25/05/2017, 09:44

Thuyết minh về cây bàng – Văn mẫu lớp 8

Thuyết minh về cây bàng – Văn mẫu lớp 8 4.8 (96%) 380 votes Thuyết minh về cây bàng – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Hà Tĩnh Cây bàng luôn gắn bó với tuổi thơ, với tuổi học trò và trở nên quen thuộc gần gũi vời nhiều người dân Việt Nam. Nó không chỉ cho bóng mát, cho không ...

Thuyết minh về cây bàng – Văn mẫu lớp 8 4.8 (96%) 380 votes Thuyết minh về cây bàng – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Hà Tĩnh Cây bàng luôn gắn bó với tuổi thơ, với tuổi học trò và trở nên quen thuộc gần gũi vời nhiều người dân Việt Nam. Nó không chỉ cho bóng mát, cho không khí trong lành mà còn cho nhấm nháp một vị bùi, vị chát hiếm thấy ...

Thuyết minh về cây bàng – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Hà Tĩnh

Cây bàng luôn gắn bó với tuổi thơ, với tuổi học trò và trở nên quen thuộc gần gũi vời nhiều người dân Việt Nam. Nó không chỉ cho bóng mát, cho không khí trong lành mà còn cho nhấm nháp một vị bùi, vị chát hiếm thấy của quả bàng.

Bàng được trồng ở rất nhiều nơi, trong mỗi con đường, mỗi sân trường. Nhìn từ xa, cây bàng như một chiếc ô khổng lồ. Lá của chúng có nhiều tầng xoè tán chùm bóng mát cả một góc sân trường rộng cho chúng tôi vui chơi giải trí sau mỗi giờ học căng thẳng. Cây bàng là loại cây thân gỗ tròn, thẳng màu nâu sẫm. Lá bàng thay đổi theo các mùa trong năm. Nhìn lá bàng người ta có thể nhận biết chính xác các mùa trong năm.

Khi trời bắt đầu vào thu, những chiếc lá chuyển sang mầu vàng gạch quăn dần mép lá rồi vồng lên như hình mo cau. Vài ngày sau đó biến sang mầu đỏ tía và dưới tác động nhẹ của gió thu, những chiếc là đã bứt khỏi cảnh, chao liệng theo gió rồi rơi xuống đất. Cứ như thế cho đến khi cái lạnh giá buốt ấp đến thì trên cây bàng đã trụi lá, không còn chiếc lá nào. Tuy trụi lá nhưng cây bàng vẫn hiên ngăng đứng giũ gió rét và căng tràn nhựa sống.

 Khi tết đến xuân về những trồi non xanh li ti đã điểm hết những cành to, cành nhỏ. Chỉ vài ngày sau đó mầu xanh non bao phủ lấy toàn thân cây và chuyển dần sang mầu xanh đậm và phát triển rất nhanh, chẳng mấy bữa chúng đã như những chiếc lá trưởng thành. 

Mùa hè đến cây bàng lại oằn mình lên chống chọi với cái nắng để che bóng mát cho mọi người. Nhất là đám học sinh có thể thoải mái vui đùa dưới gốc bàng dù cái nắng có chói chang. Trên những cành lá chim về tụ hội ca hát nhảy múa trong vòm lá. Càng tô điểm cho cây vẻ đẹp mĩ miều.

Người ta có thể trồng bàng để lấy bóng mát, để làm đẹp cho cảnh vật. Khi cần thiết gỗ bàng có thể làm các vật dụng hữu ích cho con người. Các bộ phận, rễ, lá cảnh cũng có thể làm chất đốt phục vụ bà con.

Khi con người lớn lên, sẽ không có thời gian để gần gũi với cây bàng nhiều nữa, nhưng những kỉ niệm về cây bàng thời thơ ấu thì vẫn còn nguyên đây. Cây bàng thật có ý nghĩa về tinh thần và đem lại nhiều công dụng cho con người.

Thuyết minh về cây bàng – Bài làm 2

Có rất nhiều loại cây gắn bó với tuổi học trò nhưng loại cây mà tôi thích nhất lại là cây bàng, người bạn đã gắn bó với tôi trong suốt tám năm học qua.

