02/11/2017, 09:35

Suy nghĩ về câu nói: “Đừng làm điều gì mà bạn không muốn người khác làm cho mình”

Đề bài: Suy nghĩ về câu nói: “Đừng làm điều gì mà bạn không muốn người khác làm cho mình” Bài làm Khổng Tử là một nhà hiền triết người Trung QUốc, ông đã từng nói "Đừng làm điều gì mà bạn không muốn người khác làm cho mình" đây là câu nói hoàn toàn đúng đắn. Nó muốn khuyên con ...

Đề bài: Suy nghĩ về câu nói: “Đừng làm điều gì mà bạn không muốn người khác làm cho mình” Bài làm Khổng Tử là một nhà hiền triết người Trung QUốc, ông đã từng nói "Đừng làm điều gì mà bạn không muốn người khác làm cho mình" đây là câu nói hoàn toàn đúng đắn. Nó muốn khuyên con người ta nếu muốn người khác yêu thương, quý trọng mình thì hãy sống lương thiện, tốt bụng cởi mở, đừng làm những điều xấu xa, bỉ ổi… Có như vậy bạn mới có ...

Đề bài: Suy nghĩ về câu nói: “Đừng làm điều gì mà bạn không muốn người khác làm cho mình

Bài làm

Khổng Tử là một nhà hiền triết người Trung QUốc, ông đã từng nói "Đừng làm điều gì mà bạn không muốn người khác làm cho mình" đây là câu nói hoàn toàn đúng đắn. Nó muốn khuyên con người ta nếu muốn người khác yêu thương, quý trọng mình thì hãy sống lương thiện, tốt bụng cởi mở, đừng làm những điều xấu xa, bỉ ổi… Có như vậy bạn mới có thể có được những điều tốt đẹp từ những người xung quanh.

Câu nói "Đừng làm những điều mà bạn không muốn người khác làm cho mình" thể hiện thứ mà mình không thích, không muốn thì chắc chắn người khác cũng không muốn. Khi mình làm một việc gì đó cần phải cân nhắc thật kỹ xem hành động, lời nói thái độ cử chỉ đó của mình có làm tổn thương tới người khác hay không.

Nếu như lời nói hành động, thái độ, cử chỉ của mình khi nói khi làm sẽ làm tổn thương người khác, ảnh hưởng tới lợi ích, quyền lợi, lòng tự trọng, nhân phẩm… của người khác thì chúng ta tuyệt đối không nên làm.

Bởi những điều bản thân chúng ta không muốn thì người khác cũng không muốn. Khi chúng ta không muốn thì đừng bắt người khác phải hứng chịu.

Câu nói của Khổng Tử có ý nghĩa vô cùng nhân văn, cao thượng ý muốn chúng ta hãy thương người như thể thương thân, những gì chúng ta không thích thì đừng bắt người khác phải chịu đựng. Có như vậy cuộc sống này mới có thể tốt đẹp nhân văn hơn.

Câu nói này thể hiện tính nhân văn, tình cảm thương người tương thân tương ái của Khổng Tử. Ông muốn người đời hãy đối xử với nhau bằng tình cảm thân thiết giữa người với người, đừng làm những điều tranh giành cướp đoạt lợi ích của nhau, chà đạp, tàn sát lẫn nhau để sống. 

Cuộc sống của con người chúng ta vốn muôn màu, chúng ta luôn phải đương đầu những khó khăn thử thách cũng có khi gặp những may mắn bất ngờ. Trong những lúc khó khăn chúng ta luôn mơ ước chờ đợi có một bàn tay nào đó chìa ra cứu vớt lấy linh hồn của chúng ta. Những điều kỳ diệu của cuộc sống sẽ tới.

Trong cuộc sống của con người luôn tồn tại hai mặt đối lập, giữa một bên là những điều như: hạnh phúc, may mắn, sức khỏe, thành công …và ngược lại với nó chính là những yếu tố như: bất hạnh, khó khăn, yếu ớt, thất bại…

Những cảm xúc trạng thái đối lập này cho chúng ta một bức tranh cuộc sống hoàn hảo hơn. Nó bao gồm cả những màu sắc tươi vui, xen lẫn màu trầm u ám. Tuy nhiên, đã là con người ai cũng muốn những điều tươi vui may mắn sẽ tới với mình, không ai muốn khổ đau bất hạnh.

Chính vì vậy, nếu chúng không thể làm được gì cho những người xung quanh thì cũng đừng mang khổ đau bất hạnh tới với họ. Bởi điều đó là vô cùng tàn nhẫn và độc ác với những người xung quanh chúng ta. Khi chúng ta mang bất hạnh khổ đau tới với người khác có nghĩa chúng ta đang tự tạo nghiệp chướng cho mình, sẽ có lúc chúng ta sẽ được ban tặng những điều này trong cuộc sống của mình. Nó như một sự trả giá vậy.

Chúng ta ai cũng muốn những điều tốt đẹp với gia đình và bản thân của mình. Chính vì vậy, mà mỗi chúng ta đều nỗ lực học tập, lao động không ngừng nghỉ để có thể mang tới những điều hạnh phúc cho người trong gia đình và chính bản thân chúng ta.

Trong quá trình thực hiện ước mơ của mình, tạo dựng hạnh phúc của bản thân chúng ta đừng cướp đi hạnh phúc của người khác, đừng chà đạp lên lợi ích ước mơ của người khác. Có như vậy mới thật sự công bằng chính trực.

Mỗi người chúng ta sống không chỉ để thỏa mãn nhu cầu của bản thân mình mà còn vì lợi ích của những người xung quanh chúng ta và vì cộng đồng, tập thể…

Điều quan trọng nhất đó chính là cân bằng giữa lợi ích của bản thân mình những người thân trong gia đình mình với lợi ích của tập thể, cộng đồng, làm sao hài hòa có lợi cho tất cả mọi người. Không nên chỉ biết nghĩ tới lợi ích của mình mà làm ảnh hưởng tới lợi ích của tập thể cộng đồng, làm tổn thương tới một ai đó.

Câu nói của Khổng Tử thể hiện lối sống vị tha, nhân ái coi lợi ích, quyền lợi của mình với người khác đặt ngang hàng với nhau không nên thiên vị, vì mình mà hại tới người thì tuyệt đối không nên làm. Chính nhờ những suy nghĩ tích cực này làm cho cuộc sống của con người với con người trở nên tốt đẹp hơn tránh được sự tàn sát lẫn nhau.

Câu nói này phê phán lối sống ích kỷ, chỉ nghĩ tới quyền lợi của bản thân mình mà chà đạp lên lợi ích của người khác, dùng mọi thủ đoạn để đạt được mục đích của mình.

Đồng thời, câu nói này cũng thể hiện lối sống ích kỷ dựa dẫm vào người khác, thể hiện lối sống tư lợi vì mục đích cá nhân mà bất chấp thủ đoạn của một số người xấu trong xã hội hiện nay.

Những người này để đạt được mục tiêu quyền lợi của mình họ sẵn sàng bất chấp thủ đoạn, dùng những kế sách hèn mọn để đạt được lợi ích cho mình. Đó là hành động đáng phê phán.

Tags:, ,
0