộc hạ của y, sau khi mở mang được nhiều vùng đất ven bờ Cửu Long, có dã tâm tách khỏi quyền lực Chúa Nguyễn và lập vùng tự trị như một nước riêng.  Chúa Nguyễn phải dùng Trần Thắng Tài đem quân đi dẹp nhưng chỉ đánh và giết được Huỳnh Thắng sau nhiều thiệt hại cho cả đôi bên.  Phải vài chục năm sau, chúa Nguyễn mới dẹp hết nhóm tàn quân của Huỳnh Thắng, vì họ đã trốn lên vùng Biển Hồ, dựa vào quân Cam Bốt và quân Xiêm (Thái Lan) để tồn tại trong việc chống Chúa Nguyễn[8].}

Trong lúc đó vào khoảng 1671, một thanh niên tên Mạc Cửu (người Quảng Đông), sau khi nổi dậy và thất bại trong việc chống nhà Thanh, đã đến phía Đông Nam Chân Lạp với mấy trăm tùy tùng, được phép vua Chân Lạp cho khai thác vùng bờ biển gần Phú Quốc. Tuy còn trẻ nhưng Mạc Cửu rất thành công trong việc mở mang vùng Hà Tiên (ngày nay), sau khi chiêu mộ thêm nhiều người TH (cùng hoặc khác tiếng nói) và cả người VN và người Cam Bốt.  Vùng Hà Tiên trở nên một khu tự trị phồn thịnh.  Tuy nhiên vì bị áp lực quân sự từ phía Thái Lan, nên vào năm 1708, Mạc Cửu đã xin thần phục Chúa Nguyễn và được chúa Nguyễn Phúc Chu phong chức Tổng Binh Hà Tiên[9].

Ngoài người TH gốc Quảng Đông và Phúc Kiến, còn có rất nhiều người TH gốc Triều Châu (Tiều) lẫn lộn trong ba nhóm người trên.  Nhóm Triều Châu đông nhất, thuộc nhóm Mạc Cửu.

Thứ đến là con đường chính thức. Theo con đường này, tiếng Việt đã chuyển tự theo ba hình thức: hình, nghĩa, âm. Hình thì giữ nguyên cách viết nhưng thay đổi nghĩa theo cách làm giảm qui mô ngữ nghĩa. Nghĩa thì dùng chữ Tàu theo cách riêng của người việt và dĩ nhiên âm thì hoàn toàn khác với âm Tàu.”

***

Để cho rõ hơn, chúng tôi lần lượt trình bày thêm về ba hình thức của TS Phước vừa nêu trên:

· HÌNH: Hình thức này hầu như giữ nguyên cách viết của người Tàu. Lưu ý, trong mục này sẽ có thể thêm hình thức phiên âm mà người Tàu gọi là 拼音bính âm ‘pinyin’ đi kèm, theo thứ tự chữ Tàu chuyển tự, nguyên hình chữ Tàu, và phần phiên âm ‘transcription’Cách này giúp độc giả dễ phân biệt sự khác nhau giữa cách viết và nói theo tiếng Việt với ‘pinyin’ trong ngoặc vuông { } là cách đọc tiếng Tàu. Muốn nắm vững cách đọc này, người học cần phải thêm một bước nữa là dùng mẫu tự phiên âm quốc tế IPA (International Phonetic Alphabet) để nắm vững cách phát âm ghi bằng dấu ngoặc vuông [ ]. Phạm vi bài này chỉ thiên về phần chuyển tự nên chỉ nêu vài thí dụ về phần phát âm để phân biệt:

Chữ Nghĩa Pinyin Cách đọc theo IPA

八 ‘tám, 8’ {bā[10]} [pa1]

人 ‘người’ {rén} [juen, ʒən]

愛 ‘yêu’ {ài} [ai]

中文 ‘trung văn; {zhōngwén} [tʃuŋ wən]

Khoảng chừng hơn trăm năm trở về trước, hầu như học sinh nào cũng học qua Tam Thiên Tự 三千字 {sān qiān zì} [rồi đến Minh Tâm Bửu Giám 明心寶鑑 {míng xīn bǎo jiàn}. Lần lượt, các Nho sinh Việt Nam phải học Tứ Thư 四書 {sì shū}, Ngũ Kinh 五經 {wǔ jīng}, v.v.. để viết thông thạo nên rất nhiều Nho sinh Việt đậu rất cao và được bổ làm quan tại chỗ hay cả bên Tàu. Có thể nhiều Nho Sinh học luôn cả cách nói để có thể giao tiếp trực tiếp hoặc làm thông dịch viên cho các sứ thần của hai nước, nhưng căn bản vẫn là bút đàm. Chẳng hạn như Nguyễn An[11]là nhân vật tiêu biểu.

