06/05/2018, 10:25

Tả một cụ già bán hàng – Văn mẫu hay lớp 5

Xem nhanh nội dung Tả một cụ già bán hàng – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn tỉnh Tiền Giang Ở gần nhà em có một cửa hàng tạp hoá. Người bán hàng là một cụ già đã ngoài sáu mươi tuổi. Thỉnh thoảng em vẫn sang đây mua hàng. Cửa hàng của bà rất đông khách. ...

Xem nhanh nội dung

Tả một cụ già bán hàng – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn tỉnh Tiền Giang

Ở gần nhà em có một cửa hàng tạp hoá. Người bán hàng là một cụ già đã ngoài sáu mươi tuổi. Thỉnh thoảng em vẫn sang đây mua hàng. Cửa hàng của bà rất đông khách.

Dáng đi của bà cụ vẫn còn nhanh nhẹn và khoẻ mạnh. Đặc biệt, tuy lớn tuổi nhưng vẻ ngoài bà trông vẫn rất thon thả. Em đoán chắc thời còn trẻ, có lẽ bà đẹp lắm. Lúc nào bà cũng búi tóc cao gọn gàng. Khuôn mặt bà rất phúc hậu. mới nhìn vào ai cũng có cảm tình và tin cậy. Làn da bà có nhiều nếp nhăn hằn lên rất rõ. Mắt bà đã mờ, bà phải đeo kính khi bán hàng. Hàm răng vẫn còn chắc vì thỉnh thoảng em thấy bà nhai trầu. Khách hàng thường đến quầy hàng của bà rất đông. Người thì mua, kẻ thì đứng ngắm, thế nhưng bà vẫn rất vui vẻ. Tính tình của bà rất đôn hậu. Bà rất cẩn thận, bán đồ chắc chắn. Ai cần mua thứ gì, bà đều ân cần chiều theo ý khách. Nhiều khi mẹ đi vắng, em cần mua một quyển vở hay một cây viết chì, bà đều vui vẻ bảo em: “Cháu cứ cầm về đi, khi nào mẹ về mang tiền đến cho bà cũng được”.

Mặc dù cửa hàng cứa bà chỉ là một cửa hàng tạp hoá nhỏ nhưng mọi người ở khu khố em đều đến đây mua hàng cho bà. Một phần là để giúp bà, phần vì bà là người nhân hậu.

Em rất yêu quý và kính trọng bà, xem bà như bà ngoại của mình. Em mong bà khoẻ và sống thật lâu.

Tả một cụ già bán hàng – Bài làm 2

Nhà em sống trong một con hẻm nhỏ, xung quanh là rất nhiều ngôi nhà của các cụ già. Tuy nhiên mỗi lần đi học ra ngõ, em vẫn thường chú ý đến hình ảnh của một cụ già ngồi bán xôi ở đầu ngõ. Cụ tên Tý, sống cách nhà em 3 nhà. Ngày nào em thấy cụ ngồi bán xôi đầu ngõ.

Cụ Tý năm nay đã hơn 60 tuổi nhưng mái tóc của cụ bạc phơ, trắng như cước. Cụ búi tóc củ tỏi ở trên đầu, và quấn một chiếc khăn. Cụ bảo rằng tóc cụ thưa nên cụ buộc như thế này.

Hằng ngày cụ ngồi bên một chiếc thúng thơm nức mùi xôi xéo, ngày ngày cụ dậy thật sớm để hông xôi mang bán cho mọi người để kiếm tiền trang trải cuộc sống cũng như giết thời gian.

Hàm răng của cụ đã rụng đi mấy chiếc, cụ cứ nhai trầu chóp chép mỗi khi em đi qua. Hàm răng cụ đen nháy vì ngay xưa cụ ăn nhiều trầu.

Đôi bàn tây gầy và xương, thi thoảng còn run run lên vì tuổi cao và sức yếu. Mắt cụ đã mờ đi, tuy nhiên vẫn có thể phân biệt được tiền mỗi khi khách trả. Mọi người vẫn luôn thích ăn xôi ở nhà cụ vì xôi rất dẻo và thơm. Mỗi lần ăn vào là thấy no và ấm bụng.

Cụ vẫn hay mặc những bộ quần áo lụa thời trước nhìn gọn gàng. Thân hình cụ nhỏ, bước đi đã bắt đầu chậm chạp hẳn đi. Mỗi lần cụ bưng thúng xôi ra đầu ngõ bán, cụ bước đi chậm; thi thoảng có nhiều người thấy thế đã đến bê giúp cụ.

