28/05/2017, 15:04

Suy nghĩ về nhận định: Ô nhiễm môi trường, có tội với mai sau

Trước nay, mục tiêu chủ yếu của nước ta vẫn là tăng trưởng kinh tế để nhanh chóng đưa đất nước ra khỏi cảnh đói nghèo. Nhưng một khi đã thoát nghèo, thậm chí một bộ phận xã hội lại rất giàu, thì cần phải nghiêm túc bảo vệ môi trường chứ không chỉ nói suông. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và ...

Trước nay, mục tiêu chủ yếu của nước ta vẫn là tăng trưởng kinh tế để nhanh chóng đưa đất nước ra khỏi cảnh đói nghèo. Nhưng một khi đã thoát nghèo, thậm chí một bộ phận xã hội lại rất giàu, thì cần phải nghiêm túc bảo vệ môi trường chứ không chỉ nói suông. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển con người và sinh vật. Các nhà khoa học từ ...

Trước nay, mục tiêu chủ yếu của nước ta vẫn là tăng trưởng kinh tế để nhanh chóng đưa đất nước ra khỏi cảnh đói nghèo. Nhưng một khi đã thoát nghèo, thậm chí một bộ phận xã hội lại rất giàu, thì cần phải nghiêm túc bảo vệ môi trường chứ không chỉ nói suông.

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển con người và sinh vật. Các nhà khoa học từ lâu đã cảnh báo Việt Nam đang phải đương đầu với các vấn đề về môi trường như nạn phá rừng, khai thác quá mức tài nguyên sinh học, tài nguyên đất xuống cấp, thiếu nước ngọt trong khi ô nhiễm ngày càng tăng, dân số tăng nhanh dẫn đến đói nghèo. Cảnh báo trên ít nhiều được một số người có trách nhiệm quan tâm nhưng do các nguyên nhân khách quan và chủ quan, các chủ trương chính sách và các biện pháp đưa ra không đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống làm cho chất lượng sống của người dân thực sự đã ở mức báo động.

Một vài ví dụ để chứng minh: Lúc trước, ta tạm chấp nhận hi sinh một con sông để một nhà máy xả nước thải chưa qua xử lí đổ ra sông này, để giúp cho địa phương thu thêm thuế, GDP được tăng lên. Bây giờ thì phải biết quý trọng nguồn nước. Khá nhiều con sông ở ngoại thành TP. Hồ Chí Minh không còn thủy sản, dân không dám dùng nước dù để tắm rửa, thậm chí tàu nước ngoài tẩy chay không vào sông Thị Vải vì sợ ô nhiễm, làm hư hại vỏ tàu. Rõ ràng các trường hợp này là lợi bất cập hại, dù các nhà máy có tăng nguồn ngân sách cho ta bao nhiêu chăng nữa. Lúc trước ta tạm hi sinh một khoảng môi trường, một cộng đồng nghèo khó để đặt nhà máy phá dỡ tàu biển với cùng mục đích giúp chính quyền địa phương tăng thêm thuế và GDP. Bây giờ, ta lại phải chống ô nhiễm môi trường, chống lại chất thải độc hại vốn rất tốn kém để xử lí, mà không xử lí thì hậu quả có thể kéo dài trong nhiều thế hệ con người. Cái giá cho tương lai như vậy là quá đắt.

Khi xưa ta tạm cho nhập khẩu thiết bị secondhand để sử dụng trong khi còn nghèo khó. Kết quả là một số lớn máy vi tính cũ, tuy rẻ nhưng thật ra dùng chẳng được bao lâu lại thải ra nhiều chất độc hại khi thanh lí. Tác động như trên cho thấy tiết kiệm không bao nhiêu và chỉ giúp một thành phần nhỏ trong xã hội mà tác hại thì lan rộng. Cái giá như vậy là quá đắt.