· NGHĨA: Hình thức này rất quan trọng. Nó nói lên tính cách tài tình của Nho sinh Việt Nam khi ứng dụng vào thực tế cần hoá giải áp lực của cường quyền xâm lược. Về nghĩa, chữ Tàu chuyển tự có nhiều hình thức:

1. Giữ nguyên nghĩa. Người Việt chọn lọc khi dùng tiếng Tàu chuyển tự với các chữ Tàu sẵn cógồm các từ ngữ dùng trong mọi sinh hoạt xã hội. Những ví dụ dưới đây chỉ đơn cử một số trường hợp về nghĩa, vì tiếng Tàu có vô số chữ đồng âm dị nghĩa ‘homophone’, tức là cùng cách đọc nhưng khác cách viết; từ đó nghĩa cũng thay đổi theo. Thí dụ, tiếng Anh có âm {bεɚ} nhưng nếu viết bear nghĩa là ‘con gấu, mang theo, chịu đựng, mang thai, ra trái/quả, có đủ sức, …v.v..’ khác với bare ‘để trần, mộc, nguyên gốc, tối thiểu, …’ Hiện tượng này đối với tiếng Tàu còn nhiều hơn vậy gấp bội, chẳng hạn du {ju/zu} tiếng Việt, {yú} tiếng Tàu có thể gồm: 榆 ‘cây du, 腴 ‘mập, ca tụng’ 愉 ‘đẹp ý’ 予‘tôi’ 餘 ‘số dư’ 渝 ‘thay đổi (thái độ)’ 瑜 ‘vượt trội, ngọc quý’ 妤 ‘đẹp trai’ ‘’, 於 ‘ở tại’, 與 ‘như’ 愚,‘ngu đần’, 漁 ‘cá, đánh cá’ v.v.. gần 36 chữ đồng âm như vậy.

2. Thay đổi một phần nghĩa của tiếng Tàu khi sang tiếng Việt. Đây là hiện tượng đơn giản ngữ nghĩa cho phù hợp văn phong tiếng Việt, đồng thời để làm phong phú cách diễn đạt.

Lấy thí dụ: tống 送{sòng} ‘tiễn chân’ trong tống biệt, tống hành, tống thẫn ‘đưa đám ma’ sẽ trở nên “khó chịu” nếu bị tống ra cửa thay vì đưa ra cửa. Từ đó hai chữ trở thành hai nghĩa có cách dùng hơi khác nhau.

Tương tự:

– ái 愛{ài} ‘yêu, thương’ + quốc 國{guó} ‘nước’: ái quốc = yêu nước, nhưng chỉ có thể nói: tinh thần yêu nướchay tinh thần ái quốc, chứ không thể nói tinh thần ái nước hay tinh yêu quốcÁi còn có nghĩa thích (ái du vịnh‘thích bơi), nửa này nửa kia ‘ái nam ái nữ’

– hư 虛{xū} ‘trống rỗng, không chứa gì, thiếu tự tin, không khoẻ, hụt, sẩy, chỉ có tiếng mà thôi’. Khi đi với cấu > hư cấu 虛構{xū gòu} ‘bịa ra, tưởng tượng, không có thật’. Người mình xem tiểu thuyết hư cấu, tức là từ nhân vật đến cốt truyện đều do tác giả nghĩ ra, chứ không có ý muốn nói “bịa chuyện”. Với bịa chuyện, người Việt có ý xấu đối với người nói.

– tẩy 洗{xǐ} ‘rửa, tắm, giặt, làm sạch’ nhưng người Việt chỉ dùng có một nghĩa “tẩy chất dơ” chứ không dùng để “tẩy đầu, tẩy mặt, người, quần áo” mà “gội, rửa mặt, tắm, và giặt quần áo”.

