05/02/2018, 11:20

Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí lớp 9 ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí trong chương trình Ngữ Văn 9 ngắn gọn Hình ảnh minh họa về cuộc điều binh thần tốc ra đánh đuổi quân Thanh của vua Quang Trung Ở bài học trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu một bài thể loại tùy bút nổi tiếng Chuyện củ trong phủ chúa Trịnh. Và ngày hôm ...

Hướng dẫn soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí trong chương trình Ngữ Văn 9 ngắn gọn Hình ảnh minh họa về cuộc điều binh thần tốc ra đánh đuổi quân Thanh của vua Quang Trung Ở bài học trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu một bài thể loại tùy bút nổi tiếng Chuyện củ trong phủ chúa Trịnh. Và ngày hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp một thể loại mới qua tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí. Tác phẩm này viết theo thể loại chí, nội dung của bài này đã mang đến một hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ và thất bại thảm hại của bọn ngoại xâm cùng lũ vua quan phản quốc. Bài viết dưới đây Vforum sẽ hướng dẫn các em soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí một cách ngắn gọn nhất. Câu 1: Tìm đại ý và bố cục đoạn trích. Bố cục chia là 3 phần:Phần 1: từ đầu … “năm Mậu Thân 1788”: Nghe tin quân Thanh xâm lược đánh chiến thành Thăng Long, anh hùng Nguyễn Huệ lên ngôi vương, tự mình cùng đoàn quân tiến ra Bắc dẹp giặc. Phần 2: tiếp theo … “rồi kéo vào thành …”: Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng của Quang Trung làm cho quân giặc bất ngờ, hoảng loạn. Phần 3: còn lại: Thất bại thảm hại của giặc phương Bắc và của vua Lê Chiêu Thống. Câu 2: Qua đoạn trích tác phẩm, em cảm nhận hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ như thế nào? Theo em, nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút tác giả khi tạo dựng hình ảnh người anh hùng dân tộc này? Trả lời:Qua đoạn trích, em cảm nhận hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung: thông minh, mạnh mẽ, quyết đoán, biết dùng người, có tài điều binh, đầy mưu lược, … Nguồn cảm hứng giúp đã giúp cho tác giả tạo dựng người anh hùng dân tộc Quang Trung đó là mặc dù tác giả là thuộc hạ của triều Lê, nhưng nhận thấy được những phẩm chất của Quang Trung và lòng yêu nước thương dân của người anh hùng này, khiến cho chính tác giả cũng phải khâm phục, ca ngợi. Câu 3: Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước, hại dân đã được miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì về lối văn trần thuật ở đây? Trả lời: Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh: - Tôn Sĩ Nghị: sợ mất mật, ngựa không kịp … qua cầu phao. - Quân lính: “run rời sợ hãi, xéo lên nhau mà chết.”, “quân sĩ các doanh nghe tin hoảng hồn … rơi xuống sông … không chạy được nữa …” Số phận bi đát của vua Lê Chiêu Thống: - Đặt lợi ích của dòng họ lên trên, mà trở thành kẻ phản nước. - Nhục nhã trước quân xâm lược. - “chạy bán sống bán chết … mấy ngày không ăn” Câu 4: Nêu nhận xét về nghệ thuật trần thuật của đoạn trích này. Trả lời: Nghệ thuật trần thuật của đoạn trích này thể hiện ở việc diễn tả hai cảnh tháo chạy: một của quân tướng nhà Thanh và một còn lại của vua Lê Chiêu Thống. Với cảnh bỏ chạy của quân tướng nhà Thanh, tác giả thể hiện sự hả hê, mãn nguyện. Còn với cảnh bỏ chạy của vua Lê Chiêu Thống đó là sự chua xót, ngậm ngùi trước ông vua bất tài của đất nước mình. Trên đây là bài soạn Hoàng Lê nhất thống chí, qua bài viết này, các em đã thấy được sự tài tình của vị vua Quang Trung, bên cạnh đó cũng cho thấy một bộ mặt trước đây của đất nước rơi vào tay của những kẻ bất tài, vô dụng. Hi vọng bài soan trên đã cung cấp đầy đủ kiến thức cho các em. Hẹn gặp lại các em trong những bài viết sau. Xem thêm: Soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh lớp 9 ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí trong chương trình Ngữ Văn 9 ngắn gọn