Nhìn từ xa, cây bàng như cái ô xanh khổng lồ. Rễ bàng ngoằn nghèo bám sâu vào lòng đất. Thân cây to, sần sùi nứt nẻ vì trải qua bao phong ba bão táp. Tán lá to, xòe rộng, đan xen nhau như tấm thảm khổng lồ, che mát cho chúng tôi vào những ngày hè nóng nực. Hoa bàng mọc trên ngọn cây, cánh hoa mịn màng như nhung, màu trắng ngà, hương thơm không nồng chỉ dịu dàng phảng phất, dễ làm say lòng người. Nhưng thích nhất vẫn là được thưởng thức hương vị bùi bù, ngầy ngậy, thơm thơm của trái bàng chín.

Mùa hè, dưới ánh sáng mặt trời chói chang, lũ trẻ chúng tôi vẫn không ngừng đùa ngịch. Hết đã bóng lại chơi trận giả, hết kéo co lại chơi trốn tìm… Khi đã mệt mỏi, mồ hôi đầm đìa khắp người thì đâu sẽ là nơi nghỉ ngơi tốt nhất? Đó chính là dưới bóng mát của cây bàng. Chúng tôi nằm ngồi thoải mái trên những cái rễ gồ lên của gốc cây, vừa thưởng thức làn gió mát rưởi thổi từ Hồ Tây, vừa tán gẫu hoặc thưởng thức một cây kem.

Các bạn có biết không, bàng không chỉ che mát cho mọi người, lá bàng dùng để gói xôi sáng. Những chiếc là bàng to, không bị rách được các bà đem về rửa sạch gói xôi bán. Thật tuyệt khi sáng sáng được ăn những gói xôi bằng lá bàng. Cái hương thơm phức của gạo nếp hòa quyện với mùi hương đặc biệt của lá bàng làm gói xôi có một hương vị đặc trưng, đã ngon lại càng ngon hơn.

Cây bàng thật đáng yêu và đáng quý phải không các bạn? Trong tôi, cây bàng thật đẹp. Nó đẹp giản dị, mộc mạc chứ không lỗng lẫy như một số loài cây khác. Cây bàng là người bạn tri kỉ thân thiết của tôi, luôn đồng hành cùng tôi trong những năm tháng cắp sách tới trường.

Thuyết minh về cây bàng – Bài làm 3

Dù đã đi ngược về xuôi, vào Nam ra Bắc, nhưng tôi chưa từng nhìn thấy một cây bàng nào từng trải và to lớn như cây bàng phố tôi. Thân nó to, phải hai, ba vòng tay người lớn mới ôm xuể. Còn tán nó rộng, che kín cả một cái sân lớn diện tích cả trăm mét vuông. Sinh thời bác tôi bảo: Cây bàng lớn này dễ thường đã sống cả trăm năm, đáng được gọi là cây bàng cổ thụ. 

Tuổi thơ tôi gắn bó với cây bàng cổ thụ. Tôi nhớ những lần trốn nắng, trú mưa trong sự chở che hào phóng của tán bàng, những lần thưởng thức mùi vị ngọt chát hấp dẫn của quả bàng chín, những lần nhấm nháp vị bùi bùi khó tả của nhân quả bàng và nhớ cả những lần đi bắt ve, những lần chơi trốn tìm hớ hênh quanh gốc bàng. Tất cả cho tôi hình dung về một khái niệm bàng của riêng đám trẻ phố tôi. 

Tôi thích nhất là vào tiết rét lộc vào cữ tháng 2 âm lịch, theo cách phân chia mùa đông của các cụ nhà ta: Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba cộc rét. Vào thời điểm ấy, những lộc bàng râm ran như thể đang mời mọc nhau, mời gọi nhau mọc, mời gọi nhau lớn cho kịp phủ kín cành vào đầu mùa hạ. có thể nói: Lá bàng (cũng giống như một số cây khác thuộc hộ nhà xoan) có biểu hiện rõ nhất về sự chuyển mùa, nếu như có một ai đó chịu khó quan sát sự phát triển và tàn lụi lẫn sự đổi thay màu lá của nó. Có lẽ vì thế mà từ bao đời nay, đám trẻ hay lưu luyến mấy câu trong lời một vầi bài hát: Mùa đông lá đỏ, mùa hạ lá xanh…như một điệp khúc chào đón mùa hè quay trở lại (sau này tôi mới biết đây là phần mở đầu trong ca từ một ca khúc của nhạc sĩ Hoàng Vân viết cho thiếu nhi vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước). Có một nhà thơ, trong khi nhìn ngắm mùa đông, nhìn ngắm màu đỏ của lá bàng mà đã viết được một bài thơ thật xúc động: Vẫn gió bấc căm căm/ Vãn mơ hồ mưa bụi/ Vẫn những lá bàng uốn cong mình mà cháy/ Đỏ như khi phải từ biệt bầu trời/ Anh chẳng biết thế nào để yêu em thêm nữa/ Khi mùa đông tới gần…. 