– tiểu {xiǎo} ‘nhỏ, vợ nhỏ (tiểu lão bà), của tôi (tiểu điệt – cháu tôi), vụn vặt, phần nào, đáng khinh, thiếu, một lúc, đi đái, cái bình nhỏ đựng hài cốt), nhưng người Việt chỉ dùng một vài nghĩa trong đó: “đi tiểu, cái tiểu (đựng hài cốt), đặc biệt khi dùng với chữ khác: tiểu tâm 小心{xiǎo xīn} ‘cẩn thận’ (nghĩa Tàu)> ‘nhỏ mọn’ (nghĩa Việt), tiểu hài {小孩} > ‘con nít’, tiểu kê {小雞} > ‘gà con’, tiểu ngưu {小牛} > ‘bò con’, …

– trúc 竹{zhú} ‘tre’ đối với người Tàu nói chung, nhưng đối với người Việt, trúc chỉ là một trong nhiều loại tre (trúc, nứa, mai, vàu, hóp, giang, bương, la ngà, tầm vông hay cán dáo, …) và thường để làm sáo hay cần câu: sáo trúc, giậu trúc; phên tre, chõng tre, chứ không bao giờ nói sáo tre hay chõng trúc.

– vị 味{wèi} ‘vị, mùi’ nhưng người Việt chỉ dùng ‘vị’ để nếm, và ngửi thì đã có chữ “mùi”

3. Thêm chữ để rõ nghĩa. Khi dùng chữ Tàu chuyển tự, người Việt còn thêm từ trước hay sau để làm rõ thêm vật, điều hay việc muốn nói đến:

Hồng Hải > biển Hồng Hải
bổ sung > bổ sung thêm
dẫn chứng 
đưa dẫn chứng
dự chi 
dự chi trước

đại thụ > cây đại thụ
giới tuyến > đường giới tuyến
xa-lộ 
> đường xa-lộ
gia nhập > gia nhập vào
sinh nhật 
> ngày sinh nhật
Thái-sơn > núi Thái-sơn

Thái Lan > nước Thái Lan
Hồng hà > sông Hồng Hà

Hương Giang > sông Hương Giang
đại sự > việc đại sự

Hùng Vương > vua Hùng Vương
xâm nhập > xâm nhập vào, …

Xét cho cùng, lối nói này tuy “dư” nhưng từ người bình dây đển kẻ có học đều nói như vậy. Nếu chỉ nói “trổng” như kiểu Tàu thì người nói sẽ cảm thấy “thiếu” cái gì.

4. Đổi cho thuận theo tự nhiên. Đấy là lối làm cho thuận theo cách nói của người Việt. Đối với người Việt, đa số tiếng Tàu đều nói ngược với lẽ tự nhiên. Chẳng hạn ngũ hành của người Việt là giáp ất (nước), bính đinh (lửa), mậu kỷ (gỗ), canh tân (kim), nhâm quý (đất) – thuỷ-hoả-mộc-kim-thổ. Người Tàu lại bảo là giáp ất (mộc), bính đinh (hoả), mậu kỷ (thổ), canh tân (kim), nhâm quý (thuỷ).

Vì sao gọi là thuận theo thiên nhiên? Sự sống trên thế gian này cần nhất là nước (thuỷ), nhưng phải cần lửa (hoả) để cho ấm áp; từ đó mới sinh ra cây cỏ (thảo mộc). Sau đó mới đến kim, và thổ (đất) là thứ luôn có sẵn trên mặt địa cầu này. Thế nhưng đa số thường nói kim mộc thuỷ hoả thổ là dựa theo tính cách “cần dùng” của các chất: kim cần thiết nhất để tạo ra nhiều vật dụng, kế đến là gỗ, vân vân. Tương tự, một con vật chết thì một ngày sau bắt đầu hôi, rồi mấy ngày sau sẽ thối, từ đó sẽ gồm cả hôi thối.

Từ quan niệm này người Việt, khi du nhập tiếng Tàu vào đều đổi thứ tự của cách nói người Việt thường dùng. Lưu ý: nghĩa ghi theo phần chữ Tàu chuyển tự.