Giọng nói của cụ trầm ấm, thi thoảng nói hơi bé nên em không nghe thấy. Mỗi lần em mua xôi ở hàng cụ, cụ thường cho em thêm thật nhiều hành khô, vì em rất thích ăn hành.

Có nhiều hôm trời mưa gió, em đi học ngang qua không thấy dáng cụ, có lẽ thời tiết xấu nên cụ không bán nữa. Những lúc đó em lại thấy nhớ cụ. Một người mà em quen.

Cụ là một người hàng xóm thân thiết và tốt bụng với gia đình em. Em mong cụ luôn khỏe, luôn vui để mọi người lại được ăn xôi do cụ nấu.

Tả một cụ già bán hàng – Bài làm 3

Cứ theo thường lệ, mỗi buổi sáng trên đường đến trường, tôi lại bắt gặp những gánh hàng rong. Đó có thể là những gánh hàng bán chè, bán xôi… của những chị ở độ tuổi trung niên, nhưng cũng có thể là những gánh hàng rong của các cụ bà đã lớn tuổi. Mà hình ảnh làm tôi ấn tượng nhất đó chính là bà cụ bán xôi. Bà bán với đủ loại xôi, nào là xôi đậu đen, xôi gấc, xôi đậu phộng, đậu xanh.v..v. Bà cụ ấy bán xôi ở ngay trước cổng trường của chúng tôi. Mỗi ngày những đứa học trò kéo lại mua rất đông, bởi xôi bà bán không những ngon mà còn rất rẻ. Không biết bà có bí quyết gì mà những gói xôi bà bán đều mang một hương vị rất quê, một mùi thơm khó tả, nó làm cho những người con đang xa quê thèm được về thăm quê, và khiến cho những đứa trẻ trên thành phố chưa từng được biết đến hương vị quê hương với những cánh đồng xanh bát ngát, những đàn trâu tung tăng gặm cỏ cùng những đứa trẻ đang nô đùa bên đồng ruộng… đều cảm nhận được hương vị thôn quê và ao ước rằng mình cũng được về quê.

Chính vì những nét đặc biệt như thế, nên mỗi buổi sáng mọi người đến mua xôi của bà rất đông, đó không chỉ là những đứa học trò như chúng tôi mà còn có cả những người công nhân, nhân viên ở các xí nghiệp, những người đi đường, thậm chí cả những gia đình giàu có cũng tìm đến mua xôi của bà. Những lúc đông khách như thế, những đứa học trò thân thuộc như chúng tôi lại phụ giúp bà một tay. Nhìn đôi bàn tay gầy gò, run run nhưng rất nhanh nhẹn của bà tôi cảm thấy thương bà biết nhường nào. Trong lúc bán xôi cho khách, bà luôn nở một nụ cười, một nụ cười ẩn chứa nhiều niềm vui nhưng đâu ai biết rằng đằng sau nụ cười ấy ẩn chứa những nỗi buồn khó tả. Qua tìm hiểu tôi biết được bà đang sống trong một căn nhà nhỏ rách nát với một đứa con trai nghiện rượu nặng. Mỗi ngày đi bán về bà phải dọn dẹp nhà cửa, đã thế còn bị người con trai chửi mắng thậm tệ. Số tiền lời kiếm được qua những gánh xôi mỗi sáng, mà bà thức dậy từ những buổi sáng tờ mờ sương đều bị con trai bà lấy hết, nhằm để trang trải cho những bữa nhậu say sưa.

Ngày nào anh ta cũng về nhà trong men say, đã thế còn la mắng, đánh đập bà mỗi khi bà không chi tiền cho anh ta đi nhậu. Có ai biết rằng đằng sau nụ cười rạng rỡ, niềm nở khi bán xôi cho khách lại ẩn chứa những dòng nước mắt. Tôi thầm hiểu bà cũng có những mong ước như bao người bà, người mẹ khác, mong ước được sống trong một ngôi nhà ấm áp với những bữa cơm thân mật cùng con cháu, muốn được nhìn thấy con, cháu của mình được hạnh phúc, thành đạt và nhìn thấy nó khôn lớn từng ngày, và bà cũng thầm mong ước được con cháu quan tâm, chăm sóc những khi đau ốm, trái gió trở trời.v.v…Nhưng tất cả đối với bà sao quá xa vời. Đối với bà, điều mà bà mong mỏi nhất là một ngày thấy con mình tỉnh táo, không còn chìm đắm trong men say, và có thể cùng ăn với bà một bữa cơm. Mong ước ấy mới nghe qua thì rất là đơn giản nhưng đối với bà đó luôn chỉ là mơ ước mà thôi. Trong cuộc sống chúng ta gặp rất nhiều mảnh đời đầy bất hạnh như thế.