Nhưng đến bây giờ thì cây bàng cổ thụ ấy không còn nữa. Vì lấy đất dành cho sự mưu sinh, người ta đã triệt hạ nó. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về đứng trên mảnh đất từng gắn bó với cây bàng cổ thụ mà lòng không khỏi xót xa, tiếc nuối. Trong lòng tôi tự dưng thấy trống trải thiếu thốn… 

Bây giờ, cứ mỗi khi nhìn thấy lá bàng đỏ rực lên sau khi hoàn tất chức phận của mình, để mà rụng về gốc, trong buổi giao mùa, tôi lại nao nao nhớ cây bàng cổ thụ. Cũng phải, vì nó là một phần kỷ niệm không thể thiếu trong khoảng trời thơ ấu và đáng nhớ của chúng tôi.

Thuyết minh về cây bàng – Bài làm 4

Nhìn từ xa, cây bàng như một chiếc ô khổng lồ nhiều tầng xoè tán chùm bóng mát cả một khoảng sân trường rộng cho chúng tôi vui chơi giải trí sau mỗi giờ học căng thẳng. Lại gần cây bàng tròn, thẳng mầu nâu sẫm như dãi giầu qua nhiều năm tháng. Cây bàng là một loại cây rất nhậy cảm với sự thay đổi của bốn mùa. Nhìn lá bàng người ta có thể nhận biết chính xác các mùa trong năm.

Vào mùa thu, khi tiết trời se lạnh những chiếc lá bàng to như hai bàn tay người lớn vốn mầu xanh đâm chuyển sang mầu vàng gạch quăn dần mép lá rồi vồng lên như hình mo cau. Lúc này nó đó biến sang mầu đỏ tía và khi những chị gió thu tinh nghịch thổi đến nó vội vã bứt ra khỏi cành chao liệng giữa không trung i hệt những cánh tay vẫy chào tạm biệt nơi đã sinh ra mình. Nhìn những chiếc lá bàng nằm trải dài trên sân trường trông mới tuyệt làm sao!

Cứ thế, những chiếc lá bàng chuyển dần mầu sắc cho đến khi những cơn gió lạnh buốt từ phương Bắc tràn về thì cây bàng không còn một chiếc lá nào nữa. Còn lại những cành trơ trụi trông có vẻ khẳng khiu gông mình chịu đựng cái rét lạnh buốt của mùa đông nhưng trong những cành khẳng khiu ấy vẫn trần trề nhựa sống.

Rồi tiết trời như ấm lại, xuân đã về. Chỉ một tuần thôi thì những trồi non xanh li ti đã điểm hết những cành to, cành nhỏ. Thoáng cái đã thấy mầu xanh non bao phủ lấy toàn thân cây và chuyển dần sang mầu xanh đậm. Những chiếc lá của tầng thấp, tầng cao phát triển nhanh đến kì lạ. Từ bé bằng bàn tay trẻ nhỏ mà nay đã phè phè như cái quạt mo.

Cho đến khi mùa hạ về, lá vàng rợp mát cả một khoảng sân và đây là thời điểm mà tụi nhỏ chúng tôi tụm năm tụm bẩy vui đùa nhảy nhót hết sức thỏa mái vào những giờ chơi dưới gốc bàng mát rượi thân yêu này. Bàng còn là nơi gọi chim về tụ hội ca hát nhảy múa trong vòm lá. Càng tô điểm cho cây vẻ đẹp mĩ miều.

Tụi nhỏ chúng tôi yêu cây bàng này lắm bởi nó đã gắn bó với ngôi trường tôi. Nó còn là nơi chứng kiến bao kỉ niệm vui buồn của chúng tôi. Dù mai này có phải xa mái trường, xa cây bàng yêu dấu này thì hình ảnh về cây bàng mãi mãi in đâm trong tâm trí tôi.