Tàu (chuyển tự, nguyên chữ, pinyin, nghĩa) Việt

ẩn bí 隱蔽 {yǐn bì} ‘che đậy kỹ, không ai biết hay thấy’ > bí ẩn

chứng triệu 症兆 {zhēng zhào} ‘báo trước có bệnh, dấu hiệu’ > triệu chứng

đảm bảo 擔保 {dān bǎo} ‘ra tay làm việc, che chở’ > bảo đảm

kiến chứng 見證 {jiàn zhèng} ‘đã thấy được, viện dẫn sự kiện’ > chứng kiến

lệ ngoại 例外 {lì wài} ‘khuôn mẫu, nằm ngoài’ > ngoại lệ

luỹ tích 累積 {lěi jī} ‘chồng lên nhau, gom lại’ > tích luỹ

mệnh vận 命運 {mìng yùn} ‘số phận, xoay chuyển’ > vận mệnh

nhiệt náo 熱鬧 {rè nao} ‘nóng nực, ồn ào’ > náo nhiệt

phục sắc 服色 {fú sè} ‘áo quần, màu sắc’ sắc phục

tải trọng 載重 {zǎi zhòng} ‘chuyên chở, vật nặng’ > trọng tải

thích phóng 釋放 {shì fàng} ‘ưa chuộng, thả cho đi’ > phóng thích

triển khai 展開 {zhǎn kāi} ‘nảy nở, mở ra’ > khai triển

triều thuỷ 潮水 {cháo shuǐ} ‘cơn nước, nước’ > thuỷ triều

vãn cứu 挽救 {wǎn jiù} ‘kéo lôi, gỡ ra khỏi nạn’ cứu vãn

vượng thịnh 旺盛 {wàng shèng} ‘tốt đẹp, may mắn’ > thịnh vượng

5. Tàu-Việt: Để làm tăng thêm ý nghĩa của hình thức hai vần mà đa số người Việt thường dùng, chữ ghép ‘disyllabic’ với một chữ là Tàu chuyển tự (gạch dưới) và một chữ Việt cùng nghĩa theo sau. Mục này gồm có hai nhóm:

a. hai chữ cùng nghĩa

chi nhánh 枝 {zhī} ‘cành nhỏ’ (branch of a mother entity or company)

giảm bớt 減 {jiǎn} ‘trừ, bớt’ (to decrease, to reduce)

học hỏi 學 {xué} ‘tìm biết, bắt chước’ (learn, study)

khi dể 欺 {qī} ‘đánh lừa, coi thường’ (to cheat or deceive, take down on s.o/s.t.)

kính nể 敬 {jìng} ‘trọng, tiếng lịch sự’ (to venerate, respect)

kỳ lạ 奇 {qí} ‘không ngờ, khác thường, hiếm’ (strange, weird)

linh thiêng 靈 {líng} ‘mau lẹ, sắc sảo, hiệu lực khi cầu khẩn, xác người’ (efficacious; quick)

nghi ngờ 疑 {yí} ‘không đáng tin, không tin được’ (to suspect, doubt)

nghiêm ngặt 嚴 {yán} ‘chặt chẽ, khe khắt’ (strict, serious)

phân chia 分 {fēn} ‘tách, cắt ra thành nhiều phần nhỏ’ (divide, split)

phòng ngừa 防 {fáng} ‘coi chừng, bảo vệ’ (to prevent, protect)

thấu suốt 透 {tòu} ‘xuyên qua, sâu sắc’ (to pass through, thorough)

thoát khỏi 脫 {tuō} ‘rụng, cởi, ra khỏi’ (fall, dress off, to be out of)

tiễn đưa 餞 {jiàn} ‘đặt tiệc đưa chân’ (to see someone off, farewell dinner)

tội lỗi 罪 {zuì} ‘điều phạm pháp’ (fault, guilt, crime)

 đày 囚 {qiú} ‘thiếu tự do, sưng to, tối tăm’ (prison, exile)

xâm lấn 侵 {qīn} ‘phạm qua vùng khác, tới gần’ (to invade, penetrate)

b. hai chữ khác nghĩa (có thể gọi là phản nghĩa)

cao thấp 高 {gāo} ‘không phân biệt kích thước’ (unable to tell the size)

đầu đuôi 頭 {tóu} ‘rõ ràng, mạch lạc’ (clear, well-told or written)

trầm bổng 沉 {chén} ‘chìm, thấp xuống’ (to submerge, to lower)

