05/02/2018, 11:20

Soạn bài Sự phát triển của từ vựng lớp 9 ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Sự phát triển của từ vựng trong chương trình Ngữ văn lớp 9 ngắn gọn Như các em đều biết “phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”, và ngay cả đối với tư vựng thì tiếng Việt cũng phát triển khá đa dạng. Hiện nay, tiếng việt chúng ta đã được phát triển rất đa dạng dựa trên cơ ...

Hướng dẫn soạn bài Sự phát triển của từ vựng trong chương trình Ngữ văn lớp 9 ngắn gọn Như các em đều biết “phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”, và ngay cả đối với tư vựng thì tiếng Việt cũng phát triển khá đa dạng. Hiện nay, tiếng việt chúng ta đã được phát triển rất đa dạng dựa trên cơ sở của từ nghĩa gốc. Trong phát triển nghĩa của từ có 2 phương thức chủ yếu là: phương thức hoán dụ và phương thức ẩn dụ. Và để tìm hiểu rõ hơn, trong bài viết này Vforum sẽ hướng dẫn các em soạn bài Sự phát triển của từ vựng trong chương trình Ngữ văn lớp 9 ngắn gọn. Câu 1: Từ chân trong các câu sau là từ nhiều nghĩa. Hãy xác định: Ở câu nào, từ chân dùng với nghĩa gốc. Ở câu nào, từ chân được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ. Ở câu nào, từ chân được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ. a. Đề huề lưng túi gió trăng, Sau chân theo một vài thằng con con. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) b. Năm em học sinh lớp 9A có chân trong đội tuyển của trường đi dự "Hội khoẻ Phù Đổng". c. Dù ai nói nga nói nghiêng, Thì ta vẫn vững như kiềng ba chân. (Ca dao) d. Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) Trả lời: Từ chân dùng với nghĩa gốc: a => chỉ bộ phận cơ thể. Từ chân dùng với nghĩa chuyển: b, c, d => b: phương thức hoán dụ, c – d: phương thức ẩn dụ. Câu 2: Từ điển tiếng Việt (Sđd) định nghĩa từ trà như sau: Trà: búp hoặc lá cây chè đã sao, đã chế biến, để pha nước uống. Pha trà. Ấm trà ngon. Hết tuần trà. Dựa vào định nghĩa trên, hãy nêu nhận xét về nghĩa của từ trà trong những cách dùng như: trà a-ti-sô, trà hà thủ ô, trà sâm, trà linh chi, trà tâm sen, trà khổ qua (mướp đắng). Trả lời: Tất cả những từ trà trong các trường hợp trên đều được dùng nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ. Câu 3: Từ điển tiếng Việt (Sđd) nêu nghĩa gốc của từ đồng hồ như sau: Đồng hồ: dụng cụ đo giờ phút một cách chính xác. Đồng hồ đeo tay. Đồng hồ báo thức. Dựa vào những cách dùng như: đồng hồ điện, đồng hồ nước, đồng hồ xăng,... hãy nêu nghĩa chuyển của từ đồng hồ. Trả lời: Nghĩa chuyển của từ đồng hồ ở trên được dùng theo phương thức ẩn dụ. Đây là những dụng cụ đo chuyên dùng giống đồng hồ. Câu 4: Hãy tìm ví dụ để chứng minh rằng các từ hội chứng, ngân hàng, sốt, vua là những từ nhiều nghĩa. Trả lời: - Hội chứng:Nghĩa gốc: tập hợp nhiều bệnh, nhiều triệu chứng của bênh. (hội chứng viêm đường hô hấp, hội chứng down, …) Nghĩa chuyển: tập hợp các hiện tượng, sự việc trong xã hội mà xuất hiện ở nhiều nơi khác nhau. (hội chứng người nghiện facebook, hội chứng thích ở một mình, …) - Ngân hàng:Nghĩa gốc: là một tổ chức về kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và quản lí tiền tệ. (Ngân hàng Agribank, Ngân hàng Vietcombank, …) Nghĩa chuyển: tập hợp, lưu trữ các dữ liệu dùng để tra cứu, sử dụng. (ngân hàng huyết tương, ngân hàng máu, …) - Sốt:Nghĩa gốc: bị đau, người nóng hơn 37 độ. Nghĩa chuyển: một hiện tượng, sự việc, hàng hóa nào đó trở nên khan hiếm, tăng giá đột ngột trong một thời điểm. (cơn sốt vàng, cơn sốt săn đồ cũ, cơn sốt mua giày hiệu, …) Câu 5: Đọc hai câu thơ sau: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. (Viễn Phương, Viếng lăng Bác) Từ mặt trời trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép tu từ từ vựng nào? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không? Vì sao? Trả lời: - Sử dụng phép tu từ từ vựng ẩn dụ. Đây không phải là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa, mà ở đây chỉ là chuyển nghĩa tạm thời, nghĩa là từ vựng này chỉ có giá trị trong hoàn cảnh đó Trên đây là bài soạn Sự phát triển của từ vựng, trong bài học này các em cần nắm kỹ các kiến thức chủ chốt của bài, đó là biết phân biệt được hai phương thức chủ yếu để phát triển từ vựng. Hi vọng bài soạn trên đã cung cấp đầy đủ kiến thức cho các em. Hẹn gặp lại và chúc các em học tốt. Xem thêm: Soạn bài Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp lớp 9 ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Sự phát triển của từ vựng trong chương trình Ngữ văn lớp 9 ngắn gọn

