13/01/2018, 16:28

Tả một di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh – Văn hay lớp 6

Tả một di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh – Văn hay lớp 6 Tả một di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Nghệ An Chuyến đi thăm chùa Hương cùng với ông bà, cha mẹ cách đây đã hơn một năm nhưng em vẫn nhớ như ln vẻ đẹp thần ...

Tả một di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh – Văn hay lớp 6

Tả một di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Nghệ An

Chuyến đi thăm chùa Hương cùng với ông bà, cha mẹ cách đây đã hơn một năm nhưng em vẫn nhớ như ln vẻ đẹp thần tiên của phong cảnh Hương Sơn.

Mùng sáu tháng Giêng, chùa Hương bắt đầu mỏ hội. Du khách từ khắp miền đất nước nườm nượp đổ về đây để lễ Phật và thưởng ngoạn khung cảnh thiên nhiên sơn thuỷ hữu tình hiếm có. Hương Sơn quả là một kì quan mà Tạo hoá đã hào phóng ban tặng cho con người.

Ngồi trên con đò xuôi bến Đục, em khoan khoái đưa tay khoát nước. Nước suối Yến mát lạnh. Thỉnh thoảng, một chú chim bói cá màu xanh cánh trả cụp cánh lao vút như một mũi tên xuống dòng nước trong văn vắt, nhìn thấy rõ rong rêu mọc ven bờ. Trước mắt em là dãy núi tím biếc trập trùng, ẩn hiện trong màn sương lãng đãng. Những con đò nối đuôi nhau chở du khách vào đền Trình dưới chân núi.

Đường lên chùa gập ghềnh, quanh co và khá dốc nhưng hầu như không ai thấy mệt. Các cụ bà đầu đội khăn, mặc áo dài nâu, quần thâm, cổ đeo tràng hạt, tay chống gậy vừa đi vừa niệm Nam mô, bước chân vẫn dẻo dai, chẳng kém thanh niên.

Em theo ông bà, cha mẹ đi từ chùa Ngoài vào chùa Trong, thăm chùa Giải Oan, lên tới chùa Thiên Trù… Chùa nào cũng cổ kính, uy nghi, trầm mặc trong khói hương nghi ngút. Không khí lễ hội vừa náo nhiệt lại vừa thành kính, thiêng liêng. Đến đây, mọi người đều có chung cảm giác là trút bỏ được những phiền luỵ của cuộc sống đời thường, tâm hồn lâng lâng, thanh thản.

Dòng người nối đuôi nhau trên những con đường hẹp, quanh co theo vách đá. Tiếng suối róc rách văng vẳng đâu đây hoà với tiếng mõ, tiếng chuông ngân nga trong khoảng không êm đềm, tĩnh lặng. Lúc mỏi chân, du khách tạt vào quán lá, uống một bát nước lão mai lại thấy khoẻ khoắn hẳn ra, vui vẻ tiếp tục cuộc hành trình.

Động Hương Tích được mệnh danh là Nam thiên đệ nhất động

Lên đến đây, từ trên cao nhìn xuống, cả bầu trời, mặt đất thu gọn trong tầm mắt. Ruộng nương trông bé như bàn tay. Rừng mơ, rừng mận nở hoa trắng xoá cả vùng đồi núi xung quanh.

Động ăn sâu trong lòng núi, trông giống như một chiếc hàm rồng khổng lồ. Lòng động phẳng và rộng, có thể chứa mấy trăm người. Ánh đèn, ánh nến lung linh, những nhũ đá, cột đá muôn hình vạn trạng, lấp lánh bảy sắc cầu vồng. Nào hòn Cậu, hòn Cô, nào nong tằm, né kén, nào cây bạc, cây vàng… Khách hành hương lâm râm khấn nguyện, cầu mong một cuộc sống bình an, no đủ và hạnh phúc.

Phải mất hai ngày liền mới thăm hết được phong cảnh Hương Sơn. Lúc lên xe ra về, em ngoái đầu lại lưu luyến ngắm nhìn. Xa xa, nơi những dãy núi trập trùng, sương bốc lên mù mù như khói toả. Khung cảnh đẹp như trong mơ, làm say lòng biết bao du khách.

Tạm biệt Hương Sơn! Hẹn ngày gặp lại!

Tả một di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh – Bài làm số 2

Trên đất nước Việt Nam có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như là: Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu, Bến Nhà Rồng,… Nhưng có một nơi rất nổi tiếng ở quê hương tôi đó là Vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh.