6. Việt-Tàu. Song song với các từ ghép khác, trong kho từ-vựng tiếng Việt còn có hình thức Việt-Tàu, tức một chữ Việt đứng trước và một chữ Tàu chuyển tự theo sau, như:

chia ly 離 {lí} ‘rời khỏi, bỏ đi, khác, cách xa’ (to leave, go awy, distant)

dối trá 詐 {zhà} ‘đánh lừa, giả bộ’ (crafty, dishonest, to cheat)

khen thưởng 賞 {shǎng} ‘ban tặng, hưởng, nhận đúng giá trị’ (award, appreciate)

kiện tụng 訟 {sòng} ‘đi thưa ai ở toà’ (to accuse, to sue)

nghề nghiệp 業 {yè} ‘ngành đã chọn, việc kinh doanh, việc kiếm ăn’ (career, profession)

rèn luyện 鍊 {liàn} ‘nấu để lọc sạch, tôi kim loại’ (to train, to practice for perfection)

say  迷 {mí} ‘lạc đường, làm rối trí, thích quá độ’ (lost, confused, bewildered)

thờ phụng 奉 {fèng} ‘kính dâng, kính trọng, cung kính’ (to revere, venerate)

xấu  企 {qǐ} ‘lừa, bỏ qua, không đẹp’ (to cheat, let go, ugly)

7. Tàu-Tàu. Hình thức thứ ba là hai chữ Tàu chuyển tự đi với nhau. Đặc điểm của hình thức này có thể thay thế bằng hai chữ ghép Việt-Việt ở một số trường hợp thì nghĩa không đổi, nhưng một số khác thì nghĩa sẽ khác.

a. Không đổi nghĩa nhưng có thể khác cách dùng (nhưng có vài trường hợp đổi vị trí trước sau). Chỗ nào có thí dụ kèm theo là có sự thay đổi vi trí:

an bài 安排 {ān pái} ‘sắp đặt, đặt để trước.’ (arrange, pre-plan) số phận đã an bài

ẩm thực 飲食 {yǐn shí} ‘uống ăn > việc ăn uống’ (drinking & eating) việc ăn uống

bình an 平安 {平安} ‘đều đều không bị hại’ (safe and peace) ai cũng muốn bình an

bản chất 本質 {běn zhì} ‘tự tính của sự việc, cái gốc tự nhiên’ (nature, essence) bản chất của sự việc

Hồng Hải 紅海 {hóng hǎi} ‘biển Đỏ giữa Phi châu và Ả-rập’ (Red Sea)

huynh đệ 兄弟 {xiōng dì} ‘anh & em trai’ (brothers, siblings) tình huynh đệ

phong cách 風格 {fēng gé} ‘lối, thái độ cư xử’ (style) phong cách của một nhà giáo

phụ mẫu 父母 {} ‘cha mẹ < mẹ cha’ (father and mother) tình phụ mẫu

sơn dương山羊 {shān yáng} ‘sơn dương (mountain goat) đi săn sơn dương

sơn thuỷ 山水 {shān shuǐ} ‘núi nước (mountain & water, landscape) nước non nghìn dặm ra đi

thiên tài 天才 {tiān cái} ‘khả năng trời phú cho’ (talent, genius) một thiên tài quân sự

Thượng Đế 上帝 {shàng dì} ‘Đấng Tối Cao’ (God) Thượng Đế trên cao

y phục 衣服 {yī fu} ‘áo quần’ (clothes in general) quần áo chỉnh tề

b. Đổi nghĩa: tức là người Việt dùng chữ Tàu chuyển tự theo cách riêng của mình chứ không dùng theo nguyên nghĩa của nó. Dấu > cho thấy chữ Tàu có nghĩa riêng và chữ Việt có nghĩa riêng. Chữ viết tắt (S = Sino ‘Tàu’; V = Việt)

an bài 安排 {ān pái} S: ‘sắp xếp” V: ‘định trước’

bản lãnh 本領 {běn lǐng} S: ‘khả năng’ V: ‘vốn liếng’

bình toạ 平坐 {píng zuò} S: ‘ngồi ngang’ V: ‘bảnh choẹ’

đê thanh 低聲 {dī shēng} S: ‘tiếng trầm’ V: ‘thì thầm’

