25/05/2017, 09:44

Thuyết minh về một món ăn – Văn mẫu lớp 8

Thuyết minh về một món ăn – Văn mẫu lớp 8 4.8 (96%) 380 votes Thuyết minh về một món ăn – Thuyết minh về món cơm niêu Ngày xưa, một thuở khó nghèo, thì dân "cơm niêu nước lọ", là dân nghèo khó bậc nhất trong xã hội. Nhưng ở vào thời buổi văn minh này, khi người ta nấu cơm bằng ...

Thuyết minh về một món ăn – Văn mẫu lớp 8 4.8 (96%) 380 votes Thuyết minh về một món ăn – Thuyết minh về món cơm niêu Ngày xưa, một thuở khó nghèo, thì dân "cơm niêu nước lọ", là dân nghèo khó bậc nhất trong xã hội. Nhưng ở vào thời buổi văn minh này, khi người ta nấu cơm bằng nồi nhôm, xoong gang, nồi cơm điện… thì cơm niêu lại là một ...

Thuyết minh về một món ăn – Thuyết minh về món cơm niêu

Ngày xưa, một thuở khó nghèo, thì dân "cơm niêu nước lọ", là dân nghèo khó bậc nhất trong xã hội. Nhưng ở vào thời buổi văn minh này, khi người ta nấu cơm bằng nồi nhôm, xoong gang, nồi cơm điện… thì cơm niêu lại là một đặc sản, dân vào nhà hàng dám gọi cơm niêu phải là dân sành điệu và nặng túi tiền.

Gạo Tám, cơm niêu là một đặc sản trong món ăn ngàn năm của người Việt Nam chúng ta. Gạo Tám mà nấu bằng nồi đồng hoặc bằng các thứ nồi khác đều không thể có hương vị như nấu bằng niêu đất. Ở trời đất phương Nam này, gạo ngon nhất là gạo Nàng Hương và các nàng khác… nếu được nấu bằng niêu đất thì thật là tuyệt. Có thể nói gạo Tám, gạo Nàng Hương… mà nấu bằng niêu đất thì như cái đẹp, cái hay của lời ca tiếng hát được người nghệ sĩ tài danh nâng lên làm thế giới tâm hồn bay bổng.

Để nấu cơm niêu đất được ngon, người nấu phải chọn được gạo ngon, phải chọn được cái niêu không rỉ nước, cái vung niêu không được vênh, được lệch. Có gạo có niêu, có nước ngon rồi, thì việc nấu được niêu cơm như ý, cũng là một nghệ thuật. Tính sao cho lượng gạo vừa đủ, ít quá cũng không ngon, nhiều gạo quá thì cơm sống, ngọn lửa phải vừa phải, cơm sôi phải đều và phải ghế (phải đảo) cơm bằng đũa cả. Sau khi cơm đã cạn nước, phải để dưới ngọn lửa (hoặc vùi trong than) ít ra cũng từ 20 phút trở lên. Tóm lại muốn có niêu cơm ngon cũng phải thí điểm hai ba lần mới đạt yêu cầu.

Khi cơm chín rồi, muốn xới cơm ra chén (bát) phải dùng đôi đũa cả mới tạo được cơm có độ xốp, nếu lấy thìa mà xới thì cơm đâu còn tơi xốp và giảm đi cái cảm giác ngon lành.

Cơm niêu đã trở thành hình ảnh của một quá trình lịch sử, quá trình tiến triển của văn hóa ẩm thực Việt Nam. Bạn hãy đi thưởng thức cơm niêu và những ngày nghỉ hãy tự nấu cơm niêu để có một bữa ăn ngon lành

Thuyết minh về một món ăn – Thuyết minh về món mỳ Quảng

Mỗi vùng, mỗi dân tộc, mỗi tỉnh có một đặc sản riêng, nó là tiếng nó chung sở thích chung mà ông cha ta để lại. Mang tầm nhìn văn hóa đối với vùng đó, dân tộc đó. Cũng vì vậy mà khi đến từng nơi mọi người thường hay thưởng thức đặc sản ở đó và mua về làm quà cho gia đình cho bạn bè.

