31/05/2017, 12:07

Quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân trong Chữ người tử tù

Đề bài: Phân tích Quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân trong Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân). Bài làm Nguyễn Tuân là người yêu cái đẹp. Nhà văn yêu thích phát hiện cái đẹp trong cuộc sống. Đối với Nguyễn Tuân, sáng tạo cái đẹp, biết phát hiện và thưởng thức cái đẹp là một biểu hiện văn hóa. Trong ...

Đề bài: Phân tích Quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân trong Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân). Bài làm Nguyễn Tuân là người yêu cái đẹp. Nhà văn yêu thích phát hiện cái đẹp trong cuộc sống. Đối với Nguyễn Tuân, sáng tạo cái đẹp, biết phát hiện và thưởng thức cái đẹp là một biểu hiện văn hóa. Trong sáng tác của Nguyễn Tuân, ông công khai bày tỏ sự kính trọng, tôn thờ cái đẹp của mình. Vì vậy có người cho rằng Nguyễn Tuân là người duy mĩ, tán thành cái đẹp thuần túy không có ...

Đề bài: Phân tích (Nguyễn Tuân).

Bài làm

Nguyễn Tuân là người yêu cái đẹp. Nhà văn yêu thích phát hiện cái đẹp trong cuộc sống. Đối với Nguyễn Tuân, sáng tạo cái đẹp, biết phát hiện và thưởng thức cái đẹp là một biểu hiện văn hóa. Trong sáng tác của Nguyễn Tuân, ông công khai bày tỏ sự kính trọng, tôn thờ cái đẹp của mình. Vì vậy có người cho rằng Nguyễn Tuân là người duy mĩ, tán thành cái đẹp thuần túy không có khuynh hướng tư tưởng.

Trong tác phẩm Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân cho thấy không phải ông tôn thờ cái đẹp chung chung. Cái tài của Huấn Cao thì đã rõ, những Nguyên Tuân không chỉ nhấn mạnh cái tài. Nhân vật Huấn Cao còn là người có tâm. Ông không bị một sức ép nào, ông khinh bỉ viên cai ngục ra mặt, cố ý chọc tức. Thế nhưng khi biết được sở thích thanh cao của viên cai ngục, Huấn Cao sẵn sàng thay đổi thái độ, sẵn sàng cho chữ. Đấy là cái đẹp của người có tâm trong sáng, lấy tình mà đáp lại tình. Viên quản ngục lại cho thấy một cách nhìn khác của Nguyễn Tuân. Ông thấy ở con người công cụ của chính quyền này vẫn có tâm trong sáng, vẫn hướng về cái đẹp, tôn thờ cái đẹp. Vì khâm phục và tôn thờ cái đẹp mà viên quản ngục dám làm trái những lề luật của nhà tù, dám xin chữ, và chắc là sẽ dám vứt bỏ nơi làm nhan nhuốc cá đời lương thiện đi.

Ca ngợi Huấn Cao, kẻ thù của trật tự phong kiến; ca ngợi hành động xin chữ của cai ngục, công cụ của chế độ nhưng vẫn giữ được thiện lương. Nguyễn Tuân đà đứng trên cơ sở đạo lí dân tộc mà ca ngợi cái đẹp cua con người.

0