đồng cư同居 {tóng jū} S: ‘sống chung’ V: ‘chung chạ’

hãnh diện 悻面 {xìng miàn} S: ‘kiêu ngạo’ V: ‘lấy làm tự hào’

hiện thành 現成 {xiàn chéng} S: ‘(đồ) làm sẵn’ V: ‘sẵn sàng’

hoà hảo 和好 {hé hǎo} S: ‘kết hợp’ > V: ‘đối tốt với nhau’

khả năng 可能 {kě néng} S: ‘có thể’ > V: ‘năng lực cá nhân’

lân cư 鄰居 {lín jù} S: ‘hàng xóm’ > V: ‘lang chạ’

lịch sự 曆事 {lì shì} S: ‘từng trải việc đời’ > V: ‘nhã nhặn, khéo cư xử’

mã thượng 馬上 {mǎ shàng} S: ‘trên ngựa, nhanh lên’ > V: ‘cao cả’

tầm thường 尋常 {xún cháng} S: ‘không có gì đặc biệt’ > V: ‘xuềnh xoàng’

thiên hoa 天花 {tiān huā} S: ‘hoa trời’ > V: ‘bệnh đậu mùa’

tiểu tâm 小心 {xiǎo xīn} S: ‘cẩn thận’ > V: ‘ nhỏ mọn, ích kỷ’

tử tế 子細 {zixi} S: ‘tỉ mỉ’ > V: ‘tốt bụng’

Trên đây chỉ là thí dụ đơn cử về chữ đơn và chữ ghép liên quan đến chữ Tàu chuyển tự. Mục kế tiếp nói về âm đọc.

· ÂM: Âm Việt và âm Tàu khác nhau khá nhiều. Tuy hai ngôn ngữ đều có thanh điệu, nhưng tiếng Việt có sáu thanh, trong đó năm thanh cần đến dấu.

Dưới đây là hai bảng ghi âm chính (thường gọi là nguyên âm) nhằm giúp người đọc có thể đối chiếu và thấy rõ các âm giống và khác nhau giữa hai ngôn ngữ Việt và Tàu.

Các dấu thanh của tiếng Việt, tuỳ theo tác giả, có khá nhiều cách để dịch các dấu này sang tiếng Anh, riêng trong bài này, theo cách dịch của Trần Ngọc Dụng trong Vietnamese for Busy People 1 do nhà xuất bản sách giáo khoa Kendall Hunt Publishing Company ấn hành:

TND-TuNguGocHan01_thumb.png

Các thanh và dấu tiếng Việt

Thí dụ: ba bá bà bả bã bạ

Bảng âm chính (thường gọi là nguyên âm) tiếng Việt:

TND-TuNguGocHan02_thumb.png

Bảng âm chính tiếng Việt

Từ bảng trên, tiếng Việt có 12 mẫu tự chính: a ă â e ê i o ô ơ u ư y tiêu biểu cho 11 âm chính {a ʌ ɤ ε e i ɔ o ə u ɯ i:j} vì “i” và “y” được xem đồng âm. Thật ra, hai âm này có khác nhau đôi chút ở một vài vị trí trong chữ. Thí dụ: hai [ha:i] và hay [hai:j]. Do đó mới có tên “i dài” (ngày trước gọi là “i-gret”).

Ngoài 12 mẫu tự chính, còn có 29 mẫu tự chính ghép, gồm: 
ai ao au ay âu ây eo êu ia iu oi ôi ơi ua ui ưa ưi ưu – nhóm 1

Nhóm này chỉ cần phần đầu thì thành chữ, do đó mọi dấu thanh đều đánh trên mẫu tự thứ nhất: cái áo màu mày tậu mấy kẹo tếu chĩa chịu thói hối tới sủa thủi thửa gửi cựu …

_iê_ oă_ _oo*_ uâ_ uô_ ươ_  nhóm 2

oa… oe… uê… uy…  nhóm 3

Riêng hai nhóm 2 và 3 thì dấu thanh cần đánh trên mẫu tự thứ hai:

chiếc xoắn goòng luận luống hướng hoà-hoàng khoẻ-khoẻn, tuế-tuếch, huý-huýt

cùng với 12 mẫu tự ghép ba:

iêu oai oao oay oeo uây uôi uya uyê uyu ươi ươu

Trong số 12 mẫu tự ghép ba này chỉ có UYÊ là cần đánh dấu mẫu tự trên Ê ở cuối, còn lại đều phải đánh vào mẫu tự giữa: chiều, xoài, ngoáo, xoáy, ngoèo, khuấy, tuổi, nguyệt, …

HỆ THỐNG PHIÊN ÂM TIẾNG TÀU

Tiếng Tàu có năm thanh, và bốn thanh cần đến dấu. Bảng sơ đồ này dựa theo giải thích và hướng dẫn của Từ Điển Hán Việt Hiện Đại do Nguyễn Kim Thản chủ biên, nhà xuất bản Thế Giới phát hành.

