25/05/2017, 09:44

Thuyết minh về chiếc bàn là điện – Văn mẫu lớp 8

Thuyết minh về chiếc bàn là điện – Văn mẫu lớp 8 4.8 (96%) 380 votes Thuyết minh về chiếc bàn là điện – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Phú Thọ Chiếc bàn là điện là một đồ dùng gia đình. Chiếc bàn là – sản phẩm trí tuệ của con người, mang lại nhiều hữu ích cho con người. ...

Thuyết minh về chiếc bàn là điện – Văn mẫu lớp 8 4.8 (96%) 380 votes Thuyết minh về chiếc bàn là điện – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Phú Thọ Chiếc bàn là điện là một đồ dùng gia đình. Chiếc bàn là – sản phẩm trí tuệ của con người, mang lại nhiều hữu ích cho con người. Đất nước phát triển, công nghệ thông tin ngày càng hiện đại, nhu cầu ...

Thuyết minh về chiếc bàn là điện – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Phú Thọ

Chiếc bàn là điện là một đồ  dùng gia đình. Chiếc bàn là – sản phẩm trí tuệ của con người, mang lại nhiều hữu ích cho con người. Đất nước phát triển, công nghệ thông tin ngày càng hiện đại, nhu cầu con người ngày càng cao là nguyên nhân dẫn đến chiếc bàn là điện ra đời vào khoảng đầu thế kỷ XX, do cả một quá trình tìm tòi, nghiên cứu người ta đã phát minh ra chiếc bàn là dụng cụ tiện lợi, có ích.

Trên thị trường hiện nay, xuất hiện nhiều loại bàn là điện với nhiều hãng sản xuất khác nhau giúp khách hàng có thể thỏa thích lựa chọn những loại bàn là mình ưa chuộng.

Cấu tạo của chiếc bàn là điện đơn giản gồm hai phần chính: dây đốt nóng và vỏ bàn là. Dây đốt nóng hay còn gọi là dây điện trở là bộ phận rất quan trọng củ chiếc bàn là, dây đốt nóng được làm bằng hợp kim niken-roon vì loại hợp kim này chịu được nhiệt độ cao, dây đốt nóng được đặt ở các rãnh ( ống) trong bàn là và cách điện với vỏ. Vỏ bàn là gồm đế và nắp, đế được làm  bằng gang hoặc hợp kim nhôm, được đánh bóng hoặc mạ crôm, nắp được làm bằng đồng, mạ crôm hay bằng nhựa chịu nhiệt, trên có gắn tay cầm bằng nhựa cũng chịu nhiệt. Ngoài ra, bàn là điện còn có các bộ phận như đèn tín hiệu, rơ le nhiệt, nút điều chỉnh nhiệt độ, tay cầm rơ le điện được sử dụng để tự động cắt mạch điện khi đạt đến nhiệt độ yêu cầu. Núm điều chỉnh nhiệt độ giúp ta có thể điều chỉnh nhiệt độ tùy theo loại vải, tay cầm của bàn là được làm bằng nhựa để cách nhiệt tránh gây nguy hiểm đến tính mạng. Một số bàn là có bộ phận tự động điều chỉnh nhiệt độ và tự động phun nước. Bàn là gồm có dây điện dài ngắn khác nhau tùy theo loại bàn loại bàn là dùng để dẫn nguồn điện đến chiếc bàn là. Đầu dây điện là phích cắm gồm hai chốt phích cắm điện. Thân phích cắm và vỏ dây điện làm bằng cao su vì loại chất này cách nhiệt rất tốt tránh điện giật. Bên trong dây điện là hai lõi dây điện bằng đồng hoặc nhôm dẫn điện rất tốt.

Khi đóng điện, dòng điện chạy qua dây đốt nóng tỏa nhiệt, nhiệt được tích vào đế của bàn là làm nóng bàn là giúp bàn là hoạt động. Bà là điện tử dùng để là quần áo, cái hàng may mặc vải…

Chiếc bàn là điện  vật dụngquen thuộc, quan trọng trong cuộc sống của loài người. Ngày nay, giá thành chiếc bàn là khá đắt đỏ nên nó chỉ xuất hiện ở một số gia đình giàu có và khá giả. Tuy nhiên, chắc chắn rằng trong tương lai, khi xã hội phát triển hơn nữa chiếc bàn  là điện sẽ trở thành một đồ vật cần thiết, có mặt của mọi gia đình.

Chiếc bàn là điện đòi hỏi người sử dụng phải dùng đúng cách nếu không bàn là sẽ nhanh hỏng, nên sử dụng đúng với điện áp định mức của bàn là. Khi đóng điện không được để mặt đế bàn trực tiếp xuống bàn hoặc để lâu trên quần áo, phải điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp với từng loại vải lụa, cần giữ gìn mặt đế của bàn là sạch và nhẵn, mỗi chúng ta phải đảm bảo an toàn về nhiệt và điện, có như vậy chiếc bàn là mới sử dụng được bền lâu và thực sự có ích cho con người.