Vịnh Hạ Long là một tuyệt tác đã có từ rất lâu do thiên nhiên tạo thành.  Vịnh có rất nhiều hang động, có động nước và động khô. Bên trong những hang động có rất nhiều đá vôi. Ngoài ra, còn có rất nhiều đảo và cồn đá. Để đi ra được những hang động đó bạn cần phải đi xuồng hoặc đi bằng thuyền. Mặt nước ở Vịnh Hạ Long rất đẹp. những làn sóng nhẹ nhàng đánh vào bờ tạo nên một khung cảnh thơ mộng khi bạn đứng ngắm Vịnh Hạ Long. Chiều về bạn có thể thấy hoàng hôn từ phía xa chiếu lên mặt nước như đang có đến tận hai mặt trời. Vì thế, mà Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.

Hằng năm, hàng ngàn người khắp thế giới đi đến Vịnh Hạ Long đế du lịch. Vịnh Hạ Long đã thu hút du khách trên khấp thế giới. Vịnh Hạ Long được coi là

 cái nôi của nước Việt Nam về nền lịch sử khảo cổ lâu đời. Ngoài ra, Vịnh Hạ Long còn có những hòn và tập trung nhiều động vật và thực vật quý hiếm. Có nhiều khu lịch sinh thái với hàng ngàn động vật dưới nước phong phú. Tên gọi của Vịnh Hạ Long đã thay đổi qua rất nhiều thời kì lịch sử, thời Bắc thuộc được gọi là Lục Châu Lục Hải sau đó được người Pháp gọi là Vịnh Hạ Long từ đó và phổ biến đến ngày nay.

Từ trên cao nhìn xuống, Vịnh Hạ Long như một bức tranh tuyệt hảo do thiên nhiên tạo thành gồm có những hang động và những hòn. Bên trong là những hang động người ta có thể tham quan, ngắm cảnh. Có những thạch nhũ có hình thù kì lạ do thiên nhiên tạo ra bên trong hang. Vịnh Hạ Long nhìn từ xa thấy như những người lính khổng lồ canh giữ biển Việt Nam. Mỗi buổi sảng, những chú chim én lại đi kiếm mồi và cho con người tổ của mình để có thể bồi dưỡng cơ thể. Vịnh Hạ Long nhiều lần cũng đã trở thành địa điểm lý tưởng của các nhà làm phim và các diễn viên.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những trường hợp vút rác bừa bãi làm ô nhiễm môi trường làm mất đi nét đẹp văn hoá của Việt Nam. Để đảm bảo mọi người không vứt rác bừa bãi cùng đã có những thùng rác đổ bỏ vào. Người ta còn làm sạch nước sông và cọ rửa các hòn đảo.

Vịnh Hạ Long đúng là một cảnh đẹp thiên nhiên trên thế giới. Tôi tự hào là một người ở Quảng Ninh và sở hữu một cảnh đẹp thiên nhiên thế giới.

Tả một di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh – Bài làm số 3 

Pác Bó là một địa danh vốn rất quen thuộc đối với Người Việt Nam. Đây là nơi Bác Hồ trở về nước làm việc và sinh sống trong thời kì đầu mới về nước. Pác Bó cũng là cơ sở cách mạng đầu tiên, là chiến khu của lực lượng kháng chiến.

Pác Bó ngày nay là một khu di tích lịch sử cách mạng quốc gia – đặc biệt của Việt Nam, thuộc địc phận bản Pác Bó, xã Trường Quảng, huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng, cách thành phố Cao Bằng khoảng 50km về phía Bắc.

Hang Pác Bó vốn là một hang động tự nhiên ở tỉnh Cao Bằng, được hình thành từ xa xưa do sự bào mòn núi đá vôi của các dòng chảy ngầm. Pác Bó (hay còn gọi là Cốc Bó), theo tiếng tày có nghĩa là “nơi đầu nguồn”. Đây cũng là nơi, Bác Hồ sống và hoạt động cách mạng từ năm 1941, sau khi từ nước ngoài trở về nước.

Ngày nay, nơi này được quy hoạch thành khu di tích lịch sử cách mạng, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống nhân dân.

Toàn bộ khu di tích Pác Bó được bao bọc bởi những cánh rừng già và các bản làng kề cận. Nổi bậc nhất trong khu vực này là hang Pác Bó, đây là nơi du khách khoogn thể bỏ qua mỗi khi đến với Pác Bó. Hang Pác Bó rọng khoảng 15mvuông. Trước cửa hang có một con suối lớn chảy ngầm từ trong núi đá ra,quanh năm dòng nước xanh róc rách chảy. Trong hang là nơi sống và làm việc của lãnh tụ Hồ Chí Minh, những di vật của Người hiện vẫn còn được bảo tồn khá nguyên vẹn.

