28/05/2017, 19:51

Soạn bài: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự

Soạn bài: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự I. Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự 1. Sự việc trong văn tự sự a, Các sự kiện chính trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh: – Trong các sự kiện trên không thể bỏ đi sự kiện nào bởi các sự được xắp xếp theo một trật tự nhất định ,bỏ đi sự ...

Soạn bài: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự I. Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự 1. Sự việc trong văn tự sự a, Các sự kiện chính trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh: – Trong các sự kiện trên không thể bỏ đi sự kiện nào bởi các sự được xắp xếp theo một trật tự nhất định ,bỏ đi sự việc nào cũng đều ảnh hưởng đến tính liên tục, mạch liên kết các sự việc của câu chuyện và truyện sẽ mất đi những ý nghĩa tương ứng. – Không thể ...


I. Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự
1.    Sự việc trong văn tự sự


a, Các sự kiện chính trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:
–    Trong các sự kiện trên không thể bỏ đi sự kiện nào bởi các sự được xắp xếp theo một trật tự nhất định ,bỏ đi sự việc nào cũng đều ảnh hưởng đến tính liên tục, mạch liên kết các sự việc của câu chuyện và truyện sẽ mất đi những ý nghĩa tương ứng.
–    Không thể đảo trật tự các sự việc bởi sẽ làm cho nội dung câu chuyện bị đảo lộn, người đọc sẽ khó hiểu.
–    Các sự việc khởi đầu: (1), (2)
–    Các sự việc phát triển: (3), (4)
–    Sự việc cao trào: (5)
–    Sự việc kết thúc: (6), (5)


b, Sự việc trong văn tự sự phải đảm bảo đi liền với các yếu tố như nhân vật, không gian, thời gian, nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Điều này được thể hiện rõ trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh:
Nhân vật bao gồm Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Mị Nương, Lạc Hầu
Không gian là Thành Phong Châu, núi Tản Viên và biển.
Thời gian là đời Hùng Vương thứ mười tám


Diễn biến:
Vua Hùng kén rể – Sơn Tinh và Thuỷ Tinh cầu hôn – Vua Hùng ra điều kiện – Sơn Tinh đến trước, lấy được Mị Nương – Thuỷ Tinh nổi giận – Sơn Tinh và Thuỷ Tinh giao chiến – Thuỷ Tinh thua – hằng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh.
Nguyên nhân: là Thuỷ Tinh không lấy được Mị Nương.
Kết thúc: Thuỷ Tinh thua hằng năm vẫn gây bão lụt đánh Sơn Tinh.

soan bai su viec va nhan vat trong van tu su


Các yếu tố này nhất thiết phải có thì truyện mới hấp dẫn, thú vị và hấp dẫn người đọc. Mối quan hệ chặt chẽ giữa các sự việc trong truyện tạo nên sự thống nhất, hợp lí, thể hiện được chủ đề của truyện để người đọc tiếp nhận truyện một cách dễ ràng.
c. Các sự việc, chi tiết được lựa chọn trong văn tự sự phải phù hợp với chủ đề và nội dung tư tưởng. Trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh các sự việc được chọn như Sơn Tinh là thần núi có tài chống lũ lụt, Thủy Tinh là người thù lâu nhớ dai nên hàng năm gây mưa bão để đánh Sơn Tinh.
Sự việc này nhằm lí giải các hiện tượng thiên tai hàng năm vào ước mong chế ngự của nhân dân.


2.    Nhân vật trong văn tự sự
a, Các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh: Vua Hùng , Mị Nương, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Lạc Hầu.
b, Trong văn tự sự được chia là nhân vật chính và nhân vật phụ.
Nhân vật chính được nhớ tới nhiều và thể hiện nội dung ý nghĩa câu chuyện. Nhân vật phụ được nhắc ít và để bổ sung cho nội dung câu chuyện được hoàn chỉnh hơn.
c, Nhận vật được biểu hiện bằng cách nói tên, giới thiệu tính cách con người, quê quán,…


II. Luyện tập
Câu 1:
Các sự việc trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:
Vua Hùng kén rể, thử tài, thách cưới
Sơn Tinh mang lễ đến trước và đón được Mị Nương về làm vợ.
Thủy Tinh đến sau không đón được Mị Nương tức giận dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng bị thua.
Hàng năm Thủy Tinh nhớ mối thù đều dâng nước đánh Sơn Tinh.
a, Vai trò và ý nghĩa của các nhân vật chính Sơn Tinh, Thủy Tinh: Hai nhân vật này nhằm lí giải cho hiện tương thiên tai lũ lụt hàng năm và khát vọng chế ngự được thiên tai của nhân dân ta.
b, Những sự việc chính thường gắn liền với các nhân vật chính để làm nổi bật với chủ đề của tác phẩm. Vì thế các sự việc tóm tắt cho toàn bộ nội dung và ý nghĩa câu truyện. Như vậy trong văn tự sự cần phải chú trọng các sự việc chính và nhân vật chính.
c, Người kể thiện cảm với Sơn Tinh và Vua Hùng vì hai người này là người tài giỏi, biết quan tâm tới nhân dân. Vua Hùng biết chọn người tài. Sơn Tinh có công chế ngự thiên tai.


Câu 2:
a, Các nhân vật được kể: Sơn Tinh, Thủy Tinh, Vua Hùng, Mị Nương.
Các nhân vật chính: Sơn Tinh, Thủy Tinh. Đây là hai nhân vật được nhắc đến nhiều nhất trong truyện.
b, Không thể đặt tên đấy cho câu chuyện bởi nó chỉ thể hiện được một phần câu chuyện. Các sự việc phải là do hai nhân vật chính thì câu chuyện mới có chủ đề và có ý nghĩa.


Câu 3:
•    Đầu tiên tưởng tượng sự việc chính
•    Nhân vật chính trong câu chuyện
•    Diễn biến câu chuyện
•    Kết quả cuối cùng
•    Mụch đích kể là gì? Ý nghĩa như thế nào?

 

0