05/02/2018, 09:50

Soạn bài Bài ca nhà tranh bị gió thu tàn phá lớp 7 ngắn gọn - Đỗ Phủ

Hướng dẫn các bạn soạn bài Bài ca nhà tranh bị gió thu tàn phá của Đỗ Phủ trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 7 ngắn gọn đơn giản Đỗ Phủ - Nhà thơ tuy tài hoa nhưng suốt cuộc đời phải sống trong đau khổ, bệnh tật Đỗ Phủ (712 – 770) là nhà thơ nổi tiếng người Tứ Xuyên, Trung Quốc. Cả cuộc đời ...

Hướng dẫn các bạn soạn bài Bài ca nhà tranh bị gió thu tàn phá của Đỗ Phủ trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 7 ngắn gọn đơn giản Đỗ Phủ - Nhà thơ tuy tài hoa nhưng suốt cuộc đời phải sống trong đau khổ, bệnh tật Đỗ Phủ (712 – 770) là nhà thơ nổi tiếng người Tứ Xuyên, Trung Quốc. Cả cuộc đời của ông sống trong khổ đau, bệnh tật. Tuy nhiên, ông vẫn đóng góp cho nền văn học Trung Hoa nhiều tác phẩm giá trị. Một trong số đó phải kể đến Bài ca nhà tranh bị gió thu tàn phá, bài thơ ra đời trong bối cảnh căn nhà mà ông mới chuyển đến bất ngờ bị đánh sập nát bởi cơn gió thu. Và Trong bài này vforum sẽ hướng dẫn bạn soạn bài Bài ca nhà tranh bị gió thu tàn phá một cách ngắn gọn nhất. Câu 1: Tìm hiểu và phân tích bố cục của bài thơ. Bài thơ gồm mấy phần? Hãy chỉ ra ranh giới giữa các phần. Sự việc, cảnh vật được kể và tả theo một trình tự chặt chẽ như thế nào? Thống kê số câu của mỗi phần và thử lí giải vì sao có phần dài phần ngắn phần cuối có số chữ nhiều hơn các phần khác? Trả lời: Bài thơ gồm 4 khổ dược chia làm 4 phần:Phần 1: Ngôi nhà bị gió thu tàn phá Phần 2: đám trẻ cướp tranh, Đỗ Phủ đành quay về mà trong lòng ấm ức. Phần 3: Nỗi khổ của Đỗ Phủ và gia đình trong đêm mưa gió. Phần 4: Nỗi niềm hi vọng, mơ ước của Đỗ Phủ về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn. Số câu mỗi phần: Khổ 1 + 2 + 4: 5 câu Khổ 3: 8 câu Khổ 3 nhiều hơn so với các khổ còn lại bởi trong khổ 3 này, tác giả muốn miêu tả rõ hơn, chi tiết hơn về gia đình và mình khi phải chống chọi trong cơn mưa. Còn khổ 4 có câu thơ dài hơn vì tác giả đã bày tỏ hết những tâm tư, tình cảm, ước muốn của mình vào trong những câu thơ ấy. Câu 2: Kẻ lại bảng sau và đánh dấu X vào ô mà em cho là hợp lí Trả lời: Câu 3: Những nỗi khổ nào của nhà thơ được đề cập trong bài thơ? Tác giả đã miêu tả và thể hiện sinh động , khúc chiết những nỗi khổ đau đó như thế nào? Trả lời: Trong bài thơ, tác giả đã kể rất nhiều những nổi khổ: Nỗi khổ về ngôi nhà bị gió cuốn sập. Nỗi khổ đau khi về tinh thần khi lũ trẻ con cướp tranh, Nỗi khổ khi trong mưa lạnh phải nằm chịu đựng, đằng sau đó Đỗ Phủ còn khổ tâm về nhân dân còn nghèo khổ. Câu 4: Giả sử không có 5 dòng thơ cuối thì ý nghĩa giá trị biểu cảm của bài thơ sẽ giảm đi như thế nào? Phân tích tình cảm cao quý của nhà thơ được biểu hiện qua phần cuối. Trả lời: Không chỉ giá trị biểu cảm bị giảm xuống khi không có 5 dòng thơ cuối, mà bên cạnh đó giá trị nhân văn, nhân đạo của bài thơ cũng sẽ mất đi. Qua 5 câu thơ cuối, em cảm nhận được ở Đỗ Phủ tấm lòng vị tha và giàu lòng nhân ái. Ông hầu như không còn lo tới cho chính bản thân mình, mà ông bận tâm cho bà con dân mình còn nghèo, và ông mong muốn thay đổi được thời thế loạn lạc này. Xem thêm: Soạn bài Từ trái nghĩa lớp 7 ngắn gọn