Cũng vậy đến với vùng văn hóa của miền trung, gé thăm Quảng Nam. Ở đây đặc sản nỗi tiếng là mỳ quảng và gà ta Tam Kỳ. Đi một tí là chúng tôi thấy quán mỳ quảng và gà ta. Dù biết hai món này được bán rất nhiều ở thành phố nhưng chúng tôi vẫn thích ăn.

Ghé bên đường, chúng tôi vào một quán mỳ quảng nhỏ thôi. Nhưng cách phục vụ ở đây rất chu đáo, bà chủ nhìn chúng tôi vói ánh mắt trìu mến như gọi mời đến với xứ Quảng vậy. Không chỉ vậy à còn trò chuyện hỏi thăm rồi làm cho chúng tôi mỗi người một tô mỳ quảng đặc biệt. Khi ăn chúng tôi ăn từng miếng một thưởng thức một cách từ và nhẹ nhàng, hương vị nó khác xa so với ở thành phố mà chúng tôi ăn. Có vị đậm đà, mặn mà của thịt và tôm, mùi thơm của chén nước mắm bốc lên làm chúng tôi rất thích.

Tại đây chúng tôi được trò chuyện cùng bà chủ quán ở đây, chúng tôi hỏi về cách để làm một tô mỳ ngon, bà chủ vẫn không ngại ngầm vẫn chia sẽ bí quyết cho chúng tôi một cách cỡ mỡ. bà nói bí quyết đề nấu ngon rất dể bà chỉ sơ qua cho chúng tôi một cách tỉ mỹ.

Bà chỉ cho chúng tôi về cách chọn nguyên liệu cũng như cách chế biến. Bà nói: Muốn có một tô mì ngon, thì sơi mì phải mềm dai, dài và không bị nát muốn vậy phải dùng gạo tốt (gạo nguyên). Nước nhưng của mì là quan trọng nhất nó ảnh hương đến mùi vị của mì. Nước nhưng phải có vị ngọt tinh khiết của xương heo, do vậy xương phải ninh từ đêm hôm trước, đun lửa vừa phải và chỉ ninh đến khi xương mềm. Nếu không phải là xương mà là thịt thì phải là thịt đùi thái lát to, không mỏng quá cũng không dày quá, ướp gia vị đầy đủ rồi xào lên cho đến khi gia vị thầm đều miếng thịt. Để tạo màu sắc cho nước nhưng người ta thường phi loại ớt bột ít cay trong mỡ để cho vào nước nhưng làm cho tô mì cò những hạt mỡ vàng lóng lánh trên mặt. Khi tô mì được mang ra, trên mì có vài con tôm xào đỏ thắm, nửa quả trứng vịt cùng dăm lát thịt và xương heo, rắc thêm một nhún hành lá thái nhỏ, vài hạt đậu phộng rang cùng mấy lát ớt đỏ xếp bên cạnh một dĩa rau sống. Mùi xương mùi thịt hoà thành thứ hương thơm đặc biệt.

Thật tuyệt với với bí quyết thế này. Dừng lại tại đây chúng tôi ăn xong nghỉ trò chuyện tí và trả tiền đi ra. Khi lên xe đi tới chổ khác, nhưng chúng tôi vẫn không muốn đi, cứ chần chừ mãi. Có lẽ cái mặn mà của mỳ quảng và cách nói chuyện của người chủ quán làm chúng tôi không muốn rời.

Lên xe, nhưng tôi vẫn nhớ mãi bí quyết mà bà chủ chia sẻ, hi vọng tôi sẽ làm được nhưng lời bà chỉ bày. Và ngon đậm đà nhưng hương vị và nền văn hóa của xứ Quảng này bày dạy.

0