25/05/2017, 00:16

Thuyết minh về một văn bản thể thơ lục bát

Đề bài:  Em hãy thuyết minh về một văn bản thể thơ lục bát mà em yêu thích.  Việt Nam dân tộc ta không chỉ giàu có về truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc. Mà còn là một dân tộc có truyền thống văn chương rất đồ sộ, phong phú. Từ rất sớm, từ khi chữ viết còn chưa ra đời ông cha ta đã ...

Đề bài:  Em hãy thuyết minh về một văn bản thể thơ lục bát mà em yêu thích.  Việt Nam dân tộc ta không chỉ giàu có về truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc. Mà còn là một dân tộc có truyền thống văn chương rất đồ sộ, phong phú. Từ rất sớm, từ khi chữ viết còn chưa ra đời ông cha ta đã có những sáng tác văn chương độc đáo, sau đó truyền miệng lại cho các con cháu đời sau. Một trong số những tác phẩm văn chương độc đáo, mang đậm màu sắc dân tộc Việt Nam, đó là bài ...

Đề bài:  Em hãy thuyết minh về một văn bản thể thơ lục bát mà em yêu thích.

 Việt Nam dân tộc ta không chỉ giàu có về truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc. Mà còn là một dân tộc có truyền thống văn chương rất đồ sộ, phong phú. Từ rất sớm, từ khi chữ viết còn chưa ra đời ông cha ta đã có những sáng tác văn chương độc đáo, sau đó truyền miệng lại cho các con cháu đời sau. Một trong số những tác phẩm văn chương độc đáo, mang đậm màu sắc dân tộc Việt Nam, đó là bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”. Đặc biệt, bài thơ này được viết bằng thể thơ truyền thống của dân tộc – thể thơ lục bát.

Bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” là một bài ca dao hay và tiêu biểu của nền văn học dân gian Việt Nam, thông qua hình ảnh bông hoa sen, các tác giả dân gian đã khái quát thành một biểu tượng cho những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam. Thêm vào đó, bài ca dao lại được trình bày dưới hình thức của thể thơ lục bát nên càng làm cho tính dân tộc của bài ca dao thêm đậm đà. Mở đầu bài ca dao là hình ảnh của bông hoa sen được các tác giả dân gian gợi ra rất chân thực, sinh động.

“Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng”

Hai câu thơ đầu của bài ca dao, các tác giả dân gian đã miêu tả một cách cụ thể màu sắc, cấu tạo của bông hoa sen, cũng như thể hiện tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ đặc biệt dành cho hoa sen. Không gian mà các tác giả nêu ra ở đâ cũng rất cụ thể, đó là “đầm”. Trong không gian đầm nước ấy, những bông hoa sen trở nên rất nổi bật, dường như trong cách nhìn của các tác giả dân gian thì, vẻ đẹp của hoa sen đã làm lu mờ đi vẻ đẹp của những sinh vật khác. Các tác giả đã thể hiện niềm yêu mến đặc biệt, không hề giấu diếm với loài hoa này: “Trong đầm gì đẹp bằng sen”. Sau khi nêu một cách khát quát tình cảm dành cho hoa sen, các tác giả dân gian như đi sâu vào việc phân tích lí do của sự thiên vị ấy. Trước hết đó chính là vẻ đẹp hình thức của bông hoa sen, đó là một loài thực vật có hoa màu trắng, nhị vàng và lá màu xanh. Sự hài hòa của màu sắc: xanh của lá, trắng của bông và vàng của nhị tạo ra vẻ độc đáo, hài hòa đến lạ kì. Ở đây các tác giả dân gian đã thể hiện sự cảm thông của mình trước vẻ đẹp ấy.