Lưu ý quý vị: Trong phần này cần phân biệt rõ hai dấu ngoặc { } và [ ]. Dấu { } là chỉ “pinyin” tức cách viết tiếng Tàu theo lối La-tinh hoá và dấu [ ] là chỉ cách đọc chữ “pinyin” đó. Nói nôm na là dấu { } chỉ cách viết và dấu [ ] chỉ cách đọc.

TND-BangAmChinhTiengTau_thumb.jpg

Tiếng Tàu có năm thanh và bốn thanh cần dấu.

TND-ThanhVaDauTiengTau_thumb.jpg

Thí dụ: 八{} ‘số 8’ 拔{} ‘nhổ (cỏ)’ 把{} ‘cầm, nắm’ 耙{} ‘cào, bừa’ 罷{.ba} ‘đi!’ (chữ đi này làm trạng từ chỉ sự hối thúc, khuyến khích: Đi đi! Nói đi! Học bài đi! Bỏ đi!)

Tiếng Tàu có các âm và vần chính sau đây:

Chữ âm

ei [ej]

e [ə]

a [a]

u [u]

ai [aj]

ao [aw]

ou [ow]

an [an]

en [ən]

ang [an]

eng [ən]

ong oŋ]

Chữ âm

i [i]

ie [je]

ia [ja]

ua [wa]

uo [wo]

iao [jaw]

iou [jow]

ian [jan]

in [in]

iang [jaŋ]

ing [iŋ]

iong [joŋ]

Chữ âm

uai [a]

uei, ui [wej

uan [wan]

uen, un [wən]

uang [waŋ]

ueng [wəŋ]

Chữ âm

ū [y]

ūə [ye]

ūan [yan]

ūn [yn]

Các Phụ Âm Đầu

Chữ âm

b [p]

p [p’]

m [m]

f [f]

d [t]

t [t’]

n* [n]

l [l]

Chữ âm

g [k]

k [k’]

h [h]

(ng)** [ŋ]

j [tɕ]

q [tɕ’]

x [ɕ]

w [w]

Chữ âm

zh [tʂ]

ch [tʂ’]

sh [ʂ]

r [ɹ]

c [ts’]

s [s]

y (yā) [j]

(yīn) âm câm

Ghi chú: Những âm nào có dấu ( ’ ) thì bật hơi như kha [kha] so với không bật hơi ca [k˺a] của tiếng Việt, hoặc Tay [tei] và stay [st˺ei] của tiếng Anh vậy . Hoặc “dao” [tao] > con “dao” [jao] của Việt.

Sau đây là một số từ-vựng cùng vài nghĩa thông dụng làm thí dụ. Lưu ý: Trong các thí dụ dưới đây, có vài chữ người Việt không hề dùng đến. Ngoài ra, những chữ nào khác cách đọc nhưng cùng cách viết của người Việt thì có thêm phần phiên âm đi kèm.

– a 阿 {ā} ‘tiếng kêu la, thế à, à ơi, à uôm’

– á 亞 {yà} ‘Á châu, về nhì, hạng nhì, tiếng kêu đau, câm, dùng dể phiên âm các tên như Abraham, Adriatic’

– ác 惡 {ě} ‘hung tợn, độc bụng, xấu, nôn oẹ, bệnh khó chữa’ {wù} ‘ồ’

– ai 哀 {āi} ‘buồn rầu’

– âu 藕 {ǒu} ‘ngó sen’ 偶 ‘tượng gỗ, tình cờ’ một âm nữa là ẩu ‘ói mữa’.

– ba 吧 {ba} ‘nói khoa trương (ba hoa, ba xạo)’ 疤{bā} ‘vết sẹo’ 芭{bā} ‘tre hóp, thúng mủng’ 波 {bō} ‘sóng’

– bá 百 {bǎi} ‘trăm’ 伯{bó} ‘ôm vai, ôm cổ, bác (anh của cha), loại cây tùng,’

– các 閣{gé} ‘lầu, cửa hông’ 各 ‘mọi người’

– chất 質 {zhí} ‘bản thể, đặt câu hỏi (chất vấn), đi thẳng vào đề (chất phác)’

– cốt 骨 {gú} ‘xương, khung đỡ, điểm chính yếu’ 鴣{gū} ‘gà gô’