Thế nào là chất thải độc hại? Cần hiểu rằng trong các chất thải, thì chất thải độc hại là đáng sợ nhất, tác động về lâu dài và tương tác lẫn nhau. Đặc tính “lâu dài” thì ai cũng hiểu nhưng khó lường trước cho xác thực, làm sao biết xỉ từ việc phá tàu bao năm nữa sẽ gây tác hại, và tác hại bao lâu? Hai mươi năm hay năm mươi năm? Đặc tính “tương tác” thì chúng ta càng mù mờ hơn nữa. Nếu lấy một mẫu nước thử nghiệm, ta thấy mỗi chất độc hại đều nằm dưới tiêu chuẩn cho phép thì đừng vội mừng. Có dăm bảy loại chất độc hại đều nằm dưới tiêu chuẩn cho phép thì còn tạm chấp nhận được. Có đến vài chục chất độc hại, mỗi chất tuy nằm dưới tiêu chuẩn cho phép nhưng lại tương tác với nhau gây hiệu ứng độc hại như thế nào thì ta không thể lường trước được.

Ví dụ về sự tương tác, theo tiêu chuẩn thì chất A chỉ gây hại từ mức 1mg/l trở lên, và chất B cũng thế. Như vậy, nếu một mẫu nước chứa 0,5mg/l chất A và 0,5mg/l chất B thì vô hại chăng? Chưa chắc! Tiêu chuẩn trên chỉ xét từng trường hợp đơn lẻ của chất A và chất B chứ không tính đến sự hiện diện của cả hai chất. Khi hiện diện cùng nhau thì mức gây hại của một chất đặc thù có thể bắt đầu sớm hơn dù ở hàm lượng nhỏ hơn. Thật ra, vấn đề này không có gì mới. Từ xưa đến nay, trong ngành dược đều nói đến việc cấm kị dùng một loại thuốc X với một loại thuốc Y nào đó, nhưng dùng hai loại thuốc riêng rẽ, vào những lúc khác nhau thì lại tốt cho con bệnh.

Trong thập niên 1980, người ta tìm ra hàng trăm chất độc hại trong con sông này, mỗi chất đều nằm dưới tiêu chuẩn cho phép của nước uống, nhiều chất có hàm lượng rất nhỏ (nhỏ hơn microgram, tức là phần triệu của gram) mà nhờ phương tiện phân tích cải tiến hiện đại nhất mới phát hiện được. Trước đó, danh sách các chất phát hiện được còn ngắn nên người ta an tâm. Bây giờ, vấn đề đặt ra cho các nhà khoa học là với hàng trăm chất độc hại cùng hiện diện, tuy rằng ở hàm lượng rất nhỏ như thế thì mức độ độc hại tương tác là như thế nào? Ngay một nước tiên tiến như Canada cũng bày tỏ e ngại khi họ uống nước từ nguồn sôngOttawa. Từ đó đến nay, các nghiên cứu thêm vẫn chưa đưa ra lời giải đáp cụ thể vì phải xem xét hàng nghìn mối tương tác khác nhau.

Nghiên cứu như thế là quá tốn kém, thậm chí vượt quá nguồn lực một nước giàu có như Canada. Thế là người ta than thở giá biết thế thì đã ngăn chặn ô nhiễm ngay từ đầu, chứ bây giờ nghiên cứu mức độc hại do ô nhiễm thì là “nhiệm vụ bất khả thi”.

Lời than thở còn nghiêm trọng hơn với trường hợp với Ngũ Đại hồ (Great Lakes) nằm giữa Canađa và Mĩ, là nguồn nước uống cho 2/3 dân số Canađa và hàng triệu người Mĩ. Điều không may là năm hồ vĩ đại cũng tiếp nhận chất thải độc hại thải ra từ vô số các nhà máy nằm dọc ven bờ năm hồ này. Người ta đã phân tích được hơn 800 chất độc hại trong nước của năm hồ, nhiều chất trong số này được biết đã gây ung thư cho loài vật thí nghiệm.

Vấn nạn vẫn thế, chưa có chất nào vượt tiêu chuẩn nước uống cho phép, nhiều chất có hàm lượng rất nhỏ, nhưng mối tương tác của hơn 800 chất độc hại này cộng lại với nhau đến đâu thì ngay cả các nhà khoa học chuyên ngành cũng chưa đánh giá hết được. Huống chi ở Việt Nam, đặc biệt ở các thành phố lớn và các khu công nghiệp, nguồn nước, lớp đất ở nhiều nơi đang chứa chất độc hại vượt mức cho phép nhiều lần, hỏi rằng tác hại sẽ là bao nhiêu đối với con người.

