02/08/2018, 22:48

Tìm hiểu bệnh thán thư trên cây tiêu và cách phòng trừ

July 31, 2018 | Cây công nghiệp • Tiêu | Bệnh thán thư trên cây tiêu một bệnh hại phổ biến nhưng lại khó nhận biết vì hộ trồng rất dễ nhẫm lẫn với tình trạng tiêu thiếu kali. Làm thế nào để phân biệt được bệnh thán thư và có biện pháp phòng trừ nhanh chóng kịp thời bà con cùng tìm ...

July 31, 2018 | Cây công nghiệp • Tiêu |

Bệnh thán thư trên cây tiêu một bệnh hại phổ biến nhưng lại khó nhận biết vì hộ trồng rất dễ nhẫm lẫn với tình trạng tiêu thiếu kali. Làm thế nào để phân biệt được bệnh thán thư và có biện pháp phòng trừ nhanh chóng kịp thời bà con cùng tìm hiệu triệu chứng cũng như cách phòng trừ sao cho thật hiệu quả.

Triệu chứng biểu hiện của bệnh thán thư trên cây tiêu

bệnh thán thư trên cây tiêu

Biểu hiện của bệnh thán thư trên hồ tiêu

Khi hồ tiêu bị nhiễm bệnh thán thư nấm sẽ tấn công trực diện trên bề mặt lá tiêu làm xuất hiện những vùng lá có màu sắc nâu vàng. Sau đó màu lá từ màu nâu vàng sẽ chuyển dần sang màu đen hình dạng kích cỡ của những chấm này khác nhau tùy thuộc vào khả năng tấn công của bệnh.

Thường thì các vết bệnh sẽ xuất hiện tại bất kì một vị trí nào đó trên lá nhưng thường thì chúng sẽ xuất hiện ở phần chóp và mép lá. Về sau các vết bệnh sẽ tiếp tục ăn dần vào sâu bên trong mép lá.

Phần bề mặt bên ngoài của vết bệnh có màu vàng đây là phần ngăn cách giữa vùng là nhiễm bệnh và vùng lá chưa nhiễm bệnh. Phần bị bệnh bên trong sẽ xuất hiện những vòng tròn đồng tâm xung quanh là những viền đen bao bọc phía ngoài. Những phần lá màu vàng dần dần về sau sẽ chuyển sang nâu rồi đen.

Khi cây nhiễm bệnh nặng lá sẽ có dấu hiệu bị vàng cháy rồi rụng đi, bệnh lây lan sang cả cành nhánh làm cho cành nhánh bị khô, rụng cành. Bệnh lây lan trên diện rộng sẽ làm tiêu bị khô quả lép đi phần đốt ngắn lại dây tiêu ngừng phát triển có xu hướng trở nên cằn cỗi. Quan sát từ bên ngoài bụi tiêu có vẻ um tùm nhưng gié bông ít khả năng cây đậu trái thấp.

cách phòng bệnh thán thư trên hồ tiêu

Bệnh vàng lá do thiếu kali

Bà con cần phân biệt chú ý tình trạng tiêu bệnh do thiếu kali sẽ có biểu hiện đó là các vết bệnh chỉ xuất hiện ngay tại mép lá. Vết bệnh có màu xám đen và không có màu vàng phân cách giữa hai mô lá.

Nguyên nhân gây bệnh thán thư

  • Bệnh do nấm Colletotrichum gloeosporioides tấn công gây hại.
  • Trong điều kiện thời tiết có độ ẩm lớn 90% nhiệt độ không khí cao là điều kiện thuận lợi để nấm sinh sổi và lây lan trên diện rộng. Khi trời mưa nấm thường theo đường nước tới.
  • Cây sinh trưởng kém thiếu dinh dưỡng không có sức đề kháng rất dễ nhiễm bệnh.

Phòng bệnh

Cách phòng bệnh thán thư trên cây tiêu hộ trồng cần áp dụng các phương pháp phòng trừ tổng hợp như sau:

+ Nên trồng tiêu ở mật độ thích hợp.

+ Chăm sóc bón phân tạo điều kiện sinh trưởng tốt nhất cho hồ tiêu.

+ Rong tỉa cây che bóng thường xuyên để vườn cây luôn được thông thoáng.

+ Bón bổ sung vân vô cơ, hữu cơ và cả phân vi sinh nhầm tăng độ phì nhiêu cho đất. Dùng rơm rạ và thân cây đậu để phủ gốc tránh tình trạng bệnh lây lan trong mùa mưa.

+ Những cành lươn nằm sát đất cần cắt bỏ.

+ Nên thăm vườn thường xuyên để phát hiện kịp thời triệu chứng của bệnh khi vừa xuất hiện. Phun Carbenzim 500 FL, Derosal 50 SC, Viben C 50 BTN, Tilt 250 EC với nồng độ 0,2 – 0,3 % số lần phun 2-3 lần để diệt trừ mầm bệnh lây lan.

+ Những cây nhiễm bệnh nặng cần loại bỏ chúng ngay ra khỏi vườn. Vệ sinh vườn sạch sẽ thu gom lá rụng và những dây tiêu bị bệnh ra khỏi vườn.

Để phòng trừ bệnh thán thư trên cây tiêu hiệu quả hộ trồng nên áp dụng biện pháp sinh học lẫn hóa học kết hợp với nhau. Tiêu diệt mần bệnh giúp cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh cho năng suất cao cuối vụ.

0