– dũng 甬 {yǒng} ‘hành lang dẫn vào các phòng’ 俑 ‘hình nhân bằng gỗ hay đất nung chôn theo người chết’ 踴 ‘nhảy lên’ 涌 hoặc 湧 ‘tuôn chảy’ 勇 ‘can đảm’ 蛹‘con nhộng (tang dũng = con tằm)’ 恿 ‘xúi giục’

– dương 陽 {yáng} ‘mặt trời, phái nam, quạt gió, họ Dương, giơ lên, phất cờ, vênh váo’ 羊 ‘con dê’ 楊 ‘dương (liễu)’ 鍚 ‘đồ trang sức trước đầu ngựa’ 徉 ‘bước đi thong thả, đi tới đi lui (thảng dương)’ 煬 ‘nóng chảy’ 洋 ‘bao la, to lớn, nhiều’佯 ‘giả bộ, giả vờ’ 痒 {yǎng} ‘ngứa, mụn lở’

– đạo 道 {dào} ‘đường đi, lối làm việc, giáo lý, chủ thuyết, nói, nét vẽ, cứ tưởng là, đoàn người đi’ 盜 ‘ăn cắp’ 稻 ‘ruộng lúa’ 蹈{dǎo} ‘chân bước, (vũ đạo = nhảy theo nhạc)’ 導 ‘dẫn tới’

– đức 德 {dé} ‘sống đúng theo lối tốt của xã hội, tu thân tới mức cao, việc thiện, loại từ tỏ lòng tôn kính: Đức Chúa, Đức Phật, Đức Bà’

– ê ê 誒 {éi} ‘ơ, ớ, ủa (tán thán từ)’

– gia 家 {jiā} ‘chung một họ’ 加 ‘cộng lại, thêm vào’ 茄{qié} ‘cà tím’ 傢 ‘đồ trong nhà’ 耶 {yē} ‘(dùng để phiên âm: Đức Gia-tô)’ 爺{yé} ‘(Lão) gia, con trai trưởng (thiếu gia)’

– giáo 教 {jiāo} ‘dạy học’ 教{jiào} ‘hệ thống về quan hệ giữa người và Tạo hoá (tông giáo)’

–  河 {hé} ‘sông nhỏ; sông lớn 江’{jiāng} ‘giang’ 荷 ‘sen mọc trên khô’ 荷{hè} ‘vác trên vai’ 荷 ‘loại cây có mùi the’ 荷{kē} ‘gắt gao (hà khắc)’

– hán 漢 {hàn} ‘Hán giang (tên sông), triều đại do Lưu Bang sáng lập’

– ích 益 {yì} ‘điều lợi, tăng lên, tích trữ’ 鎰 ‘đơn vị đo độ nặng = 20 lượng’

– in 印 {yìn} ‘để vết lại’

–  訐 {jié} ‘ghi chép kỹ (thóng kê), bị chê, sửa lại cho vững, viết toa thuốc’ 雞{jī} ‘con gà’ 稽 {jī} ‘kiểm tra, kiểm kê’ {qǐ} ‘quỳ xuống đất’ 乩{jī} ‘lên đồng, viết vào bảng nhỏ’

– khả 可 {kě} ‘có thể, chấp thuận, (dùng để phiên âm): khả khẩu khả lạc (Coca cola), khả lan linh (Kinh Koran’

– kĩ, 妓 {jì} ‘gái bán dâm (kĩ nữ, kĩ viện)’ 忮{zhì} ‘ghen, hung hăn’ kỹ 技{jì} ‘nghề, năng lực, kỹ năng (tài sản xuất)’ 伎{jì} ‘tài, ngón chơi’

– lạc 樂{lè} ‘niềm vui, thích, nhạc’ 酪{lào} ‘mứt, sữa pha a-xít’ 烙 ‘sao thuốc, đốt cháy’ 落 {là} ‘rơi, rụng (toạ lạc,{ phai màu ’

–  馬 {mǎ} ‘ngựa, tên sông’ 瑪 ‘loại đá (mã não)’ 螞 ‘chuồn chuồn, kiến, cào cào’ 碼 ‘ký hiệu (mã số), chất đống’

– minh 明 {míng} ‘sáng, rõ ràng, thần trí, thị giác, hiểu biết, thời gian tiếp theo’ 冥 ‘tối tăm, thâu sâu, ngu đần’ 螟 ‘sâu lúa&

0