Câu chuyện trên chỉ là một trong số hàng ngàn câu chuyện khác. Nếu chúng ta để dành một chút ít thời gian, để nhìn lại cuộc sống của những con người xung quanh thì bạn sẽ cảm nhận được sự muôn màu muôn vẻ của cuộc sống, để rồi từ đó sẽ có một tầm nhìn sâu rộng hơn, biết cảm thương, thông cảm cho những mảnh đời bất hạnh như những người bán vé số, bán báo, đánh giày, những người gánh hàng rong, những người lao công.v.v…tất cả cũng chỉ vì cuộc sống mưu sinh, vì nhu cầu sinh tồn mà họ phải bươn chải với nhiều công việc khác nhau. Tuy đó là những công việc thấp kém và đôi lúc sẽ bắt gặp những ánh mắt khinh thường của một số người trong xã hội nhưng đó lại là những công việc rất lương thiện, là những đồng tiền kiếm được từ mồ hôi, nước mắt mà làm nên. Nếu như không có những người lao công ngày đêm quét dọn thì thử hỏi những con đường, ngõ phố có được sạch sẽ như thế này không, và chúng ta có được sống trong một môi trường trong lành, thoáng mát như thế không? Vậy thì tại sao chúng ta lại có thái độ xem thường, khinh miệt họ.Sao chúng ta không thầm cám ơn họ, bởi có những người bần cùng, nghèo khó trong xã hội ta mới biết được rằng mình còn may mắn hơn rất nhiều người. Nếu chúng ta có một gia đình ấm êm bên gia đình, cha mẹ, con cái, có một công việc ổn định, một cuộc sống sung túc đầy đủ, thì hãy nên chia sẻ bớt những thứ ấy cho họ. Chỉ cần một ánh mắt cảm thông, một câu nói ẩn chứa sự yêu thương cũng khiến họ cảm thấy ấm lòng hơn, vững tin hơn trong cuộc sống. Bởi vì: “Không ai giàu ba họ, cũng không ai khó ba đời”.Không ai có thể chắc chắn được rằng mình sẽ giàu có sung sướng mãi mãi và sẽ không bao giờ bị rơi vào những hoàn cảnh như trên. Cứ thử đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để suy ngẫm, một khi mình rơi vào hoàn cảnh ấy thì chúng ta sẽ cảm thấy thế nào. Hãy sống và cống hiến như lời bài thơ Mùa Xuân Nho

Nhỏ của nhà thơ Thanh Hải:“Nếu là con chim, chiếc lá, thì con chim phải hót, chiếc lá phải bay. Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Tả một cụ già bán hàng – Bài làm 4

1. Mở bài: Giới thiệu bà cụ bán hàng ﴾bà Ba, bán xôi đầu hẻm﴿.

2. Thân bài:

a. Tả ngoại hình:

‐ Vóc dáng: bà Ba đã sáu mươi tuổi, tóc bạc gần hết mái đầu, người bà nhỏ nhắn, hơi gầy nhưng nhanh nhẹn, khéo léo.

‐ Khuôn mặt: mặt bà thon, có nét phúc hậu: mắt hiền từ, cằm tròn đầy đặn. Da mặt bà đã có nhiều nếp nhăn. Mắt bà còn tinh tường. Miệng bà tươi, hay cười.

‐ Phục sức: bà thường mặc quần đen, áo bà ba màu nâu nhạt, áo lá có túi đựng tiền may bằng vải trắng bên trong áo bà ba.

b. Tả hoạt động:

‐ Mờ sáng bà Ba đẩy xe xôi đến đầu hẻm là đã có khách chờ mua. Bà nhanh nhẹn đơm xôi vào hộp, rắc muối vừng vào và đóng hộp lại, cho tất cả ﴾hộp và muỗng﴿ vào túi xốp. Bà bán hàng rất đông khách nên lúc nào cũng bận bịu, tay thoăn thoắt gói xôi, miệng tươi cười chào hỏi, tính tiền, trả tiền thừa lại cho khách. Xóm nhỏ có xe xôi của bà Ba đông vui hẳn lên.

