05/02/2018, 09:51

Soạn bài Một thứ quà của lúa non - Cốm lớp 7 ngắn gọn - Thạch Lam

Hướng dẫn các bạn soạn bài Một thứ quà của lúa non: Cốm của Thạch Lam trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 7 ngắn gọn đơn giản Cốm – Món ăn đặc sản của làng quê Việt Nam Thạch Lam (1910 – 1942), tên thật là Nguyễn Tường Lân, những bài viết của ông thường đi chuyên sâu, khai thác về mặt cảm xúc ...

Hướng dẫn các bạn soạn bài Một thứ quà của lúa non: Cốm của Thạch Lam trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 7 ngắn gọn đơn giản Cốm – Món ăn đặc sản của làng quê Việt Nam Thạch Lam (1910 – 1942), tên thật là Nguyễn Tường Lân, những bài viết của ông thường đi chuyên sâu, khai thác về mặt cảm xúc của con người. Với tác phẩm Một thứ quà của lúa non: Cốm, Thạch Lam đã thể hiện được những tình cảm, tâm trạng của mình về cuộc sống hiện tại của mình. Và Trong bài này vforum sẽ hướng dẫn bạn soạn bài Một thứ quà của lúa non: Cốm một cách ngắn gọn nhất. Câu 1: Bài tùy bút này nói về cái gì? Để nói về đối tượng ấy tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào? Phương thức nào là chủ yếu? Bài văn có mấy đoạn? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì? Trả lời:Bài tùy bút nói về một món ăn dân dã, rất quen thuộc ở Hà Nội, đó là Cốm. Trong bài tùy bút này, tác giả đã bày tỏ tình cảm bằng nhiều phương thức như: miêu tả, thuyết minh, bình luận và biểu cảm. Nhưng chủ yếu vẫn là phương thức biểu cảm. Câu 2: Đọc đoạn văn từ đầu đến "trong sạch của Trời" và cho biết: Tác giả mở đầu bài viết về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết nào? Những cảm giác ấn tượng nào của tác giả đã tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn? Trả lời: Hai hình ảnh và chi tiết mà tác giả đã bắt đầu bài viết về cốm đó là: Hương thơm của lá sen trong làn gió mùa hạ, hương thơm ấy gợi nhắc đến hương vị của cốm - một thứ quà đặc biệt của lúa non. Hương thơm mát của lúa non và những hạt thóc nếp mang trong hương vị của ngàn hoa Những cảm giác ấn tượng mà tác giả đã tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn đó là: Hương thơm của lá sen. Mùi lúa non. Cái vỏ xanh xanh. Câu 3: Tác giả đã nhận xét như thế nào về tục lệ dùng hồng, cốm làm đồ sêu tết của nhân dân ta? Sự hòa hợp tương xứng của hai thứ ấy đã được phân tích trên những phương diện nào? Trả lời: Tục lệ dùng hồng, cốm làm đồ sêu tết được tác giả nhận xét: mộc mạc, giản dị, đậm chất đồng quê Việt Nam, bên cạnh đó những món này cũng giống như biểu tượng cho đất nước Việt Nam chúng ta – xứ sở nông nghiệp lúa nước. Sự hòa hợp của hai thứ ấy đã đượ tác giả phân tích trên 2 phương diện: hương vị và màu sắc Với hương vị, thanh đạm và ngọt sắc. Còn màu sắc: màu ngọc thạch với màu ngọc lựu già. Câu 4: “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam”. Em có cảm nhận như thế nào về nhận xét đó của tác giả? Trả lời: Sự cảm nhận tinh tế của tác giả đã thể hiện qua câu phân tích trên. Cốm – một món quà độc đáo, đậm chất hương vị làng quê. Món ăn này thực sự giản dị, thanh tao, khi ăn chúng ta có thể cảm nhận được đây là những mồ hôi công sức của những người nông dân Việt Nam, ngày đêm làm việc để tạo ra được một “thứ qua độc đáo” đến như vậy. Câu 5: Đoạn sau của bài văn (từ không phải là thức quà của người ăn vội đến hết”) bàn về sự thưởng thức cốm. Sự tinh tế và thái độ trân trọng của tác giả đối với việc thưởng thức một món quà bình dị đã được thể hiện như thế nào? Trả lời: Với đoạn sau cùng, Thạch Lam như muốn nói đến cách để cảm nhận hết những tinh hoa của món ăn bình dị Cốm này. Thong thả, ngẫm nghĩ khi ăn những miếng cốm vào, chúng ta sẽ thấy được vị ngon, vị ngọt của cốm mang lại thật lạ lẫm, bình dị. Xem thêm: Soạn bài Làm thơ lục bát lớp 7 ngắn gọn

