28/05/2017, 20:29

Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự lớp 10

Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự lớp 10 I. Đoạn văn trong văn bản tự sự _ Đoạn văn là bộ phận của văn bản. Trong văn bản tự sự thường có các câu nêu ý khái quát và các câu khác diễn đạt những ý cụ thể nhằm thuyết minh, miêu tả, giải thích, mở rộng…. _ Mỗi văn bản tự sự thường gồm nhiều ...

Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự lớp 10 I. Đoạn văn trong văn bản tự sự _ Đoạn văn là bộ phận của văn bản. Trong văn bản tự sự thường có các câu nêu ý khái quát và các câu khác diễn đạt những ý cụ thể nhằm thuyết minh, miêu tả, giải thích, mở rộng…. _ Mỗi văn bản tự sự thường gồm nhiều loại đoạn văn với những nhiệm vụ khác nhau: + Phần mở bài: Giới thiệu câu chuyện + Thân bài: Diễn biến sự việc + Kết bài: Kết thúc câu chuyện _ Nội dung ...

 

I.    Đoạn văn trong văn bản tự sự
_ Đoạn văn là bộ phận của văn bản. Trong văn bản tự sự thường có các câu nêu ý khái quát và các câu khác diễn đạt những ý cụ thể nhằm thuyết minh, miêu tả, giải thích, mở rộng….


_ Mỗi văn bản tự sự thường gồm nhiều loại đoạn văn với những nhiệm vụ khác nhau:
+ Phần mở bài: Giới thiệu câu chuyện
+ Thân bài: Diễn biến sự việc
+ Kết bài: Kết thúc câu chuyện
_ Nội dung của mỗi đoạn văn tuy khác nhau nhưng đều có chung nhiệm vụ là thể hiện chủ đề và ý nghĩa của văn bản.

 

II.    Cách viết đoạn văn trong văn bản tự sự
1.a. Đoạn văn trên đã thể hiện được đúng dự kiến của nhà văn. Nội dung chủ yếu của đoạn văn là sự ngợi ca vẻ đẹp cũng như sự hào hùng của rừng xà nu. Đây cũng chính là biểu tượng cho sự bất khuất, anh dũng của con người Tây Nguyên đại ngàn.


Tuy nhiên, ta cũng có thể thấy ở mỗi đoạn lại được nhà văn xây dựng những nét rất riêng:
+ Đoạn mở đầu: Rừng xà nu hiện lên với sức sống quật cường, mạnh mẽ trước mưa bom, bão đạn của kẻ thù.
+ Đoạn kết: Khẳng định sức vươn lên mạnh mẽ của những cây xà nu non cũng như sức mạnh đoàn kết của cả rừng xà nu.

soan bai luyen tap viet doan van tu su

 

b. Qua đoạn văn của nhà văn Nguyên Ngọc, ta có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm như sau:
+Cần hình thành được những ý tưởng, dự kiến trước nội dung cho bài văn mình xây dựng.
+ Mỗi đoạn văn cần có sự liên kết đối với chủ đề chung, nhằm làm nổi bật chủ đề chung, tránh lan man vào những vấn đề không trọng tâm.

 

2.  Không thể coi đây là đoạn văn trong văn bản tự sự. Vì ở đây các đoạn văn đều đang viết dở dang:
+ Đoạn đầu: Mở đầu cho câu chuyện
+ Phần thân bài: là đoạn trung tâm của truyện nhưng chưa được viết rõ ý
+ Phần cuối thuộc đoạn kết

 

0