10/01/2018, 23:59

Tại sao khủng long lại tuyệt chủng?

Khoảng 66 triệu năm trước, một thiên thạch khổng lồ đã lao vào Trái đất. Vụ va chạm đã khiến cho loài khủng long bị tuyệt chủng, nhưng sự thật lại không hề đơn giản như vậy.Đó là thảm họa tuyệt chủng lớn nhất trong lịch sử Trái đất. Khoảng 66 triệu năm trước, một thiên thạch khổng lồ đã lao vào ...

Khoảng 66 triệu năm trước, một thiên thạch khổng lồ đã lao vào Trái đất. Vụ va chạm đã khiến cho loài khủng long bị tuyệt chủng, nhưng sự thật lại không hề đơn giản như vậy.Đó là thảm họa tuyệt chủng lớn nhất trong lịch sử Trái đất. Khoảng 66 triệu năm trước, một thiên thạch khổng lồ đã lao vào Trái đất, đâm xuống Vịnh Mexico. Vụ va chạm đã giải phóng hàng tấn bụi đá và các loại khí độc hại vào bầu khí quyển, khiến cho khí hậu Trái đất bị biến đổi và tiêu diệt toàn bộ các loài khủng long.Tuy nhiên đây chỉ là một trong số các giả thuyết lý giải nguyên nhân khủng long tuyệt chủng. Và nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Anh đã bác bỏ giả thuyết này. Họ phát hiện ra rằng số lượng các loài khủng long đã suy giảm rất lâu trước khi thảm họa thiên thạch Chicxulub xảy ra.Thảm họa thiên thạch Chicxulub được cho là nguyên nhân khiến các loài khủng long bị tuyệt chủng.Sau khi phân tích và thống kê đầy đủ tần số các hóa thạch khủng long theo thời gian, các nhà khoa học đã công bố phát hiện của họ trên trang tổng hợp của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ.Họ cho biết số lượng khủng long đã bắt đầu giảm mạnh vào khoảng 24 triệu năm trước khi thảm họa thiên thạch xảy ra. Đỉnh điểm là khoảng 90 triệu năm trước, số lượng các loài khủng long biến mất tăng cao hơn rất nhiều so với các loài mới được sinh ra. Đây là thời điểm bắt đầu của sự tuyệt chủng kéo dài và thảm họa thiên thạch chỉ góp một phần nhỏ trong quá trình này.Điều đó cũng có nghĩa rằng nếu thảm họa thiên thạch không xảy ra, các loài khủng long vẫn sẽ biến mất trên Trái đất.Tuy nhiên trên thực tế các loài khủng long đã "bắt đầu" tuyệt chủng từ trước khi thảm họa thiên thạch xảy ra.Sự tuyệt chủng là một phần bình thường của vòng đời bất kỳ loài sinh vật nào. Tuy nhiên ở đa số các loài sinh vật, sẽ có một loài mới được tiến hóa và ra đời để thay thế cho loài cũ bị tuyệt chủng.Đối với nhiều loài khủng long sinh sống cách đây hàng chục triệu năm lại không phải như vậy. Tốc độ tạo ra loài mới không thể bắt kịp với sự biến mất của các loài cũ, khiến cho các loài khủng long này thực sự biến mất.Tất nhiên có nhiều loài đã bắt kịp tốc độ tiến hóa, bằng chứng là sau thảm họa thiên thạch vẫn có dấu hiệu của nhiều loài khủng long còn tồn tại. Cho đến nay chúng ta tiến hóa thành nhiều loài động vật.Các nhà khoa học cũng đưa ra lời giải thích vì sao loài khủng long lại tự biến mất, và đó là do Trái đất đã xảy ra nhiều biến đổi địa chất lớn. Hai siêu lục địa của Trái đất đã bị tách rời, mực nước biển dao động bất thường. Đồng thời, các siêu núi lửa hoạt động mạnh chính là lý do mà nhà địa chất học Gerta Keller tin rằng đây là khởi đầu của sự tuyệt chủng nhiều loài khủng long trên cạn lẫn dưới biển.Môi trường sống của các loài khủng long khổng lồ bị thu hẹp, khiến cho chúng khó có thể bắt kịp tốc độ tiến hóa và dễ bị xóa sổ bởi các thảm họa tự nhiên. Tuy nhiên không phải vì một thảm họa duy nhất mà các loài khủng long đồng thời bị tiêu diệt.Tuyệt chủng là một quá trình kéo dài, mà theo định nghĩa thì sự tuyệt chủng hàng loạt khi hơn 75% các loài trên Trái đất bị tiêu diệt, là một quá trình thường phải mất hơn 1 triệu năm. Phải mất nhiều hơn một thảm họa để có thể tiêu diệt được số lượng loài lớn như vậy trên Trái đất.Vậy nguyên nhân khiến cho các loài khủng long tuyệt chủng chính là do Trái đất của chúng ta. Những biến động địa chất, những sự thay đổi về điều kiện tự nhiên đã dần giết chết các loài khủng long trong một thời gian dài. Các thảm họa chỉ góp phần đẩy nhanh quá trình đó mà thôi.