Quang cảnh trước cửa hang khá rộng rãi, thoáng đãng. Đi qua những tảng đá nhám rêu phong, nơi bác từng ngồi làm việc và câu cá sẽ đến một chiếc cầu gỗ bắt ngang cửa khe Pác Bó.  Đứng ngoài cửa hang nhìn xuống du khách có thể thấy trên vách đá hiện ra dòng chữ “Ngày 8 tháng 2 năm 1941”. Đấy là ngày Bác đến ở hàng này và cũng là thời khắc lịch sử quyết định vận mệnh của dân tộc khi người trở về đất nước.

Bên sườn núi Khuổi Nậm phía đối diện cửa hang là một cái lán nhỏ. Nơi đây, Bác đã từng cúi xuống ôm hôn lên mảnh đất tổ quốc thân thương sau bao năm xa cách. Cách cái lán nhỏ khoảng vài bước là biên giới Viêt – Trung với cột mốc số 108.

Bác đặt tên cho dòng suối trước cửa hang tên là Suối Lê-nin, cạnh Suối Le-nin là Núi Các-Mác, đẻ tưởng nhớ đến hai nhà tư tưởng vĩ đại, người đã soi sáng trí tuệ của Bác, giuwps người tìm thấy con đường giải phóng dân tộc. Dong suois mát uốn quanh ôm lấy chân núi, quanh năm trong xanh tạo nên bức tranh phong vị hữu tình, hết sức thanh bình.

Tọa lạc trên ngọn núi Tếch Chấy thiêng liêng là đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là một trong những công trình quan trọng trong dự án tôn tạo, bảo tồn khu di tích lịch sử Pác Bó. Đền thờ được khánh năm 2011. Toàn bộ công trình gồm đền thờ chính và khuôn viên cây xanh, được xây dựng trên diện tích khoảng 5000m vuông, ngay chính giữa khu di tích. Đây là nơi để nhân dân cả nước đến và thắp hưởng tưởng niệm.

Các địa điểm, di tích được bao bọc bởi rừng cây mát rượi. Thấp thoáng trong tán lá xanh, thi thoảng người ta mới thấy hiện ra một mái hiên, một ghế đá hay một dòng chữ thuyết minh hoặc chỉ dẫn đảm bảo chất nguyên sơ và thiêng liêng của địa danh cách mạng này. Tiếng suối vọng về xa xa, hòa lẫn trong gió rừng vi vu thổi, tiếng chim ríu rít trên cành càng làm cho cảnh vật thêm hoang vu, thơ mộng, gợi nhớ về những năm tháng Bác Hồ đã từng sống nơi đây, khiến ta càng thêm yêu mến hơn.

Đây là nơi gắn với cuộc đời và hoạt động của Bác Hò trong những năm đầu về nước.

Đây còn là nơi khởi nguồn của các lực lượng và phong trào cách mạng của cả nước. Từ đây, dưới sự dẫn dắt của Hồ Chí Minh, phong trào cách mạng và tinh thần yêu nước của nhân dân không ngừng lớn mạnh, tạo thành một cơn bão táp cách mạng, từng bước đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi đất nước.

Với những giá trị và ý nghĩa đặc biệt ấy, từ năm 1970, khu Pác Bó đã được Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm bảo tồn, tôn tạo. Năm 1975, khu di tích được xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia. Năm 2007, đề án bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị khu di tích lịch sử Pác Bó được phê duyệt và tiến hành. Hằng năm, nơi này đã đón hàng trăn nghìn du khách đến tham quan,chiêm ngưỡng và tìm hiểu về truyền thống cách mạng của dân tộc.

Ngày nay, Pác Bó đã trở thành một quần thể di tích lịch sử văn hóa vô giá, không chỉ của nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng mà còn là tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam. Pác Bó trở thành nơi giáo dục truyền thống lịch sử, tinh thần yêu nước cho các thế hệ con cháu người Việt Nam. Pác Bó còn là địa điểm tham quan du lịch thú vị cho những ai yêu mến cảnh quan rừng núi, muốn tìm lấy một cảm giác hoang sơ, lắng đọng chốn thâm sơn.

Tả một di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh – Bài làm số 4

"Mặt Hồ Gươm vẫn lung linh mây trời, càng toả mát hương hoa thơm Thủ đô…". Nhắc đến Hà Nội là nhắc đến hình ảnh Hồ Gươm trong xanh và bóng Tháp Rùa nghiêng nghiêng soi dáng. Hồ Gươm cùng quần thể kiến trúc của nó đã trở thành một biểu tượng đẹp đẽ và thiêng liêng về Hà Nội – trái tim hồng của cả nước.

Hồ Gươm đã tồn tại từ rất lâu. Cách đây khoảng 6 thế kỷ, theo những địa danh hiện nay, hồ gồm hai phần chạy dài từ phố Hàng Đào, qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt tới phố Hàng Chuối, thông với sông Hồng. Nước hồ quanh năm xanh biếc nên hồ Gươm cũng được gọi là hồ Lục Thuỷ.

