31/05/2017, 12:08

Thủ pháp nhân cách hóa trong Ai đã đặt tên cho dòng sông

Đề bài: Phân tích Thủ pháp nhân cách hóa trong Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường). Bài làm Nói đến thể kí là nói đến khả năng ghi lại những con người, sự việc, sự vật trong đời sống hiện thực qua sự tìm hiểu, nghiên cứu, cảm nhận cụ thể, kĩ lưỡng. Như thế, sức hấp dẫn của tác phẩm ...

Đề bài: Phân tích Thủ pháp nhân cách hóa trong Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường). Bài làm Nói đến thể kí là nói đến khả năng ghi lại những con người, sự việc, sự vật trong đời sống hiện thực qua sự tìm hiểu, nghiên cứu, cảm nhận cụ thể, kĩ lưỡng. Như thế, sức hấp dẫn của tác phẩm kí tập trung vào dung lượng, độ chính xác, sâu sắc của dữ kiện, thông tin. Bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường một mặt vừa phát huy hết thế nổi bật ấy của ...

Đề bài: Phân tích ? (Hoàng Phủ Ngọc Tường).

Bài làm

Nói đến thể kí là nói đến khả năng ghi lại những con người, sự việc, sự vật trong đời sống hiện thực qua sự tìm hiểu, nghiên cứu, cảm nhận cụ thể, kĩ lưỡng. Như thế, sức hấp dẫn của tác phẩm kí tập trung vào dung lượng, độ chính xác, sâu sắc của dữ kiện, thông tin. Bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường một mặt vừa phát huy hết thế nổi bật ấy của thể kí, mặt khác lại có sức lôi cuốn đặc biệt nhờ lối viết giàu chất trữ tình. Thủ pháp nhân hóa đã được tác giả triệt để sử dụng nhằm tái hiện hình ảnh sông Hương như một sinh thể sống động, có chiều sâu tính cách và tâm hồn.

Bao trùm, xuyên suốt bài kí là hình ảnh sông Hương được cảm nhận dưới chiều sâu lịch sử, văn hóa và ví như hình ảnh một cô gái với vẻ đẹp và nét tính cách rất riêng. Giữa đại ngàn, sông Hương là cô gái dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi của hoa đỗ quyến rừng; là cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại với bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Khi ra khỏi rừng, sông Hương là cô gái mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở; là người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa rơi rồi sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biển bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long. Trong cái nhìn tổng thế văn hóa cố đô Huế, sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. Để miêu tả khúc ngoặt của sông tác giả liên tưởng đến người con gái sực nhớ ra điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng… Dưới cái nhìn lịch sử, tác giả lại viết: Khi nghe lời gọi, nó biết cách tự hiến đời mình làm một chiến công, để nó trở về với cuộc sống bình thường, làm một người con gái dịu dàng của đất nước.

Hoàng Phủ Ngọc Tường đã viết về sông Hương bằng cả niềm đam mê say đắm tựa như kẻ “si tinh” trước một “tuyệt thế giai nhân”.

0