Hướng dẫn các bạn soạn bài Một thứ quà của lúa non: Cốm của Thạch Lam trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 7 ngắn gọn đơn giản


Cốm – Món ăn đặc sản của làng quê Việt Nam

Thạch Lam (1910 – 1942), tên thật là Nguyễn Tường Lân, những bài viết của ông thường đi chuyên sâu, khai thác về mặt cảm xúc của con người. Với tác phẩm Một thứ quà của lúa non: Cốm, Thạch Lam đã thể hiện được những tình cảm, tâm trạng của mình về cuộc sống hiện tại của mình. Và Trong bài này vforum sẽ hướng dẫn bạn soạn bài Một thứ quà của lúa non: Cốm một cách ngắn gọn nhất.

Câu 1: Bài tùy bút này nói về cái gì? Để nói về đối tượng ấy tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào? Phương thức nào là chủ yếu? Bài văn có mấy đoạn? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì?
Trả lời:
  • Bài tùy bút nói về một món ăn dân dã, rất quen thuộc ở Hà Nội, đó là Cốm.
  • Trong bài tùy bút này, tác giả đã bày tỏ tình cảm bằng nhiều phương thức như: miêu tả, thuyết minh, bình luận và biểu cảm. Nhưng chủ yếu vẫn là phương thức biểu cảm.

Câu 2: Đọc đoạn văn từ đầu đến "trong sạch của Trời" và cho biết:

  • Tác giả mở đầu bài viết về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết nào?
  • Những cảm giác ấn tượng nào của tác giả đã tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn?
Trả lời:
Hai hình ảnh và chi tiết mà tác giả đã bắt đầu bài viết về cốm đó là:
  • Hương thơm của lá sen trong làn gió mùa hạ, hương thơm ấy gợi nhắc đến hương vị của cốm - một thứ quà đặc biệt của lúa non.
  • Hương thơm mát của lúa non và những hạt thóc nếp mang trong hương vị của ngàn hoa
Những cảm giác ấn tượng mà tác giả đã tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn đó là:
Hương thơm của lá sen.
Mùi lúa non.
Cái vỏ xanh xanh.

Câu 3: Tác giả đã nhận xét như thế nào về tục lệ dùng hồng, cốm làm đồ sêu tết của nhân dân ta? Sự hòa hợp tương xứng của hai thứ ấy đã được phân tích trên những phương diện nào?
Trả lời:
  • Tục lệ dùng hồng, cốm làm đồ sêu tết được tác giả nhận xét: mộc mạc, giản dị, đậm chất đồng quê Việt Nam, bên cạnh đó những món này cũng giống như biểu tượng cho đất nước Việt Nam chúng ta – xứ sở nông nghiệp lúa nước.
  • Sự hòa hợp của hai thứ ấy đã đượ tác giả phân tích trên 2 phương diện: hương vị và màu sắc
  • Với hương vị, thanh đạm và ngọt sắc.
  • Còn màu sắc: màu ngọc thạch với màu ngọc lựu già.

Câu 4: “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam”. Em có cảm nhận như thế nào về nhận xét đó của tác giả?
Trả lời:
Sự cảm nhận tinh tế của tác giả đã thể hiện qua câu phân tích trên. Cốm – một món quà độc đáo, đậm chất hương vị làng quê. Món ăn này thực sự giản dị, thanh tao, khi ăn chúng ta có thể cảm nhận được đây là những mồ hôi công sức của những người nông dân Việt Nam, ngày đêm làm việc để tạo ra được một “thứ qua độc đáo” đến như vậy.

Câu 5: Đoạn sau của bài văn (từ không phải là thức quà của người ăn vội đến hết”) bàn về sự thưởng thức cốm. Sự tinh tế và thái độ trân trọng của tác giả đối với việc thưởng thức một món quà bình dị đã được thể hiện như thế nào?
Trả lời:
Với đoạn sau cùng, Thạch Lam như muốn nói đến cách để cảm nhận hết những tinh hoa của món ăn bình dị Cốm này. Thong thả, ngẫm nghĩ khi ăn những miếng cốm vào, chúng ta sẽ thấy được vị ngon, vị ngọt của cốm mang lại thật lạ lẫm, bình dị.

Xem thêm:
0