Mốt số nơi hiện nay, nước tuy bị ô nhiễm nhưng vẫn tưới được cho cây trồng vì chỉ bị ô nhiễm hữu cơ. Về lâu dài, Việt Nam sẽ đối mặt với vấn nạn trầm trọng là tài nguyên nước bị ô nhiễm, con người không sử dụng được, thậm chí tưới cho cây trồng cũng không được vì bị ô nhiễm hóa chất độc hại.

Với những lí do tương tự như trên nhưng lại bức xúc hơn nữa vì xử lí đất ô nhiễm vừa khó khăn, vừa tốn kém hơn lại liên quan tới mạch nước ngầm. Lấy ví dụ cụ thể vào giữa thập niên 1980, một chiếc xe tải chở thiết bị điện chứa hợp chất PCB (polychlorobiphenyls, có thể gây ung thư) vì bất cẩn làm rò rỉ PCB trên khoảng chục kilomet tren đường quốc lộ xuyên Canađa. Chính quyền phải phong tỏa đoạn quốc lộ này, di tản dân bản địa, ra thông báo các chủ nhân có xe ô tô đã đi qua đoạn đường này thì phải có biện pháp tẩy rửa xe và garage, xử lí đoạn đường bị nhiễm… Chi phí xử lí và khắc phục tổng cộng tốn hàng triệu đô la Mĩmà vẫn chưa an tâm về tác động xấu đến môi trường.

Chỉ tính riêng TP. Hồ Chí Minh hiện nay có khoảng 30000 xí nghiệp công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sử dụng nhiều hóa chất, hợp chất có đặc tính nguy hiểm như phóng xạ, dễ cháy nổ, ăn mòn kim loại… Mỗi ngày các xí nghiệp này thải ra khoảng 217 tấn chất thải độc hại dạng rắn và lỏng gây ô nhiễm môi trường, trong khi đó chỉ có 600/30000 đơn vị (chiếm 2%) đăng kí chủ nguồn chất thải nguy hại. Cần phải có biện pháp bắt buộc các doanh nghiệp có trách nhiệm trong việc xử lí chất thải nguy hại do mình gây ra và đầu tư tăng cường các công ti có chức năng xử lí chất thải nguy hại.

Nhất quyết không cho nhập phế thải, hàng hóa second-hand: Việt Nam chuẩn bị tiến lên khỏi nhóm các nước nghèo, tức là đã “khấm khá”, thì hà cớ gì phải tiêu dùng phế liệu? Kinh nghiệm của các nước tiên tiến cho thấy không dùng hàng secondhand dù có rẻ hoặc cho không, biếu không nếu loại hàng này chứa chất nguy hại, cực kì nguy hiểm trong tương lai lâu dài hay không chứa chất nguy hại nhưng khi thanh lí vẫn phải cần đất làm bãi rác. Kiên quyết ngăn chặn hóa chất giả cũng đồng nghĩa ngăn chặn phân bón giả, thuốc bảo vệ thực vật giả, thuốc kích thích thực vật giả… vì cuối cùng các chất giả này cũng sẽ đi vào môi trường. Ngoài ra, còn có tác động tệ hại hơn là các chất này cũng sẽ xâm nhập vào cơ thể con người.

Gắn kết quyền lợi địa phương với quyền lợi đất nước. Nhà nước phải cương quyết để ngăn chặn địa phương vì quyền lợi cục bộ mà hi sinh quyền lợi quốc gia và không loại trừ vì quyền lợi cá nhân mà hi sinh quyền lợi tập thể. Điển hình là việc kí quyết định ồ ạt cho phép mở sân gôn, xây nhà máy không có công nghệ xử lí rác thải ô nhiễm ngay trên cả đất lúa tốt, ngân sách địa phương có lợi nhưng tác hại nhiều đến an sinh xã hội, an ninh lương thực, chứ không đơn thuần là ô nhiễm môi trường. Bởi vậy, cần thêm mục tiêu kế tiếp sau.

