24/05/2017, 13:22

Suy nghĩ về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta văn 10

Đề bài: Em hãy viết bài văn Suy nghĩ về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta từ lịch sử đến nay. Nhân dân ta có câu: “Muốn sang thì bắc cầu Kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy” Hay “ Nhất tự vi sư/ Bán tự vi sư”. Những câu nói ấy như một lời khuyên cho mỗi chúng ...

Đề bài: Em hãy viết bài văn Suy nghĩ về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta từ lịch sử đến nay. Nhân dân ta có câu: “Muốn sang thì bắc cầu Kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy” Hay “ Nhất tự vi sư/ Bán tự vi sư”. Những câu nói ấy như một lời khuyên cho mỗi chúng ta hãy nên biết trân trọng yêu thương những người thầy người cô của mình. Một chữ kia cũng là thầy dạy mà đến nữa chữ cũng là thầy dạy. Cha mẹ sinh ra ta có thể ...

Đề bài: Em hãy viết bài văn Suy nghĩ về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta từ lịch sử đến nay.

Nhân dân ta có câu:

“Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”

Hay “ Nhất tự vi sư/ Bán tự vi sư”. Những câu nói ấy như một lời khuyên cho mỗi chúng ta hãy nên biết trân trọng yêu thương những người thầy người cô của mình. Một chữ kia cũng là thầy dạy mà đến nữa chữ cũng là thầy dạy. Cha mẹ sinh ra ta có thể dạy cho những điều hay lẽ phải có thể dạy được cả chữ nhưng những hiểu biết của bố mẹ sẽ không chuyên sâu như thấy. Chính vì thế những người cô người thấy giống như những người bố người mẹ thứ hai của ta vậy. Nói cách khác thì những câu nói trên nhằm thể hiện một truyền thống của dân tộc ta. Đó chính là truyền thống tôn sư trọng đạo.

suy nghi ve tinh than ton su trong dao

Vậy tôn sư trọng đạo có nghĩa là gì?. Tôn chính là tôn trọng và sư ở đây chính là thầy, chúng ta vẫn thường nghe thấy những danh từ để chỉ những người dạy học như gia sư là vì thế hay “ nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Trọng đạo ở đây là trọng đạo nghĩa thầy trò. Chính vì thế ta có thể hiểu câu nói trên là tôn trọng thầy cô và tôn trọng đạo nghĩa thầy trò. Qua câu nói ấy chúng ta thấy được lời khuyên của ông cha ta rằng hãy biết kính trọng những người đã dạy cho mình và hãy trân trọng những tình thầy trò ấy. Đồng thời tôn sự trọng đạo còn thể hiện sự hiếu học của nhân dân ta.

Nó là truyền thống của nhân dân ta với vì tôn sư trọng đạo được gìn giữ và phát triển từ xưa đến nay.

Ngày trước là những bậc nho sĩ và thời của những ông  đồ dạy chữ. Hình ảnh những ông đồ ngày đêm tận tụy viết chữ giảng bài, áo the đen khăn xếp một tay cầm bút một tay nâng vạt tay áo thể hiện sự đường hoàng mực thước. Những câu học trò ngoan ngoãn đọc theo những lời thầy dạy cái đầu không thôi lắc lư theo nhịp bài nhân chi sơ tính bản thiện. Khi ấy nước ta học chữ Hán của bên Trung Quốc cho nên cách thức cũng giống so với nước đó. Tuy nhiên tình cảm thầy trò, sự tôn sư trọng đạo của chúng ta vẫn chỉ Việt Nam ta mới có. Tình cảm thầy trò là một thứ rất thiêng liêng, những người thầy như những người lái đò đưa những thế hẹ trẻ đến bến bờ của sự hiểu biết sự thành công. Còn những người trò giống như những người con trai con gái của người thầy dạy dỗ đó, rất mến yêu và có những cái ngu ngơ cần phải dạy thêm.

Không những thế mà hiện nay nó vẫn được gìn giữ và phát huy không biết bao nhiêu cánh cưa tương lai đã được những thầy cô mở ra cho những thế hệ học trò. Đó thật sự là những tình cảm đầy cao quý và thiêng liêng chính vì thế mà nhà nước và nhan dân ta coi nghề giáo là một trong những nghề cao quý nhất. Đã có rất nhiều bài văn viết về cảm xúc khi ra trường của những cô cậu học sinh khiến cho người ta phải rơi nước mắt, không biết rằng những bài văn ấy đã lấy nước mắt của bao nhiêu người, không biết được những thầy cô được nhắc đến trong bài là ai mà chỉ biết rằng tình cảm thầy trò được hiện lên thật sự rất cảm động và nó rất đỗi thiêng liêng như chính tình cảm mẫu tử hay tình yêu quê hương đất nước. Chưa cần chúng ta phải làm gì cho những người thầy người cô dạy dỗ cho ta mà chỉ cần biết rằng nhớ đến thầy cô cũng là một sự tôn trọng, một biểu hiện tôn sư trọng đạo.

Thế nhưng ngoài những mặt tích cực thì ta vẫn thấy được những tác động tiêu cực đó là hành động bạo lực học đường. Tiêu biểu như những báo chí hiện nay đã đăng lên những vụ việc gây bức xúc dư luận như thầy đánh học sinh bôm bốp còn học sinh thì lại đánh lại thầy. Đó là biểu hiện của suy đồi đạo đức mà chúng ta cần tránh xa.

Như vậy qua đây ta thấy được truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta chính vì thế mỗi chúng ta nên cố gắng gìn giữ và phát huy nó. Luôn kính trọng à yêu thương những người thầy người cô và đặc biết tránh xa cũng như bài trừ những hành vi gây rối loạn học đường, suy thoái đạo đức.

0