Có lẽ hình ảnh của bông hoa sen nó cũng gợi cho người đọc phần nào liên tưởng đến hình ảnh của những con người Việt Nam, vẻ đẹp của con người nổi bật lên giữa không gian sinh sống rộng lớn, tuy nhiên vẻ đẹp của con người Việt không hề bị khuất lấp, nhạt nhòa giữa “đầm” ấy. Hình ảnh con người hiện lên rực rỡ như những đóa hoa sen đẹp đẽ, kiên cường. Sự kết hợp màu sắc của hoa sen ta cũng có thể liên tưởng đến những phẩm chất tốt đẹp cùng tồn tại trong con người. Và sự kết hợp ấy đã tạo thành một chỉnh thể con người Việt Nam chỉnh thể. Đọc đến đây có lẽ người đọc sẽ phần nào thắc mắc những phẩm chất tốt đẹp ấy là gì? Không để cho chúng ta phải tò mò, suy đoán nhiều, ngay câu thơ sau các tác giả dân gian đã thể hiện một cách cụ thể thông qua những hình tượng  của những phẩm chất ấy.

“Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Ở hai câu thơ cuối này, hình ảnh “lá xanh”, “bông trắng”, “nhị vàng” một lần nữa được lặp lại ở câu thơ sau. Nhưng không được lặp lại một cách hoàn toàn mà có sự tráo đổi vị trí đầy thú vị, mang dụng ý nghệ thuật độc đáo “Nhị vàng bông trắng lá xanh”. Nếu như ở câu thơ trên, các tác giả dân gian nêu ra những đặc điểm màu sắc, cấu tạo của bông hoa sen là để thể hiện sự cảm thán, phác họa ra vẻ đẹp của hoa đối với người đọc thì xuống đến câu thơ này, sự lặp lại không hề ngẫu nhiên mà mang hàm ý nhấn mạnh, làm cơ sở để các tác giả khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của hoa: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Ở đây dù hiểu theo nghĩa nào, nghĩa đen hay nghĩa biểu tượng thì đều khái quát nên phẩm chất thanh bạch, tốt đẹp. “Bùn” ở đây có thể hiểu là môi trường mà hoa sen mọc lên, cũng có thể hiểu là môi trường sống nhiều khó khăn, khắc nghiệt lại đầy dãy những cám dỗ.

Sống trong môi trường bùn lầy ấy, ngỡ như hoa sen sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng, bị tác động bởi mùi “tanh hôi” vốn có của bùn. Nhưng không, hoàn toàn ngược lại “chẳng hôi tanh mùi bùn”. Đặt trong mối quan hệ với con người, ta có thể thấy nó gợi liên tưởng đến cách sống thanh bạch, bản lĩnh của con người Việt Nam, dù có bao nhiêu vó ngựa của quân xâm lược,dù cho bao nhiêu chính sách đàn áp, đồng hóa của chúng thì nhân dân ta cũng chỉ một lòng hướng về dân tộc, hướng về non sông. Các chính sách bạo tàn của chúng có thể làm cho nhân dân lầm than, khổ cực. Song phẩm chất kiên cường, bản lĩnh vẫn có thể làm cho dân ta mạnh mẽ đứng lên, đoàn kết chống lại quân xâm lược, bảo vệ cuộc sống của mình, bảo vệ nền hòa bình của non sông gấm vóc.

Như vậy, bằng những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng, các tác giả dân gian không chỉ vẽ lên vẻ đẹp của hoa sen, một loài hoa mà ngày nay được coi là quốc hoa của Việt Nam. Mà thông qua hình ảnh đó, các tác giả còn hướng đến một mục đích cao hơn, ý nghĩa hơn, đó là khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam. Bài ca dao được thể hiện bằng thể thơ lục bát, gồm một câu lục và một câu bát, cách gieo vần làm cho bài thơ thêm cảm xúc cũng như tính truyền cảm. Và đặc biệt, nhịp thơ của thể lục bát khá linh hoạt, khi là 2/4, 2/2/2 ở câu lục; câu bát là 2/2/2/2 tạo cho bài thơ tiết tấu linh hoạt, âm điệu chân thành, da diết. Đây là một bài ca dao hay và đầy ý nghĩa của nền văn học Việt Nam.

0