Hướng dẫn các bạn soạn bài Bài ca nhà tranh bị gió thu tàn phá của Đỗ Phủ trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 7 ngắn gọn đơn giản


Đỗ Phủ - Nhà thơ tuy tài hoa nhưng suốt cuộc đời phải sống trong đau khổ, bệnh tật




Đỗ Phủ (712 – 770) là nhà thơ nổi tiếng người Tứ Xuyên, Trung Quốc. Cả cuộc đời của ông sống trong khổ đau, bệnh tật. Tuy nhiên, ông vẫn đóng góp cho nền văn học Trung Hoa nhiều tác phẩm giá trị. Một trong số đó phải kể đến Bài ca nhà tranh bị gió thu tàn phá, bài thơ ra đời trong bối cảnh căn nhà mà ông mới chuyển đến bất ngờ bị đánh sập nát bởi cơn gió thu. Và Trong bài này vforum sẽ hướng dẫn bạn soạn bài Bài ca nhà tranh bị gió thu tàn phá một cách ngắn gọn nhất.

Câu 1: Tìm hiểu và phân tích bố cục của bài thơ.
  • Bài thơ gồm mấy phần? Hãy chỉ ra ranh giới giữa các phần. Sự việc, cảnh vật được kể và tả theo một trình tự chặt chẽ như thế nào?
  • Thống kê số câu của mỗi phần và thử lí giải vì sao có phần dài phần ngắn phần cuối có số chữ nhiều hơn các phần khác?
Trả lời:
Bài thơ gồm 4 khổ dược chia làm 4 phần:
  • Phần 1: Ngôi nhà bị gió thu tàn phá
  • Phần 2: đám trẻ cướp tranh, Đỗ Phủ đành quay về mà trong lòng ấm ức.
  • Phần 3: Nỗi khổ của Đỗ Phủ và gia đình trong đêm mưa gió.
  • Phần 4: Nỗi niềm hi vọng, mơ ước của Đỗ Phủ về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn.
Số câu mỗi phần:
Khổ 1 + 2 + 4: 5 câu
Khổ 3: 8 câu
  • Khổ 3 nhiều hơn so với các khổ còn lại bởi trong khổ 3 này, tác giả muốn miêu tả rõ hơn, chi tiết hơn về gia đình và mình khi phải chống chọi trong cơn mưa.
  • Còn khổ 4 có câu thơ dài hơn vì tác giả đã bày tỏ hết những tâm tư, tình cảm, ước muốn của mình vào trong những câu thơ ấy.

Câu 2: Kẻ lại bảng sau và đánh dấu X vào ô mà em cho là hợp lí

Trả lời:


Câu 3: Những nỗi khổ nào của nhà thơ được đề cập trong bài thơ? Tác giả đã miêu tả và thể hiện sinh động , khúc chiết những nỗi khổ đau đó như thế nào?
Trả lời:
Trong bài thơ, tác giả đã kể rất nhiều những nổi khổ:
Nỗi khổ về ngôi nhà bị gió cuốn sập.
Nỗi khổ đau khi về tinh thần khi lũ trẻ con cướp tranh,
Nỗi khổ khi trong mưa lạnh phải nằm chịu đựng, đằng sau đó Đỗ Phủ còn khổ tâm về nhân dân còn nghèo khổ.

Câu 4: Giả sử không có 5 dòng thơ cuối thì ý nghĩa giá trị biểu cảm của bài thơ sẽ giảm đi như thế nào? Phân tích tình cảm cao quý của nhà thơ được biểu hiện qua phần cuối.
Trả lời:
Không chỉ giá trị biểu cảm bị giảm xuống khi không có 5 dòng thơ cuối, mà bên cạnh đó giá trị nhân văn, nhân đạo của bài thơ cũng sẽ mất đi.
Qua 5 câu thơ cuối, em cảm nhận được ở Đỗ Phủ tấm lòng vị tha và giàu lòng nhân ái. Ông hầu như không còn lo tới cho chính bản thân mình, mà ông bận tâm cho bà con dân mình còn nghèo, và ông mong muốn thay đổi được thời thế loạn lạc này.

Xem thêm:
0