Vào thế kỷ XV, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm. Sự kiện ấy gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng của vị vua khai triều nhà Hậu Lê – người anh hùng của khởi nghĩa Lam Sơn chống lại giặc Minh (1417 – 1427), Lê Lợi. Truyền thuyết kể rằng khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn, có người dân mò được một lưỡi gươm, sau đó chính ông nhặt được một cái chuôi ở trong rừng. Khi lưỡi gắn vào chuôi gươm thì thân gươm ánh lên hai chữ "Thuận Thiên" – "Thuận theo ý trời". Gươm báu này đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chống giặc Minh. Khi lên ngôi về đóng đô ở Thăng Long, trong một lần nhà vua đi chơi thuyền trên hồ Lục Thuỷ, bỗng một con rùa xuất hiện. Rùa vươn đầu cất tiếng nói: "Xin bệ hạ hãy hoàn lại gươm cho Long Quân". Lê Thái Tổ hiểu ra sự việc bèn rút gươm khỏi vỏ, giơ gươm ra thì gươm bay về phía con rùa. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ, và từ đó hồ Lục Thuỷ có tên gọi mới là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) hay hồ Gươm. Chính truyền thuyết đặc sắc này đã khẳng định tấm lòng yêu chuộng hoà bình, ghét chiến tranh của người dân Thăng Long – Hà Nội nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung. Câu chuyện này đã được nhấn mạnh trong ngày lễ Hà Nội đón nhận danh hiệu "Thành phố Vì hoà bình"

Sau đó, cũng vào thời Lê, hồ còn được dùng làm nơi tập luyện của thuỷ quân nên có lúc được gọi là hồ Thuỷ Quân.

Hồ Hoàn Kiếm là một thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội. Quanh hồ trồng nhiều loại hoa và cây cảnh. Đó là những hàng liễu rủ thướt tha, những nhành lộc vừng nghiêng nghiêng đổ hoa soi bóng dưới lòng hồ. Giữa hồ có tháp Rùa, cạnh hồ có đền Ngọc Sơn có "Đài Nghiên Tháp Bút chưa sờn"… Hình ảnh hồ Gươm lung linh giống như một tấm gương xinh đẹp giữa lòng thành phố đã đi vào lòng nhiều người dân Hà Nội. Người dân Hà Nội sống ở khu vực quanh hồ có thói quen ra đây tập thể dục vào sáng sớm, đặc biệt là vào mùa hè. Họ gọi các khu phố nằm quanh hồ là Bờ Hồ.

Không phải là hồ nước lớn nhất trong Thủ đô, song với nguồn gốc đặc biệt, hồ Hoàn Kiếm đã gắn liền với cuộc sống và tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ chật hẹp, đã mở ra một khoảng không đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ có nhiều cảnh đẹp. Và hơn thế, hồ gắn với huyền sử, là biểu tượng khát khao hòa bình (trả gươm cầm bút), đức văn tài võ trị của dân tộc (thanh kiếm thiêng nơi đáy hồ và tháp bút viết lên trời xanh). Do vậy, nhiều văn nghệ sĩ đã lấy hình ảnh Hồ Gươm làm nền tảng cho các tác phẩm của mình. Nhà thơ Trần Đăng Khoa từng viết:

"Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực
Bên hồ ngọn Tháp Bút
Viết thơ lên trời cao"

Và như thế, Hồ Gươm sẽ mãi sống trong tiềm thức mỗi người dân Thủ đô nói riêng và người dân cả nước nói chung như một biểu tượng thiêng liêng về lịch sử và truyền thống văn hóa dân tộc.

Hồng Loan tổng hợp

Từ khóa tìm kiếm:

  • kể về một chuyến đi thăm di tích lịch sử ho guom
  • tả một khu di tích lịch sử
  • tả lại một di tích lịch sử
  • em hãy tả lại một di tích lịch sử
  • văn thăm di tích lịch sử ngữ văn 6

Bài viết liên quan

  • Tả vẻ đẹp của một di tích hoặc danh lam thắng cảnh – Văn hay lớp 7
  • Tả hoa sen trong đầm – Văn hay lớp 2
  • Thuyết minh về di tích lịch sử Hồ Gươm – Văn hay lớp 9
  • Tả cảnh vườn bách thú – Văn hay lớp 6
  • Tả cánh đồng lúa xanh đang thì con gái – Văn hay lớp 7
  • Tả một người lao động đang làm việc – Văn hay lớp 5
  • Tả hình dáng và hoạt động của con mèo nhà em – Văn hay lớp 5
  • Tả mảnh vườn của gia đình em – Văn hay lớp 2
0