04/06/2018, 09:34

Tác dụng chữa bệnh của cây cỏ mực, bạn cần nên biết ?

Mô tả cây cỏ mực Cây cỏ mực có tên khoa học là Eclipta alba Hassk thuộc họ Cúc Asteraceae. Gọi là “mực” vì vò nát có nước chảy ra như mực đen. Gọi là “rau” vì mầm non của nó cũng được dùng như một loại rau. Do có màu đen nên cây rau này cũng được chú ý trong nhóm thức ...

Mô tả cây cỏ mực

Cây cỏ mực có tên khoa học là Eclipta alba Hassk thuộc họ Cúc Asteraceae. Gọi là “mực” vì vò nát có nước chảy ra như mực đen. Gọi là “rau” vì mầm non của nó cũng được dùng như một loại rau. Do có màu đen nên cây rau này cũng được chú ý trong nhóm thức ăn, thuốc màu đen với nhiều triển vọng cho những công dụng quý như để chống lão hóa. Cỏ mực từ lâu có trong kho tàng Nam dược thần hiệu. Cây mọc hoang khắp nơi và ở đâu người ta cũng biết dùng để cầm máu. Thu hái từ tháng 2 đến tháng 8, phơi khô trong râm mát (âm can) bảo quản cẩn thận để dùng khi không có cây tươi. Cách dùng đơn giản tươi hay khô và không phải bào chế gì cả. Theo kinh nghiệm dùng cây có hoa tốt hơn.

cay-co-muc 

Thành phần hóa học :

Cỏ mực chứa :

– Các glycosides triterpene và Saponins : 6 glycosides loại oleanane : Eclalbasaponins I-VI ( 2 chất mới ly trích được năm 2001 được tạm ghi là XI và XII) , Alpha và Beta-amyrin , Ecliptasaponin D Eclalbatin.

– Các Flavonoids và Isoflavonoids : Lá và đọt lá chứa Apigenin, Luteolin và các glucosides liên hệ. Toàn cây chứa các isoflavonoids như Wedelolactone, Desmethylwedelolactone, Isodemethylwedelolac tone, Strychnolactone

– Aldehyd loại terthienyl : Ecliptal ; L-terthienyl methanol; Wedelic acid.

– Sesquitepne lactone : Columbin.

– Các sterols như Sitosterol, Stigmasterol..

– Các acid hữu cơ như Ursolic acid, Oleanolic acid, Stearic acid, Lacceroic acid ; 3,4-dihydroxy benzoic acid; Protocateuic acid..

Một số bài thuốc chữa bệnh của cây cỏ mực

– Chữa mề đay: Cỏ nhọ nồi, rau diếp cá, lá xương sông, lá huyết dụ, lá khế, lá dưa chuột, lá nhài, lá cải trời giã nát, chế nước vào, vắt lấy nước uống, bã dùng xoa, đắp chỗ sưng.

cay-co-muc-1

– Chữa mộng tinh: Cỏ nhọ nồi sấy khô, tán nhỏ, uống mỗi lần 8 g với nước cơm, hoặc 30 g sắc uống.

– Chữa sốt xuất huyết nhẹ, sốt phát ban, phong nhiệt nổi mẩn: Cỏ nhọ nồi, rau sam, sài đất, huyền sâm, mạch môn, ngưu tất mỗi vị 10 – 15 g. Sắc uống ngày một thang.

– Chữa sốt phát ban: Cỏ nhọ nồi 60 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-4 lần uống trong ngày.

– Chữa sốt cao: Cỏ nhọ nồi 20 g, sài đất 20 g, củ sắn dây 20 g, cây cối xay 16 g, ké đầu ngựa 12 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang.

– Chữa sốt xuất huyết nhẹ: Cỏ nhọ nồi 20 g, lá trắc bá sao đen 12 g, hoa hòe sao đen 12 g, củ hoặc lá sắn dây 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang.

– Chữa khạc ra máu: Cỏ nhọ nồi 60 g, rễ cỏ tranh 40 g, thêm ít thịt lợn nạc, ninh lấy nước uống.

– Chữa chảy máu cam: Cỏ nhọ nồi 20 g, hoa hòe sao đen 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang.

– Chữa tiêu chảy ra máu: Cỏ nhọ nồi đem sấy khô trên miếng ngói, tán bột, uống mỗi lần 6 g với nước cháo.

– Chữa viêm họng: Cỏ nhọ nồi 20 g, bồ công anh 20 g, củ rẻ quạt 12 g, kim ngân hoa 16 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang.

0