Như các em đều biết “phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”, và ngay cả đối với tư vựng thì tiếng Việt cũng phát triển khá đa dạng. Hiện nay, tiếng việt chúng ta đã được phát triển rất đa dạng dựa trên cơ sở của từ nghĩa gốc. Trong phát triển nghĩa của từ có 2 phương thức chủ yếu là: phương thức hoán dụ và phương thức ẩn dụ. Và để tìm hiểu rõ hơn, trong bài viết này Vforum sẽ hướng dẫn các em soạn bài Sự phát triển của từ vựng trong chương trình Ngữ văn lớp 9 ngắn gọn.

Câu 1: Từ chân trong các câu sau là từ nhiều nghĩa. Hãy xác định:
  • Ở câu nào, từ chân dùng với nghĩa gốc.
  • Ở câu nào, từ chân được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.
  • Ở câu nào, từ chân được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ.
a. Đề huề lưng túi gió trăng,
Sau chân theo một vài thằng con con.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
b. Năm em học sinh lớp 9A có chân trong đội tuyển của trường đi dự "Hội khoẻ Phù Đổng".
c. Dù ai nói nga nói nghiêng,
Thì ta vẫn vững như kiềng ba chân.
(Ca dao)
d. Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Trả lời:
Từ chân dùng với nghĩa gốc: a => chỉ bộ phận cơ thể.
Từ chân dùng với nghĩa chuyển: b, c, d => b: phương thức hoán dụ, c – d: phương thức ẩn dụ.

Câu 2: Từ điển tiếng Việt (Sđd) định nghĩa từ trà như sau:
Trà: búp hoặc lá cây chè đã sao, đã chế biến, để pha nước uống. Pha trà. Ấm trà ngon. Hết tuần trà.
Dựa vào định nghĩa trên, hãy nêu nhận xét về nghĩa của từ trà trong những cách dùng như: trà a-ti-sô, trà hà thủ ô, trà sâm, trà linh chi, trà tâm sen, trà khổ qua (mướp đắng).
Trả lời:
Tất cả những từ trà trong các trường hợp trên đều được dùng nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.

Câu 3: Từ điển tiếng Việt (Sđd) nêu nghĩa gốc của từ đồng hồ như sau:
Đồng hồ: dụng cụ đo giờ phút một cách chính xác. Đồng hồ đeo tay. Đồng hồ báo thức.
Dựa vào những cách dùng như: đồng hồ điện, đồng hồ nước, đồng hồ xăng,... hãy nêu nghĩa chuyển của từ đồng hồ.
Trả lời:
Nghĩa chuyển của từ đồng hồ ở trên được dùng theo phương thức ẩn dụ. Đây là những dụng cụ đo chuyên dùng giống đồng hồ.

Câu 4: Hãy tìm ví dụ để chứng minh rằng các từ hội chứng, ngân hàng, sốt, vua là những từ nhiều nghĩa.
Trả lời:
- Hội chứng:
  • Nghĩa gốc: tập hợp nhiều bệnh, nhiều triệu chứng của bênh. (hội chứng viêm đường hô hấp, hội chứng down, …)
  • Nghĩa chuyển: tập hợp các hiện tượng, sự việc trong xã hội mà xuất hiện ở nhiều nơi khác nhau. (hội chứng người nghiện facebook, hội chứng thích ở một mình, …)
- Ngân hàng:
  • Nghĩa gốc: là một tổ chức về kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và quản lí tiền tệ. (Ngân hàng Agribank, Ngân hàng Vietcombank, …)
  • Nghĩa chuyển: tập hợp, lưu trữ các dữ liệu dùng để tra cứu, sử dụng. (ngân hàng huyết tương, ngân hàng máu, …)
- Sốt:
  • Nghĩa gốc: bị đau, người nóng hơn 37 độ.
  • Nghĩa chuyển: một hiện tượng, sự việc, hàng hóa nào đó trở nên khan hiếm, tăng giá đột ngột trong một thời điểm. (cơn sốt vàng, cơn sốt săn đồ cũ, cơn sốt mua giày hiệu, …)

Câu 5: Đọc hai câu thơ sau:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
(Viễn Phương, Viếng lăng Bác)
Từ mặt trời trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép tu từ từ vựng nào? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không? Vì sao?
Trả lời:
- Sử dụng phép tu từ từ vựng ẩn dụ. Đây không phải là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa, mà ở đây chỉ là chuyển nghĩa tạm thời, nghĩa là từ vựng này chỉ có giá trị trong hoàn cảnh đó

Trên đây là bài soạn Sự phát triển của từ vựng, trong bài học này các em cần nắm kỹ các kiến thức chủ chốt của bài, đó là biết phân biệt được hai phương thức chủ yếu để phát triển từ vựng. Hi vọng bài soạn trên đã cung cấp đầy đủ kiến thức cho các em. Hẹn gặp lại và chúc các em học tốt.

Xem thêm:
0