Gắn kết với quyền lợi người dân Việt Nam. Nhiều luận cứ đưa ra về việc phát triển kinh tế – xã hội bỏ quên một điểm cốt lõi: dự án phát triển để lại tác hại cho một bộ phận xã hội, một cộng đồng xã hội mà họ hoàn toàn không hưởng lợi gì từ dự án, lại hoàn toàn không được đền bù. Nông dân mất đất có tiền đền bù đã đành, nhưng tiền đền bù này có giúp họ mua được ở nơi khác mảnh đất với diện tích và độ màu mỡ tương đương hay không? Đa phần là không. Còn đất là còn cách kiếm sống tuy nặng nhọc, tuy không sang giàu nhưng chấp nhận được. Không còn đất, họ không thể chuyển nghề có hiệu quả, rồi dần dần tiền đền bù cũng tiêu xài hết, họ và con cháu sẽ sống bằng cách nào? Rồi những con sông, rạch bị ô nhiễm đến nỗi không ai dám dùng nước, ruộng rẫy bị ô nhiễm, năng suất tụt giảm, thì chưa hề có tiền lệ để đền bù cho người dân Việt Nam. Về việc thực thi pháp luật, pháp luật ta còn nhiều lỗ hổng. Biện pháp phạt tiền đã có, nhưng đâu có hạn định mỗi năm tối đa phạt bao nhiêu. Thế thì nếu gây ô nhiễm mà tái phạm đi tái phạm lại thì cũng phạt đi phạt lại chăng? Đi kiểm tra đánh giá mức độ ô nhiễm mà lại báo trước dễ tạo điều kiện cho đối tượng tìm cách đối phó. Ngay cả án tù vì tội gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ta cũng đã có nhưng lại loay hoay về việc tuyên án ai là thủ phạm.

Ở Thụy Điển, có lần tòa án tuyên án tù cho người quản lí đã ra lệnh công nhân dưới quyền đem chôn bất hợp pháp chất thải nguy hại. Tòa án dựa trên lí lẽ rằng công nhân chỉ thừa lệnh thì không bị tù, tổng giám đốc không ra lệnh thì cũng không bị tù, nhưng người quản lí rõ ràng đã ra lệnh ấy nên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trong một số vụ việc, chính quyền còn điều đình với công ti vi phạm phải trả tiền bồi thường cao hơn mức tiền phạt mà luật cho phép. Tương tự như vậy, ta có thể tính ra thiệt hại cho nuôi trồng thủy sản, sản lượng hoa màu giảm sút… trình tòa án giải quyết chứ không nhất thiết bị hạn chế bởi tiền phạt vi phạm bảo vệ môi trường.

Cần rà soát lại, để phát hiện những kẽ hở trong luật pháp, gấp rút hoàn chỉnh để pháp luật có hiệu lực mạnh hơn. Ví dụ như chỉ cần thải chất gây ô nhiễm môi trường vượt qua tiêu chuẩn cho phép, gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường là bị xử lí hình sự. Tiền phạt với tội phạm môi trường cũng phải thích đáng, đủ sức răn đe. Tóm lại, bài học lớn nhất cho những người có trách nhiệm về quy hoạch phát triển quốc gia là phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường. Trong giai đoạn phát triển, ta nên xem xét lại và điều chỉnh các mục tiêu phát triển, đó là vì tương lai, vì đất nước nói chung và vì chất lượng cuộc sống.

Xin lưu ý là chất lượng cuộc sống không phải chỉ được đo bằng GDP, bằng sản lượng điện tiêu thụ, sản lượng của công nghiệp ngành nhựa… Cần tham khảo cách phân loại chất lượng sống của UNDP để suy ngẫm thêm chất lượng cuộc sống mà ta cần hướng đến. Bảo vệ môi trường đòi hỏi từ lãnh đạo đến người dân cùng nhau chung sức xây dựng đường hướng phát triển cho đúng cách, có chiều sâu, nghĩa là bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống không chỉ cho hôm nay mà cho cả mai sau. 

Từ khóa từ Google

0