Thuyết minh về cây bàng – Bài làm 5

Cây bàng trường tôi

‘‘ Mùa đông áo đỏ

Mùa hạ áo xanh

Cây bàng khi mở hội

Là chim đến vây quanh…’’

Lời hát ấy – bao giờ cũng ngân vang trong lòng tôi – mỗi lúc đến trường – nhìn lên cây bàng quen thuộc, thân thương. Cây bàng trường tôi, tuổi còn non trẻ lắm, thân vươn thẳng, xòe ba tán lá tròn xoe như những chiếc ô chồng lên nhau trông thật ngộ nghĩnh. Nó lớn nhanh – rất nhanh. Lần đầu tiên, trông thấy nó, nó chỉ mới một tầng lá xanh, mà nay đã lớn bổng lên, chồng thêm nhiều tán lá mới. Thật tuyệt vời!Mỗi mùa, cây bàng có một dáng vẻ riêng – đặc biệt – không thể trộn lẫn với bất kỳ loài cây nào.

Mùa hè, những chiếc lá trưởng thành xanh thẫm, đan nhau tỏa bóng rợp mát một góc sân. Những bông hoa nho nhỏ – đơn sơ – giản dị – khiêm tốn chen lẫn trong những tán lá xanh. Giờ chơi, gốc bàng là nơi lý tưởng nhất để các em học sinh quây quần trò chuyện. Dưới ánh nắng gay gắt mùa hè, bóng mát cây bàng mới tuyệt vời làm sao. Cây bàng như xòe muôn vàn cánh tay thân thiện che chở cho các em tránh nắng hè… Rồi đến ngày những cây phượng nở bừng sắc đỏ.

Sân trường lặng ngắt, vắng tiếng cười đùa, hò reo quen thuộc. Cây bàng như ủ rũ, như buồn nhớ. Nó đứng bơ vơ, lặng lẽ trong sân trường, trông cô độc làm sao!… Khi tiếng trống khai trường giục giã, một năm học mới bắt đầu. Cây bàng như khởi sắc, hân hoan.

Nó đong đưa những chiếc lá xanh thẫm, xen lẫn vài chiếc lá ươm vàng, tô điểm thêm những chiếc lá đã bắt đầu ngả sang đo đỏ. Nó như khoác chiếc áo mới – màu xanh lốm đốm vàng, đỏ, vẫy muôn nghìn cánh tay chào đón những dáng hình quen thuộc và, chen lẫn trong tán lá đầy màu sắc ấy, lấp ló những trái bàng, vàng mơ – ngòn ngọt – bùi bùi.. Rồi những cơn gió lạnh se se – mùa đông đến rồi. Cây bàng rực đỏ một màu. Rồi những chiếc lá đỏ ấy lần lượt xa cành. Khi chia tay với cây mẹ thân yêu, những chiếc lá kia có bồi hồi luyến tiếc? Riêng tôi, vẫn cứ thích ép những chiếc lá bàng đỏ ấy, mỗi chiếc mỗi sắc màu riêng. Cùng là màu đỏ, nhưng chiếc đỏ sậm, chiếc đỏ sâm sẫm, cái đỏ hồng tươi, cái đo đỏ chen lẫn vàng thẫm…

Quan sát sự thay đổi sắc màu dần dần của chúng mà thấy bùi ngùi khó tả. Rồi đến lúc thân cây trơ trụi, vươn những cánh tay khẳng khiu lên bầu trời xám xịt màu chì, mưa giăng mưa, gió đan gió, cây bàng trường tôi vẫn sừng sững giữa trời.. Rồi thật bất ngờ, cây bung những chồi xanh non biêng biếc, một màu xanh non tơ, tràn đầy sức sống – báo hiệu mùa xuân.

Tôi yêu thích nhất màu xanh nõn ấy. Nó cho tôi biết bao niềm tin yêu và hy vọng vào cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn mãi không ngừng – cho dù có gặp bao nỗi gian nan hay thất vọng. Ơi! Màu xanh cuộc sống. Sức sống ấy như trỗi dậy sau giấc ngủ dài mùa đông. Mùa xuân sân trường như sáng bừng lên bởi dáng vẻ tươi mới đầy sức sống ấy. Những chiếc lá mượt mà reo vui, chào đón một năm mới bắt đầu, tràn trề ước mơ, hy vọng…

Bài viết liên quan

0