Hình ảnh minh họa về cuộc điều binh thần tốc ra đánh đuổi quân Thanh của vua Quang Trung

Ở bài học trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu một bài thể loại tùy bút nổi tiếng Chuyện củ trong phủ chúa Trịnh. Và ngày hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp một thể loại mới qua tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí. Tác phẩm này viết theo thể loại chí, nội dung của bài này đã mang đến một hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ và thất bại thảm hại của bọn ngoại xâm cùng lũ vua quan phản quốc. Bài viết dưới đây Vforum sẽ hướng dẫn các em soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí một cách ngắn gọn nhất.

Câu 1: Tìm đại ý và bố cục đoạn trích.
Bố cục chia là 3 phần:
  • Phần 1: từ đầu … “năm Mậu Thân 1788”: Nghe tin quân Thanh xâm lược đánh chiến thành Thăng Long, anh hùng Nguyễn Huệ lên ngôi vương, tự mình cùng đoàn quân tiến ra Bắc dẹp giặc.
  • Phần 2: tiếp theo … “rồi kéo vào thành …”: Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng của Quang Trung làm cho quân giặc bất ngờ, hoảng loạn.
  • Phần 3: còn lại: Thất bại thảm hại của giặc phương Bắc và của vua Lê Chiêu Thống.

Câu 2: Qua đoạn trích tác phẩm, em cảm nhận hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ như thế nào? Theo em, nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút tác giả khi tạo dựng hình ảnh người anh hùng dân tộc này?
Trả lời:
  • Qua đoạn trích, em cảm nhận hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung: thông minh, mạnh mẽ, quyết đoán, biết dùng người, có tài điều binh, đầy mưu lược, …
  • Nguồn cảm hứng giúp đã giúp cho tác giả tạo dựng người anh hùng dân tộc Quang Trung đó là mặc dù tác giả là thuộc hạ của triều Lê, nhưng nhận thấy được những phẩm chất của Quang Trung và lòng yêu nước thương dân của người anh hùng này, khiến cho chính tác giả cũng phải khâm phục, ca ngợi.

Câu 3: Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước, hại dân đã được miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì về lối văn trần thuật ở đây?
Trả lời:
Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh:
- Tôn Sĩ Nghị: sợ mất mật, ngựa không kịp … qua cầu phao.
- Quân lính: “run rời sợ hãi, xéo lên nhau mà chết.”, “quân sĩ các doanh nghe tin hoảng hồn … rơi xuống sông … không chạy được nữa …”
Số phận bi đát của vua Lê Chiêu Thống:
- Đặt lợi ích của dòng họ lên trên, mà trở thành kẻ phản nước.
- Nhục nhã trước quân xâm lược.
- “chạy bán sống bán chết … mấy ngày không ăn”

Câu 4: Nêu nhận xét về nghệ thuật trần thuật của đoạn trích này.
Trả lời:
Nghệ thuật trần thuật của đoạn trích này thể hiện ở việc diễn tả hai cảnh tháo chạy: một của quân tướng nhà Thanh và một còn lại của vua Lê Chiêu Thống. Với cảnh bỏ chạy của quân tướng nhà Thanh, tác giả thể hiện sự hả hê, mãn nguyện. Còn với cảnh bỏ chạy của vua Lê Chiêu Thống đó là sự chua xót, ngậm ngùi trước ông vua bất tài của đất nước mình.

Trên đây là bài soạn Hoàng Lê nhất thống chí, qua bài viết này, các em đã thấy được sự tài tình của vị vua Quang Trung, bên cạnh đó cũng cho thấy một bộ mặt trước đây của đất nước rơi vào tay của những kẻ bất tài, vô dụng. Hi vọng bài soan trên đã cung cấp đầy đủ kiến thức cho các em. Hẹn gặp lại các em trong những bài viết sau.

Xem thêm:
0