24/05/2017, 14:12

Soạn bài Tấm Cám văn 10

Đề bài: Soạn bài Tấm Cám I. tìm hiểu chung 1. khái niệm truyện cổ tích – Truyện cổ tích: là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật. Đây là loại truyện ngắn, chủ yếu kể về các nhân vật ...

Đề bài: Soạn bài Tấm Cám I. tìm hiểu chung 1. khái niệm truyện cổ tích – Truyện cổ tích: là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật. Đây là loại truyện ngắn, chủ yếu kể về các nhân vật dân gian hư cấu, như tiên, yêu tinh, thần tiên, quỷ, người lùn, người khổng lồ, người cá, hay thần giữ của, và thường là có phép thuật, hay bùa mê. – Hoặc ...

Đề bài: Soạn bài Tấm Cám
I.    tìm hiểu chung
1.    khái niệm truyện cổ tích

–    Truyện cổ tích: là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật. Đây là loại truyện ngắn, chủ yếu kể về các nhân vật dân gian hư cấu, như tiên, yêu tinh, thần tiên, quỷ, người lùn, người khổng lồ, người cá, hay thần giữ của, và thường là có phép thuật, hay bùa mê.
–    Hoặc là những truyện truyền miệng dân gian kể lại những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như nhân vật tài giỏi , nhân vật dũng sĩ, người mồ côi, người em út, người con riêng, người nghèo khổ, người có hình dạng xấu xí, người thông minh, người ngốc nghếch và cả những câu chuyện kể về các con vật nói năng và hoạt động như con người.

2.    Đặc điểm truyện cổ tích

–    Mang yếu tố hư cấu
–    Thể hiện nội dung tư tưởng đạo lý của con người Việt Nam ta như ở hiền gặp lành…
–    Truyện có tích thường có cái kết có hậu kẻ xấu bị trừng trị, người thiện được sống hạnh phúc
3.    Tác phẩm tấm cám
a.    Thuộc thể loại truyện cố tích thần kỳ
b.    Bố cục: 2 phần
–    Phần 1: từ đầu đến mẹ con Cám: mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám
–    Phần 2: còn lại: những lần biến hóa của Tấm và cuộc đấu tranh tìm lại hạnh phúc

II.    Tìm hiểu chi tiết
1.    Nhân vật cô Tấm

–    Xuất thân: trước kia Tấm có một cuộc sống hạnh phúc với cha và mẹ mình nhưng kể từ khi mẹ mất cha lấy vợ hai thì cuộc sống của Tấm rơi vào khó khăn tủi phận
•    Tuy nhiên Tấm vẫn rất nghe lời và không kêu ca nửa lời, nhưng sau đó cha Tấm lại qua đời cuộc sống của Tấm lại càng ngột thở vì sự chèn ép đè nén của mẹ con bà gì ghẻ
•    Tấm có cô em là Cám cũng gian xảo và ác độc không thua kém gì mẹ

->   Là một người con gái hiền lành và rất mực thương yêu gia đình
–    Khi lớn lên:
•    Mâu thuẫn liên tục xảy ra với mẹ con nhà Cám
•    Gì ghẻ lúc nào cũng tạo điều kiện để phạt Tấm
•    Có một lần sai hai chị em tấm Cám đi mò cua và hứa là sẽ thưởng yếm đào khi ai bắt được nhiều tép hơn
•    Tấm mãi miết xúc tép đến chiều thì bị cám lừa mất cướp công, may sao có bụt hiện lên và còn sót con bống cho nàng về nuôi dưới giếng
•    Đến kì chơi hội tấm cũng muốn đi thì bà gì ghẻ làm khó đổ thóc gạo lẫn nhau bắt Tấm nhặt sạch mới được đi
•    May sao có bụt giúp tấm trở thành hoàng hậu
–    Cuộc đấu tranh để tìm lại hạnh phúc
•    Tấm về ăn giỗ bố thì bị mụ gì ghẻ chặt cây cau giết Tấm
•    Sau đó nàng biến thành một con chim vàng anh, rồi cây xoan đào, rồi lại cây thị -> sức sống mãnh liệt để tìm lại hạnh phúc của mình
•    Và cuối cùng nàng cũng được nhà vua tìm lại và sống một cuộc sống hạnh phúc
->    Nàng tượng trưng cho những điều thiện của cuộc sống, ở hiền thì sẽ gặp lành. Nàng không chỉ là một người con hiếu thảo biết nghe lời mà nàng còn là một người có ý chí  sống mạnh mẽ

soan bai tam cam

2.    Nhân vật mẹ con nhà Cám

–    Ác ngay từ đầu, lừa bịp tấm bắt Tấm làm nhiều việc, đối sử vô cùng tệ bạc
–    Thấy Tấm được sung sướng thì không bằng lòng nên đã hại Tấm
–    Không những thế mà còn giết tấm hết lần này đến lần khác
–    Cuối cùng thì tội ác cũng bị trừng trị bằng một cái chết đau đớn, khi Cám chết vì nước nóng còn mẹ Cám thì chết vì nhìn thấy con của mình. Hành độn trừng trị của Tấm dành cho mẹ con Cám thể hiện quan niệm ác giả ác báo

3.    Nhân vật ông bụt

–    Là nhân vật chức năng được nhà văn trao cho quyền làm cho con người hiền lành được hạnh phúc

III.    Tổng kết

–    Qua những yếu tố kì ảo, và câu chuyện nhiều điểm hư cấu tác giả dân gian muốn thể hiện quan niệm ở hiền gặp lành ác giả ác báo
–    Nghệ thuật: hư cấu, yếu tố kì ảo, câu chuyện hấp dẫn…

0