28/05/2017, 15:00

Suy nghĩ về câu nói: Khi công nhận cái yếu của mình con người trở nên mạnh mẽ của Ban zắc

Mỗi chúng ta đều có thể dễ dàng nhìn thấy rất rõ sai trái, lỗi lầm của người khác nhưng lại thường không nhận ra được khuyết điểm của chính mình. Ban zắc, nhà văn Pháp nổi tiếng cho rằng: “Khi công nhận cái yếu của mình con người trở nên mạnh mẽ”. Anh/ chị hãy trình bày quan điểm của ...

Mỗi chúng ta đều có thể dễ dàng nhìn thấy rất rõ sai trái, lỗi lầm của người khác nhưng lại thường không nhận ra được khuyết điểm của chính mình. Ban zắc, nhà văn Pháp nổi tiếng cho rằng: “Khi công nhận cái yếu của mình con người trở nên mạnh mẽ”. Anh/ chị hãy trình bày quan điểm của mình về nhận định trên. – Bài làm 1 Vào một buổi tối, khi xem tivi, xem đến tiết mục câu chuyện nhà khoa học và khoa học, trong đó có ...

Mỗi chúng ta đều có thể dễ dàng nhìn thấy rất rõ sai trái, lỗi lầm của người khác nhưng lại thường không nhận ra được khuyết điểm của chính mình. Ban zắc, nhà văn Pháp nổi tiếng cho rằng: “Khi công nhận cái yếu của mình con người trở nên mạnh mẽ”. Anh/ chị hãy trình bày quan điểm của mình về nhận định trên. – Bài làm 1

Vào một buổi tối, khi xem tivi, xem đến tiết mục câu chuyện nhà khoa học và khoa học, trong đó có nhắc đến một phát minh sáng tạo liên quan đến Anh-xtanh. Tôi liền nhớ tới câu chuyện Anh-xtanh và ba chiếc ghế của ông. Tinh thần kiên nhẫn của Anh-xtanh được thể hiện trong đó cũng được nhiều người biết, nên tôi không tiện nhắc lại ở đây nữa.

Tôi chỉ muốn nói, giả dụ như lúc đó tôi là Anh-xtanh, tôi sẽ làm như thế nào? Tôi có tận dụng sự tinh nhanh của tuổi trẻ để che đậy cái kém cỏi của mình hay không, có cảm thấy xấu hổ rồi phẫn uất bất bình không? Tôi tuyệt nhiên không thể mang ra hai cái ghế xấu hơn của mình cho người khác xem, điều này chẳng hóa ra càng chịu thêm nhiều lời châm biếm hay sao?

Nhưng Anh – xtanh đã làm như vậy. Đối với nhiều người, đây sẽ là một hành động ngu ngốc, nhưng đối với tôi đây là tinh thần vô cùng đáng quý: dám làm những việc khó, “dám phơi sự yếu kém của mình ra”. Anh-xtanh là một nhà khoa học lớn nổi tiếng trên thế giới, thời ấu thơ cuối cùng cũng làm được một chiếc ghế hợp lí. Chúng ta, những con người bình thường, có một chút khuyết điểm thì có gì là lạ, quan trọng là nhìn nhận nó như thế nào mà thôi. Có người một lúc có thể thành danh, có người lầm lạc, che đậy khuyết điểm bằng muôn nghìn cách. Cũng có một số người, chỉ có năng lực bình thường, có chỗ yếu, nhưng không muốn người khác biết,cho nên họ cũng chọn cách nói dối người khác. Chỉ có điều họ không biết, đó là: khuyết điểm, sai lầm không vì việc người khác không biết đến mà mất đi. Chỉ biết lợi ích trước mắt mà quên đi cái lợi ích lâu dài làkết quả khủng khiếp của việc nuôi hổ, rước họa vào mình. Anh-xtanh không phải vì “làm không tốt” mà xấu hổ. Chúng ta đã nỗ lực hết sức, thì cũng nên có can đảm cho mọi người xem thành quả của những nỗ lực sáng tạo đó, còn đánh giá như thế nào lại là việc của người khác, chỉ cần tự mình tìm thấy trong những lời nhận xét đó những điều bổ ích thì cũng không mất đi một lần tận hưởng thành công.

Nguyên nhân tạo thành tư tưởng trên chính là một loại tâm lí xấu xa nhất – tâm lí thích hư vinh. Nó là vật cản bước tiến của mỗi cá nhân, thậm chí của một quốc gia. Lỗ Tấn trong Đầu tiên và sau cùng đã nói rất rõ ràng, tỉ mỉ về vấn đề nay. Cái mà ông nhìn thấy là: vận động viên tụt hậu trong đường chạy dai, hoặc là “giả vờ ngã để đội y tế mang đi”; hoặc là “giữa đường làm khách lẫn vào trong đám đông”. Nguyên nhân rất giản đơn: “xấu hổ vì mình kém cỏi”. Đây cũng chính là một khuyết điểm rất lớn đang tồn tại trong cuộc sống chúng ta.

Vẫn dùng lời của Lỗ Tấn để nói: “Những vận đông viên kia, dù tụt lại phía sau nhưng vẫn kiên trì chạy đến cùng và tất nhiên, những người xem cũng không cười họ, những người như thế mới là rường cột tương lai của đất nước”. Tôi tin tưởng rằng, nếu mọi người đều có thể dám “tự phơi bày hạn chế” của mình, trong học tập, làm việc và sống bằng thái độ thực sự cầu thị thì đất nước nhất định sẽ có một tiền đồ xán lạn.

