31/05/2017, 12:41

Thương tiếc nhà văn Nguyên Hồng

Tác giả đoạn văn đã so sánh Nguyên Hồng với Mác-xim Go-rơ-ki trên các bình diện: cuộc đời; thể loại văn học đã sử dụng; đề tài sáng tác và các hình tượng nghệ thuật nổi bật; sở trường sáng tác; thái độ thẩm mĩ đối với lao động và đối với đời sống của tầng lớp cần lao. Đọc đoạn văn sau và ...

Tác giả đoạn văn đã so sánh Nguyên Hồng với Mác-xim Go-rơ-ki trên các bình diện: cuộc đời; thể loại văn học đã sử dụng; đề tài sáng tác và các hình tượng nghệ thuật nổi bật; sở trường sáng tác; thái độ thẩm mĩ đối với lao động và đối với đời sống của tầng lớp cần lao.

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

Cuộc đời, khuynh hướng ưà phong cách viết của Nguyên Hồng khiến người ta dễ nghĩ đến Mác-xim Go-rơ-ki, tuy biết rằng, hai nhà văn ấy có những chỗ khác nhau về tầm cỡ. Cả hai đều từng lăn lộn thật sự với những tầng lớp dưới đáy của xã hội cũ, cùng viết với một trái tim tha thiết yêu tin con người, cùng sớm giác ngộ lí tưởng cộng sản chủ nghĩa. Cả hai đều viết đủ thể loại: truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết bộ ba, bộ bốn, hồi kí, bút kí, soạn kịch, làm thơ. Thời kì đầu cầm bút, họ đều viết nhiều về tầng lớp lưu manh. Họ cùng xây dựng được nhiều hình tượng bà mẹ rất đẹp đi từ bóng tối mịt mù của cuộc đời cũ, của thành kiến cũ, tới ánh sáng của thời đại mới. Họ đều có tài viết về những đám đông, những dòng người náo nhiệt: phu phen, thợ thuyền đổ ra hè phố khi tan tầm ở các nhà máy, hay trong những cuộc đình công, bãi công... Nhưng ở hai nhà văn ấy, sự gặp gỡ này có thể coi là đáng tự hào hơn cả: đối với lịch sử văn học của hai dân tộc Nga, Việt, họ đều thuộc số những nhà văn dẫn đầu trong việc ca ngợi lao động, phát hiện ở lao động một đối tượng thẩm mĩ thật sự. Văn tiểu thuyết của Nguyên Hồng bao giờ cũng đầy cảm xúc, đầy chất thơ. Ngòi bút ấy đã chế tạo lấy chomình một chất thơ độc đáo, không phải từ mây, gió, trăng, hoa, mà luyện bằng than bụi những nhà máy, những bến tàu, bằng sỏi đá những đồi khô cỏ cháy, hoà với chất mồ hôi mặn chát và nóng bỏng của những người lao động.

(Nguyễn Đăng Mạnh, , Ngữ văn 12 Nâng cao, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr. 57)

1.   Xác định thể loại của văn bản chứa đựng đoạn văn trên.

2.   Nêu các thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn. Dẫn một số câu then chốt để chứng tỏ có sự hiện diện của các thao tác lập luận ấy.

3.   Cho biết tác giả đoạn văn đã so sánh Nguyên Hồng với Mác-xim Go-rơ-ki trên những bình diện nào.

4.   Chỉ ra các phương thức biểu đạt đã được tác giả vận dụng. Đánh giá hiệu quả của việc vận dụng kết hợp chúng trong đoạn văn trên.

Trả lời

1.  Văn bản chứa đựng đoạn văn trên thuộc loại văn bản nghị luận, cụ thể là nghị luận văn học, bàn về một tác giả văn học.

2.  Các thao tác lập luận chủ yếu đã được dùng trong đoạn văn: thao tác lập luận so sánh và thao tác lập luận bình luận. Ngoài ra, tác giả còn dùng thao tác lập luận phân tích. Câu chứng tỏ tác giả đã dùng thao tác lập luận so sánh: “Cuộc đời, khuynh hướng và phong cách viết của Nguyên Hồng khiến người ta dễ nghĩ đến Mác-xim Go-rơ-ki, tuy biết rằng, hai nhà văn ấy có những chỗ khác nhau về tầm cỡ”. Câu chứng tỏ sự có mặt của thao tác lập luận bình luận: “Nhưng ở hai nhà văn ấy, sự gặp gỡ này có thể coi là đáng tự hào hơn cả: đối với lịch sử văn học của hai dân tộc Nga, Việt, họ đều thuộc số những nhà văn dẫn đầu trong việc ca ngợi lao động, phát hiện ở lao động một đối tượng thẩm mĩ thực sự”.

3. 

 

4.  Các phương thức biểu đạt đã được tác giả vận dụng trong đoạn văn: nghị luận, thuyết minh, biểu cảm. Trong câu cuối còn thấp thoáng xuất hiện phương thức miêu tả. Việc vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt này đã khiến cho đoạn văn có kết cấu chặt chẽ, các ý được triển khai đầy đặn, tuy là văn nghị luận nhưng vẫn tràn đầy cảm xúc.

Nguồn: Nhungbaivanhay.net
0