Chiếc bàn là điện là một người bạn của con người. Nó mang lại cho ta những bộ trang phục phẳng phiu, đẹp đẽ giúp chúng ta cảm thấy tự tin khi mặc quần áo đã được là, Cần bảo vệ giữ gìn chiếc bàn là điện để nó sẽ mãi chung tay vào sinh hoạt của mỗi người.

Thuyết minh về chiếc bàn là điện – Bài làm 2

1. Cấu tạo bàn ủi (bàn là)

Bàn là điện gồm các bộ phận sau:

– Nguồn sinh nliiệt trong bàn là có một sợi dây điện trở bằng hợp kim crôm – niken. Tùy theo từng hãng sản xuất mà sợi dây này có dạng khác nhau. Có trường hợp dùng sợi dây tiết diện tròn quấn dưới dạng lò xo, được đặt cách điện với vỏ. Có trường hợp sợi dây dẹt, quấn quanh tấm mica và cách điện với vỏ.

– Vỏ: làm bằng hợp kim của nhôm hoặc sắt mạ kền. Mặt dưới bàn là phảng và nhẵn bóng.

– Bộ phận phụn hơi nước: một số bàn là có bộ phận để phun hơi nước vào vật được là. Bộ phận chứa nước nằm trong thân bàn là. Khi cắm điện vào, bàn là nóng làm nước sôi lên và hơi nước phun ra ở các lỗ nằm tại mặt dưới bàn là.

– Bộ phận điều chỉnh nhiệt độ: bộ phận này gồm một rơle dạng băng kép. Khi bàn là nóng đến một nhiệt độ nào đấy thì băng kép cong đi và tiếp điểm bị tách ra, mạch điện bị cắt. Khi bàn là nguội đến nhiệt độ quy định, băng kép lại trở về vị trí cũ và lại đóng mạch điện. Bộ phận điều chỉnh được bố trí bằng 1 núm vặn trên thân. Khi xoay núm này ta làm cho tiếp điểm chóng hoặc chậm được ngắt.

– Đèn báo hiệu: ở trong tay cầm bàn là thường có một đèn báo, khi có điện vào bàn là thì đèn sáng.

2. Sử dụng và bảo quản

Trước khi sử dụng cần kiểm tra để bảo đảm an toàn.

– Kiểm tra dây dẫn điện xem có bị hỏ' không?

– Kiểm tra xem có rò điện ra vỏ bàn là không?

– Đặt núm điều chỉnh nhiệt độ ở vị trí thích hợp với loại vải cần là.

– Đổ nước vào lỗ quy định của bộ phận chứa nước để phun vào vật cần là (nếu có).

– Cắm điện vào bàn là, chờ vài phút cho nóng thì dùng.

– Trước khi dùng phải lau mặt bàn là đế không bị rây bẩn ra vật định là.

– Một số loại vải bằng sợi tổng hợp và lụa nếu để khô mà là, sẽ nhiễm điện (tĩnh điện) rất mạnh và dính theo bàn là. Đối với loại vải lụa này là phải phun nước cho ẩm trước khi là.

– Khi ngừng là hoặc là xong, phải để bàn là lên một vật kê chịu được nhiệt độ cao và nhẵn để không làm xước mặt bàn là.

– Khi dùng xong phải rút bàn là ra khỏi mạch điện để tránh xảy ra tai nạn hoặc hư hỏng bàn là.

3. Những hư hỏng đơn giản, cách sửa chữa bàn là dùng lâu thường bị đứt ngay ở hai đầu dây điện trở. Ta tháo ra, cạo sạch đầu dây và vít vặn, sau đó lại vặn chặt vào.

– Nếu bị đứt ở giữa, ta cạo sạch hai đầu, vặn xoắn vào nhau đoạn dài độ 2cm sau đó lấy dây đồng lmm quấn chặt ra ngoài.

– Trường hợp dây đốt nóng hỏng mà không thể nối được nữa, có thể thay thế bằng dây đốt nóng có tiết diện tròn quấn thành lò xo và đặt trong hạt cườm sứ cách điện rồi để trong thân bàn là.

– Sau một thời gian dùng, tiếp điểm ở bộ phận điều chỉnh nhiệt độ bị hỏng, ta lấy giấy giáp loại mịn đánh sạch tiếp điểm.

– Chú ý: khi tháo chữa, cần để núm điều chỉnh ở nhiệt độ thấp nhất (trừ vị trí 0). Vì lúc đó tiếp điểm của bộ phận rơle vừa tiếp xúc nhau.

 

Bài viết liên quan

0