Mỗi chúng ta đều có thể dễ dàng nhìn thấy rất rõ sai trái, lỗi lầm của người khác nhưng lại thường không nhận ra được khuyết điểm của chính mình. Ban zắc, nhà văn Pháp nổi tiếng cho rằng: “Khi công nhận cái yếu của mình con người trở nên mạnh mẽ”. Anh/ chị hãy trình bày quan điểm của mình về nhận định trên. – Bài làm 2

Chiến thắng bản thân là chiến thắng vĩ đại nhất. Bởi đối thủ lớn nhất của con người là chính mình. Có lẽ cũng chính vì thế nên Ban-dắc đã khẳng định rằng: "Khi công nhận cái yếu của mình, con người trở nên mạnh mẽ." Câu nói chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc.

Thật vậy! Nếu biết thừa nhận "cái yếu" của mình thì chắc hẳn "con người sẽ trở nên mạnh mẽ". "Cái yếu" chính là những khuyết điểm, những thiếu sót của con người. Khi công nhận "cái yếu" tức là chúng ta đã dũng cảm, trung thực và năng lực nhận thức để kiểm điểm bản thân một cách khách quan và toàn diện. Dám thừa nhận "cái yếu" là một sự mạnh mẽ. Chính sự mạnh mẽ ấy đã giúp chúng ta có nghị lực, trưởng thành hơn và "trở nên mạnh mẽ" hơn. Đó chính là điều mà Ban dắc muốn gửi gắm đến mọi người.

Con người là sản phẩm kì diệu nhất của tạo hóa. Thế nhưng cuộc sống không có gì là tuyệt đối và chẳng có ai là hoàn hảo cả. Mỗi chúng ta luôn có ưu và khuyết điểm riêng. Nếu chúng ta biết nhìn nhận khuyết điểm thì khi ấy chúng ta đã dũng cảm và mạnh mẽ. Chúng ta nghiêm túc nhìn nhận một cách chân thực, tìm cho mình một hướng đi, một cách sống và rèn luyện. Bởi, biết người biết ta trăm trận trăm thắng.

Trong học tập, khi một người học sinh dám nhìn thẳng vào lỗ hổng kiến thức của mình. Ngay tại thời điểm ấy, bạn ấy đã có một khởi đầu hoàn toàn mới. Và khi bạn ấy dám khắc phục nó, bằng ý chí, nghị lực và niềm tin, sự đam mê tràn đầy nhựa sống, thành công sẽ càng ngày càng gần. Thầy Nguyễn Ngọc Kí đã vượt qua nôi mặc cảm của mình, biến điểm yếu của mình trở thành niềm tự hào mãnh liệt. Thầy đã viết được bằng chính chân của mình.

Trong công việc cũng như trong cuộc sống, nếu không thừa nhận cái yếu của mình thì làm sao đủ sức đi đến thành công? Cũng như, nếu Ohenry – nhà văn trứ danh của nước Mỹ không thừa nhận thất bại của mình thì liệu ông có trở thành chủ nhân của quyển sách bắt buộc phải học ở đại học hay không? Câu trả lời đã có sẵn trong đầu mỗi chúng ta.

Chị Phạm Thị Huệ – một trong số ít những người Việt Nam nhiễm HIV/AIDS dám công khai thân phận đã trở thành "anh hùng Châu Á". Chị ấy thật dũng cảm khi dám đối mặt và thừa nhận sự thật về mình. Từ đó chị trở nên dũng cảm và mạnh mẽ, đem nghị lực của mình san sẻ cho những người đồng cảnh.

"Hạnh phúc là đấu tranh" (Các Mác). Trên bước đường tìm kiếm hạnh phúc chân chính, mỗi chúng ta sẽ gặp phải không ít những khó khăn, thử thách. Khi ấy, chúng ta sẽ phải thừa nhận những thiết sót, những sai lầm. Đó không là điều đáng buồn, đó là cơ hội để chúng ta hiểu mình hơn, cơ hội hoàn thiện chính mình. Có người từng nói: "Con đường ngắn nhất để ra khỏi gian nan là đi xuyên qua nó", để trở nên mạnh mẽ, chúng ta cần biết "công nhận cái yếu của mình". Hơn nữa, bên cạnh việc nhìn nhận và khắc phục cái yếu, chúng ta không thể quên phát huy những điểm mạnh, làm cho cuộc sống thêm phần tươi đẹp và ý nghĩa.

"Khi công nhận cái yếu của mình, con người trở nên mạnh mẽ" là một ý kiến đúng đắn. Câu nói như một lời nhắc nhở chúng ta ý thức vươn lên, hoàn thiện chính bản thân mình. Chúng ta sẽ thấy mình ở một bậc cao hơn sau mỗi lần vượt qua nghịch cảnh. Chúng ta sẽ thấy mình tự tin hơn, mạnh mẽ và cứng cáp hơn khi dám đối mặt với chính mình. Để làm được điều đó, ngay từ hiện tại, chúng ta cần rèn luyện cho mình một ý chí, nghị lực, niềm tin vào bản thân và cuộc sống. Nhìn cuộc sống bằng sự lạc quan, đa dạng, nhiều chiều và nổ lực hết mình để bay cao, bay xa, chạm đến những giấc mơ hạnh phúc.

Sống là không chờ đợi. Thế nhưng đôi lúc hãy dành thời gian để sống chậm lại, suy nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn chính mình, yêu thương nhiều hơn cuộc sống và những người xung quanh. Sống chậm lại một chút để suy ngẫm về mình, chiêm nghiệm và nhìn nhận những điểm mạnh và thiếu sót để khắc phục. Bởi: "Khi công nhận cái yếu của mình, con người trở nên mạnh mẽ".

Từ khóa từ Google

0