24/05/2017, 13:21

Phân tích tâm trạng nhân vật Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích

Phan tich tam trang Thuy Kieu trong doan trich Kieu o lau Ngung Bich – Đề bài: Anh chị hãy viết bài phân tích Tâm trạng nhân vật Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích của Nguyễn Du. Nhắc tới nền văn học Việt Nam chúng ta không thể không nhắc tới tác phẩm Truyện ...

Phan tich tam trang Thuy Kieu trong doan trich Kieu o lau Ngung Bich – Đề bài: Anh chị hãy viết bài phân tích Tâm trạng nhân vật Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích của Nguyễn Du. Nhắc tới nền văn học Việt Nam chúng ta không thể không nhắc tới tác phẩm Truyện Kiều. Đây là một trong những tác phẩm có giá trị văn hóa lớn nhất , mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, triết lí của nó còn áp dụng cho tới bây giờ. Và đi cùng với nó, chúng ta ...

– Đề bài: Anh chị hãy viết bài phân tích Tâm trạng nhân vật Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích của Nguyễn Du.

Nhắc tới nền văn học Việt Nam chúng ta không thể không nhắc tới tác phẩm Truyện Kiều. Đây là một trong những tác phẩm có giá trị văn hóa lớn nhất , mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, triết lí của nó còn áp dụng cho tới bây giờ. Và đi cùng với nó, chúng ta cũng không thể không nhắc tới tác giả Nguyễn Du- cha đẻ của Truyện Kiều. Ông đã mang tới cho nền văn hóa nước  ta một kho tàng văn hóa mà hiếm ai có thể so sánh được. Trong toàn tác phẩm Truyện Kiều thì có lẽ đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là một trong những đoạn thơ thể hiện một cách đầy đủ nghệ thuật tả cảnh tài năng của đại thi hào Nguyễn Du.

“ Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”

phan tich tam trang thuy kieu khi o lau ngung bich

Mở đầu trích đoạn khi Kiều đang bị nhốt trong lầu Ngưng Bích là khung cảnh như đang hiện ra trước mắt chúng ta: xa xa từng cánh buồm trắng đang lướt trên mặt nước trong buổi chiều tà đẹp mà thê lương. Kiều đưa mắt nhìn phía xa, trong lòng nàng giờ đây toàn bộ đều là đau khổ, thậm chí là cả nỗi tuyệt vọng của thân phận một người con gái vốn sinh ra trong khuê các nhưng lại phải chịu kiếp sống trong lầu xanh, bị giam hãm cả về thể xác và tâm hồn. Nàng chỉ có thể đưa ánh mặt “ buồn trông” nhìn cảnh vật phía xa kia. Có lẽ trong tận sâu thẳm nơi trái tim, nàng khao khát được như cánh buồm trắng kia được tự do tự tại giữa dòng đời đầy ngang trái này.

“ Buồn trông ngọn nước mới xa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?”

Thân phận của người con gái vốn như cánh hoa, như giọt nước nhỏ bé giữa cuộc đời

“ Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày”

Nay, Kiều cũng như cánh hoa nhỏ bé, yếu ớt giữa dòng nước đang trôi kia. Nàng xót xa mà cũng lo lắng, suy nghĩ xem liệu số phận hoa nhỏ sẽ trôi về đâu, cũng như nàng sẽ bị dòng đời xô đẩy về nơi nào. Câu hỏi tu từ “ Hoa trôi man mác biết là về đâu?” như lời tự vấn trong lòng nàng mà chẳng thể có lời giải đáp. Thế mới biết, đáng thương thay cho số phận của những người con gái tài sắc vẹn toàn mà vẫn không thể tự làm chủ được cuộc đời của chính bản thân mình.

“Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”

Chỉ với hai câu thơ nhưng tác giả lại sử dụng tới hai từ láy “rầu rầu” và “xanh xanh” . Điều đó làm cho nhịp thơ như trầm lắng hẳn xuống, như chậm lại, như đang suy ngẫm, đang đượm mình vào tâm trạng của cô gái xinh đẹp đang bị giam lỏng mà không thể tìm ra lối thoát cho chính mình. Nàng  nhìn về phía bãi cỏ, nhìn về phía chân trời rồi lại nhìn xung quanh mình. Nàng nhận ra quanh nàng chỉ toàn là màu xanh  như dội vào nỗi lòng của nàng. Nàng không thể tìm được ở đâu một tia hi vọng, một màu sắc tươi vui dù chỉ là ánh nhỏ. Nhịp thơ lục bát lại càng như thấm vào lòng người, làm cho người đọc cũng như cảm nhận được ngay trước mắt khung cảnh trước mắt Kiều: khắp mọi nơi quanh nàng chỉ toàn là một màu xanh thăm thẳm, xanh lục của bãi với màu thiên thanh của bầu trời trải dài tới xa tít tắp rồi như thể chúng được gặp nhau tại đường chân trời phía xa kia. Mà màu xanh ở đây đã không còn là màu xanh của cỏ non mơn mởn nàng từng được ngắm nhìn trong tiết thanh minh “cỏ non xanh rợn chân trời” nữa, giờ đây quanh nàng, màu xanh mà nàng nhìn thấy là màu xanh “ rầu rầu” – là màu của sự héo úa, lụi tàn, không còn sức sống nữa. Nhìn thấy bãi cỏ trải rộng trước mắt, có lẽ Kiều cũng đang đắm chìm suy nghĩ của mình trong sự đau khổ, tuyệt vọng. Nàng lo lắng mình cũng sẽ như ngọn cỏ kia rồi cũng tới lúc héo tàn vì thiếu đi sự tự do, thiếu đi sự thương yêu và quan tâm đúng nghĩa mà đáng lẽ ra một người con gái như nàng phải được hưởng.

“ Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

Giờ đây, nàng không chỉ cảm nhận mọi thứ xung quanh mình bằng đôi mắt nữa mà còn sử dụng đôi tai để lắng nghe. Nàng như trông thấy từng làn gió cuốn trôi một cách vội vàng, cuốn đi tất cả sự bình yên và tĩnh lặng trước đó đã có. Cũng bởi vì vậy mà mặt nước như nổi sóng, chúng cuộn lên nhau rồi xô vào bờ  một cách mạnh mẽ. Không còn hình ảnh những cánh buồm trắng nhẹ trôi, không còn đóa hoa nhỏ bé nhẹ trôi giữa dòng nước. Giờ đây, mọi thứ như nổi sóng, chúng tạo thành những âm thanh đáng sợ “ầm ầm” như vang vọng mạnh mẽ vào trái tim của mỗi người. Cũng có thể tiếng “âm ầm” ấy chính là tiếng lòng của Kiều hiện tại, nàng đã không thể giữ bình tĩnh được nữa, nàng sợ hãi vì tương lai của mình, nàng không biết phải làm gì tiếp theo, đầu hang hiện thực hay cố gắng phản kháng như tính cách dịu dàng mà mạnh mẽ của nàng.

Đoạn thơ tác giả đã sử dụng liên tiếp tới bốn từ”buồn trông” như ghim sâu vào trái tim người đọc tâm sự, nỗi lòng của Kiều. Chúng lặp đi lặp lại như nói lên sự sợ hãi, lo lắng của nàng về cuộc đời này sẽ không biết tiếp tục như thế nào. Các từ láy “thấp thoáng”, “man mác”, “rầu rầu”, “ầm ầm”  với mức độ ngày càng tăng lên với mức độ cao hơn. Không những vậy, đoạn thơ là sự miêu tả cảnh vật từ xa tới gần, miêu tả không chỉ ngoại cảnh mà còn ngụ ý tới nỗi lòng của người con gái phía sau cánh cửa đã bị khóa đi cả tuổi thanh xuân và sự tự do của nàng.

Tóm lại, đoạn thơ “ kiều ở lầu Ngưng Bích” là một bức tranh đa dạng và phong phú không chì miêu tả cảnh vật mà còn ánh lên một cách sâu sắc sự sợ hãi và cả đau khổ của Kiều giữa phong ba, bão táp trong cuộc đời. Các từ láy theo mức độ tăng dần cũng như dự báo trước số phận của Kiều rồi đây sữ phải chịu long đong, lận đận. Qua đây ta cũng có thể thấy sự tiếc thương, cảm thông sâu sắc của tác giả với nỗi đau của Thúy Kiều.

0