‐ Tính tình của bà Ba: bà buôn bán xởi lởi, hoà nhã với mọi người, xôi bà nấu thơm ngon nên rất đắt khách.

‐ Chủ nhật bà Ba bán đắt khách nhất, em kiên nhẫn giúp bà đưa xôi cho khách rồi mới đến lượt mình.

3. Kết bài:

Nêu tình cảm của em đối với bà Ba: quý mến, thích mua xôi của bà.

Tả một cụ già bán hàng – Bài làm 5

Tôi sinh ra ở một miền quê yêu dấu. Đã hai năm trôi qua không có gì thay đổi nhiều. Vẫn cây bàng đầu làng, vẫn dòng sông với con đò trở khách, vẫn nết nhà ngói đỏ đơn sơ và thanh bình. Ở đầu làng, vẫn bà cụ bán hàng nước chè dưới gốc bàng râm mát.

Cây bàng này là cây cao tuổi nhất làng tôi đấy. Bóng bàng rộng, rợp mát cả một vùng đất. Vào nhưng ngày hè oi bức, mọi người đi đâu xa về lại rẽ vào quán nước dưới gốc bàng. Được nghỉ ở đây thì bao mệt mỏi tự nhiên tan biến. Và chỉ dưới gốc bàng này có một hàng nước của bà cụ làng tôi mà thôi. Bà bán hàng cũng từ lâu lắm rồi, nhưng được bao nhiêu năm thì tôi không biết.

Năm nay có lẽ bà đã hơn 70 tuổi. Sức nặng của thời gian thể hiện rõ nhất trên cái lung còng cảu bà. Tóc bà đã bạc, bạc tráng như cước vậy. Mái tóc đó được vẩn xung quanh đầu rồi đội bên ngoài chiếc khăn mỏ quạ nhìn rất khéo. Khuân mặt bà tuy đã nhiều nếp nhăn, đôi chỗ trai sạm nhưng hông hào, phúc hậu như một bà tiên. Đôi mắt bà thỉnh thoảng hấp háy nhưng vẫn còn tinh tường. Đôi bàn tay nhăn nheo, trai sạm nổi rõ những đường gân chằng chịt. Bà cụ rất thích ăn trầu. Mỗi lần nhìn bà bỏm bẻm nhai trầu tôi lại nghĩ đến khi bà tôi còn sống. Nhìn dáng gầy guộc của bà tôi biết bà đã chịu vất vả cả cuộc đời.

Bà cụ là một người hiền từ, nhân hậu. Ai là khách đã từng ngồi quán thì cũng phải cảm động vì lòng tốt của bà. Mỗi khi khách đến bà lại đon đả rót nước. Nước uống của bà mát và thơm lắm. Những cốc nước chè tươ hay nươc bối dường như dưới bàn tay của bà nó ngon đến lạ lùng, ai cũng tấm tác khen. Có lẽ nó ngon còn bởi sự ân cần của bà cụ. Khác ngồi uống nước bà còn dùng quạt nan quạt cho mát rồi ân cần hỏi chuyện thật thân mật.

Có những lúc, người qua đường còn gọi bà bằng cái tên thật thân mật" Bà, mẹ, u…" bà vui lắm. Những lúc ấy bà cười xúc động nhưng nụ cười ấy sao mà thân thương quá bởi tôi nghe người trong làng kể bà từ nơi khác chuyển đến chứ không phải người làng nên không có người thân thích. Chiều chiều, mỗi khi đi học về là tôi lại rẽ vào quán bà ngồi chơi. Có khi khách đông tôi phụ bà rót nước nữa. Càng ở gần bà, tôi càng hiểu bà hơn. Cảm giác thân thương như bà tôi vậy.

Bao năm trôi qua hình ảnh bà cụ đã gắn liền với gốc bàng, với mùa hè. Hằng năm, mỗi khi thấy bà cụ dọn đồ ra quán là tôi biết mùa hạ đã đến rồi. Bà lại mang đến cho mọi người sự dịu mát và cả những tình cảm ấm nồng.

Thu Thủy (Tổng hợp)

Từ khóa tìm kiếm

0