Núi lửa hoạt động là nguyên nhân khiến khủng long tuyệt chủng, chứ không phải thiên thạch rơi như chúng ta từng nghĩ trước đây.

10.000 năm trước, dòng nham thạch từ Deccan Traps, một khu vực núi lửa gần Mumbai, Ấn Độ hiện nay, đã thải ra một lượng lớn sulfur và carbon dioxide vào không khí, gây ra thảm họa diệt vong bằng cách khiến trái đất nóng lên và đại dương bị axit hóa.

Phát hiện này được trình bày tại cuộc gặp thường niên của Hội địa - vật lý Mỹ, góp thêm tiếng nói và cuộc tranh luận kéo dài trong thời gian qua về nguyên nhân khiến khủng long bị tuyệt chủng 65 triệu năm trước.

Thuyết Alvarez trước đây cho rằng một thiên thạch lớn đã rơi xuống Chicxulub, Mexico, khoảng 65 triệu năm trước, giải phóng ra một lượng cát bụi và khí độc lớn vào không khí, che phủ cả mặt trời, khiến trái đất trở nên lạnh giá, hủy diệt khủng long và đầu độc các sinh vật biển. Vụ va chạm cũng có thể gây ra hiện tượng núi lửa hoạt động, động đất và sóng thần.

Năm 2009, các công ty dầu khí khi tiến hành khoan ở ngoài khơi bờ biển phía Đông Ấn Độ đã phát hiện ra một lớp trầm tích là dung nham có niên đại vài thiên niên kỷ, nằm dưới mặt nước biển 3,3km.

Gerta Keller, một nhà địa chất thuộc đại học Princeton, Mỹ và các đồng nghiệp của bà đã phát hiện ra lớp trầm tích chứa rất nhiều hóa thạch thuộc thời kỳ K-T Boundary, khi khủng long biến mất. Lớp trầm tích này có chứa các lớp dung nham từ khu vực Deccan Traps.

Núi lửa hoạt động là nguyên nhân khiến khủng long tuyệt chủng, chứ không phải thiên thạch rơi như chúng ta từng nghĩ trước đây,Tại sao khủng long lại tuyệt chủng,vì sao khủng long tuyệt chủng,khủng long,Dinosauria
Núi lửa hoạt động là nguyên nhân khiến khủng long tuyệt chủng, chứ không phải thiên thạch rơi như chúng ta từng nghĩ trước đây.

Theo bản phân tích hóa thạch, số lượng sinh vật phù du ít hơn, nhỏ hơn, số lượng vỏ động vật còn lưu giữ lại trên lớp dung nham cũng ít hơn. Điều này cho thấy sinh vật phải biến đổi sau khi núi lửa hoạt động. Hầu hết sinh vật dần dần chết di. Duy chỉ có một loại sinh vật phù du có tên Guemnilitria - là được tìm thấy nhiều trong các mẫu hóa thạch.

Guembilitria có thể là loài sinh vật phổ biến nhất trên thế giới khi một lượng lớn khí sulfur tràn lan trong nước biển. Khí này có thể kết hợp với calcium, khiến các loài sinh vật biển không thể lấy calcium để tổng hợp nên vỏ và xương.

Cùng thời điểm đó, những mẫu hóa thạch tại Ấn Độ cũng cho thấy một số lượng lớn cây cối và động vật trên mặt đất đã biến mất. Điều này cho thấy chính những ngọn núi lửa đã gây ra hoặc diệt vong trên cả mặt đất và trên biển.

Nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy bằng chứng làm dấy lên mối ngờ vực về giả thuyết thiên thạch va vào trái đất gây nên họa tuyệt chủng.

“Vụ va chạm của thiên thạch không thể sản sinh ra đủ lượng khí sulfur và carbon dioxide mà ta có thể quan sát được trên các phiến đá, vì vậy vụ va chạm thiên thạch có thể chỉ khiến cho họa diệt chủng thêm tồi tệ chứ không phải là nguyên nhân gây ra thảm họa này” - bà Keller cho biết.
0